meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý I/2023, ngành bất động sản TP Hồ Chí Minh đứng đầu danh sách tăng trưởng âm

Thứ hai, 03/04/2023-15:04
Trong 4 ngành dịch vụ trọng yếu của TP Hồ Chí Minh, kinh doanh bất động sản là ngành có mức tăng trưởng âm nặng nề với mức sụt giảm lên đến 16,2% so với cùng kỳ 2022. 

Kinh doanh bất động sản sụt giảm nghiêm trọng nhất 

Theo Báo Đầu tư, số liệu của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của quý I/2023 ước đạt 360.622,2 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 2010 đạt 246.931,2 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ. 

Đáng chú ý, khu vực công nghệ và xây dựng giảm 0,79%; khu vực nông lâm thuỷ sản đóng góp 0,01% (tương đương 1,4%); khu vực thương mại dịch vụ đóng góp 1,33%; thuế sản phẩm đóng góp 0,15%. Cơ cấu kinh tế xét theo giá hiện hành, khu vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng 0,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 20,1%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 66,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,1%.

So với cùng kỳ năm 2022, có 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu của TP Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng trưởng âm. Kinh doanh bất động sản là ngành sụt giảm nghiêm trọng nhất, giảm 16,2%. Tiếp theo là y tế và hoạt động cứu trợ xã hội giảm 4,82%. Ngành thông tin và truyền thông giảm 2,70%,vận tải kho bãi giảm 0,63%. 5 ngành dịch vụ còn lại đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ gồm bán buôn, bán lẻ tăng 3,81%; dịch vụ hoạt động chuyên môn KHCN tăng 6,68%; tài chính, ngân hàng vàbảo hiểm tăng 8,53%; giáo dục và đào tạo tăng 7,01%; ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng cao nhất (+24,34%) so với cùng kỳ. 

9 ngành dịch vụ trọng yếu chiếm 60,4% trong GRDP của TP Hồ Chí Minh và chiếm 91,3% trong khu vực dịch vụ. 


Trong quý I/2023, có 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu của TP Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý I/2023, có 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu của TP Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022.

Thông tin từ Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho biết, tình hình sản xuất công nghiệp trong tháng 3/2023 có khởi sắc hơn so với tháng 1, 2. Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 3/2023 ước tính tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022. 

Công nghiệp khai khoáng tăng 0,2% so với tháng trước; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,0% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện tăng 4,0% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ…

4 ngành công nghiệp trọng điểm của TP Hồ Chí Minh có chỉ số IIP quý I/2023 tăng 8,2% so với cùng kỳ. Cụ thể, ngành hóa dược tăng 22,9%; ngành lương thực thực phẩm và đồ uống tăng 18,5%, ngành cơ khí giảm 6,5%; ngành sản xuất hàng điện tử giảm 14,4%.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2023, tại TP Hồ Chí Minh có 280 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bất động sản với vốn đăng ký đạt 6.472,6 tỷ đồng, giảm 82,8%. 

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác tháng 3 ước đạt 24.167 tỷ đồng, giảm 6,3% so với tháng trước và giảm 17.7% so với cùng kỳ. Chỉ số này giảm do hoạt động kinh doanh bất động sản và vui chơi giải trí giảm mạnh tương ứng -13,1% và -9,1%. 


Trong 3 tháng đầu năm 2023, tại TP Hồ Chí Minh có 280 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bất động sản.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, tại TP Hồ Chí Minh có 280 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bất động sản.

Ngành kinh doanh bất động sản giảm 17,8%. Cộng dồn 3 tháng ước đạt 74.913 tỷ đồng, giảm 10,9% so với cùng kỳ, trong đó kinh doanh bất động sản giảm 10,1%, hoạt động vui chơi giải trí giảm 15,6%.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bao gồm cả cấp mới, điều chỉnh tăng vốn và góp mua, cổ phần, mua lại vốn góp tại TP Hồ Chí Minh đạt 497,5 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ. 

Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 216 dự án 

Trong 3 tháng đầu năm 2023, TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 216 dự án với vốn đăng ký đạt 133,2 triệu USD, tăng 30,0% về vốn so với cùng kỳ. 

