Deloitte: Năm 2023, các công ty công nghệ phát huy nhiều giá trị trên thị trường IPO
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2022, số thương vụ IPO thành công của Việt Nam thấp nhất Đông Nam ÁF88 huy động được 47 triệu USD, dự kiến IPO vào năm 2024Hoạt động IPO “thu hút” nhà đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏTheo ictvietnam.vn, đó chính là một phần nội dung được thể hiện, đánh giá trong báo cáo về thị trường IPO ở Đông Nam Á bởi Tổ chức mạng lưới các hãng thành viên trên toàn cầu (Deloitte) vừa mới công bố.
Trong báo cáo cho biết, những tiềm năng tăng trưởng cũng sẽ mở ra các cơ hội thuận lợi, thị trường này đang điều chỉnh lại từ tư duy phòng, chống thời dịch bệnh COVID-19 chuyển sang trạng thái bình thường.
Đáng chú ý, các công ty, doanh nghiệp đa ngành nghề, lĩnh vực dù có thể đang được định giá trị hiện tại thể thấp hơn đối với những công ty công nghệ, tuy nhiên về cơ bản những công ty có nền tảng kinh doanh vững chắc, có thể chứng minh được khả năng sinh lời thì vẫn có thể đạt được định giá thị trường tối ưu, khai thác những lợi ích của thị trường vốn.
Chi tiết hơn, những đánh giá do Deloitte nghiên cứu được thực hiện tập trung nghiên cứu về tổng quan thị trường IPO của 6 quốc gia, bao gồm: Thái Lan; Indonesia; Malaysia; Singapore; Philippines; Việt Nam.
Nổi bật trong 6 quốc gia này, thị trường IPO ở Indonesia được đánh giá là tăng trưởng tích cực. Theo đó, thị trường IPO ở Indonesia trong thời gian qua thành công với 2 thương vụ chào bán bom tấn đến từ PT GoTo Gojek Tokopedia Tbk (ghi nhận số vốn huy động được lên đến 1,1 tỷ USD), tiếp theo là PT Global Digital Niaga Tbk (BliBli) ghi nhận đã huy động được 508 triệu USD.
Và với sự thành công trong việc huy động được nguồn vốn lớn thì Indonesia cũng đã trở thành quốc gia đứng thứ hai trên toàn Đông Nam Á với 59 doanh nghiệp chào bán vào năm 2022 (so với năm 2021 tăng 9%). Như thế, với thị trường IPO này, Indonesia đã huy động được 2,4 tỷ USD đồng thời cũng là quốc gia có số liệu vốn hóa thị trường tăng trưởng ở mức kỷ lục 37 tỷ USD, so với năm 2021 cao hơn 60%.
Cũng có phần nổi bật như Indonesia, thị trường IPO ở Việt Nam trong năm qua cũng ấn tượng với 8 thương vụ với số vốn huy động được 71 triệu USD. Đáng chú ý, thị trường IPO của Việt Nam đã chuyển từ bất động sản vào năm 2021 sang sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng trong năm 2022. Cũng nhờ sự dịch chuyển này, ngành hàng tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng và có khả năng sẽ tăng đà phát triển.
Ngoài ra, Deloitte cũng ghi nhận được những tích cực thông qua các chính sách quản lý của Việt Nam, bởi vì các cơ quan quản lý của Việt Nam đã phối hợp rất tích cực cùng nhau thi hành nhiều chủ trương tích cực với mục đích sẽ nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Đồng thời cũng có đề xuất thúc đẩy việc áp dụng chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).
Cũng theo báo cáo của Deloitte, những quốc gia còn lại đã ghi nhận vượt qua được thời kỳ khó khăn và đang trên đà tăng số vốn huy động - đây chính là một dấu hiệu tích cực cho thấy các công ty có cơ hội huy động thêm vốn thông qua sàn giao dịch này và hứa hẹn có nhiều tiềm năng.