Xét về vốn đăng ký cấp mới, hoạt động xây dựng có 3 dự án, vốn đăng ký là 53,7 triệu USD, chiếm 40,4% vốn đăng ký; kế đến hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 86 dự án, vốn đăng ký là 53,6 triệu USD, chiếm 40,2%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 54 dự án, vốn đăng ký 10,4 triệu USD, chiếm 7,8%; hoạt động thông tin truyền thông có 37 dự án, vốn đăng ký là 6,8 triệu USD, chiếm 5,1 %.

Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) gửi Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh về tình hình hoạt động doanh nghiệp trong tháng 3 và quý I/2023 cho thấy, số lượng doanh nghiệp được khảo sát đã ổn định được hoạt động kinh doanh là 52,9%; gần 71% doanh nghiệp bày tỏ niềm tin vào chính sách phát triển của Nhà nước về môi trường kinh doanh của thành phố hiện nay đang cơ bản là ổn, có tác động tốt vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Thị trường bất động sản nhìn chung đang chứng kiến nguồn cầu sụt giảm do tâm lý thị trường vẫn suy yếu, lãi suất cao kéo theo triển vọng thị trường thấp.
Thị trường bất động sản nhìn chung đang chứng kiến nguồn cầu sụt giảm do tâm lý thị trường vẫn suy yếu, lãi suất cao kéo theo triển vọng thị trường thấp.

Tại báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản tại TP Hồ Chí Minh của JLL Việt Nam mới đây cho thấy, trong quý đầu tiên của năm 2023, thị trường căn hộ phân khúc cao (gồm phân khúc cao cấp, sang trọng và siêu sang) ghi nhận 2,785 căn hộ đã bán. Trong đó có tới 87% số lượng căn bán được đến từ phân khu Beverly của đại đô thị Vinhomes Grand Park, đã được giới thiệu trên thị trường (dưới hình thức tiền mở bán) từ quý IV/2021 trước khi mở bán chính thức trong quý này.

Thị trường bất động sản nhìn chung đang chứng kiến nguồn cầu sụt giảm do tâm lý thị trường vẫn suy yếu, lãi suất cao kéo theo triển vọng thị trường thấp. Nhiều chủ đầu tư tiếp tục áp dụng chính sách chiết khấu và gia hạn thời gian thanh toán để thu hút người mua. 

Tại thị trường nhà liền thổ, số lượng giao dịch ghi nhận mức giảm mạnh 91,7% so với quý trước (giảm 98,3% so với cùng kỳ năm trước) chỉ bán được 19 căn. Trong bối cảnh thị trường trầm lắng và còn nhiều bất ổn pháp lý, hầu hết người mua và nhà đầu tư áp dụng chiến thuật “chờ và xem”. 

Đại diện của JLL cho biết, hầu hết các giao dịch này đến từ các dự án đã mở bán từ trước như Global City, The Classia và Vinhomes Grand Park. Dự báo nguồn cung bất động sản tại TP Hồ Chí Minh còn chịu nhiều áp lực do tâm lý thận trọng trong bối cảnh kinh tế bất ổn và các vấn đề pháp lý kéo dài. 

"Theo đó, thị trường căn hộ phân khúc cao và nhà liền thổ dự kiến sẽ chào đón lần lượt khoảng 6.000 căn và 1.000 căn vào năm 2023. Tương tự, nguồn cầu được dự báo sẽ vẫn yếu, đặc biệt trong nửa đầu năm 2023 khi thị trường tiếp tục đối mặt với những khó khăn kinh tế làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư nhà ở", đại diện JLL dự đoán.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Đường phố an toàn hơn khi hàng nghìn xe ba bánh tự chế bị xử lý

10 giờ trước

Nhiều doanh nghiệp lớn bán bớt tài sản để cân đối dòng tiền

10 giờ trước

Lo ngại lộ dữ liệu, Mỹ tiếp tục mở cuộc điều tra ba nhà mạng của Trung Quốc

10 giờ trước

Hãng sản xuất pin đến từ Trung Quốc “trình làng” dòng pin mới với hiệu suất khủng

15 giờ trước

Hà Nội phát hiện gần chục nghìn lỗi vi phạm liên quan đến PCCC của loại hình nhà trọ, chung cư mini

15 giờ trước