meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch phân khu sông Hồng mới dừng ở mức quy hoạch

Thứ sáu, 28/10/2022-23:10
Ông Đỗ Viết Chiến, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, cần sớm triển khai quy hoạch phân khu sông Hồng để kiến tạo cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay quy hoạch này mới chỉ đang dừng ở mức… quy hoạch trên giấy tờ.

“Mỏ vàng” của bất động sản Hà Nội

Theo kinhtedothi.vn, với quỹ đất lớn, có giá trị cao, quy hoạch đô thị sông Hồng được xem là mỏ vàng của bất động sản Thủ đô khi các khu vực khác hiện nay đã quá chật chội và đắt đỏ.

Theo số liệu thống kê, trong phạm vi quy hoạch hai bên sông Hồng hiện có khoảng 243.670 người (khoảng 66.195 hộ), hai bên sông Đuống có khoảng 14.000 người (khoảng 3.808 hộ).

Theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quy hoạch khu đô thị sông Hồng sẽ hướng tới hành lang xanh, với mặt nước, cây xanh, các di tích văn hóa lịch sử tạo thành cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm.


Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ tạo diện mạo mới cho Thủ đô.
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ tạo diện mạo mới cho Thủ đô.

Xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật để cải thiện điều kiện sống ngoài đê của người dân; cải thiện hệ thống đường trục và mạng lưới đường ven sông; các công trình cảnh quan và đường dành cho người đi bộ, xe đạp. Dự án cũng sẽ xây dựng các hầm, cầu kết nối hai bên bờ sông; kết nối giao thông thủy, bộ tạo thành động lực phát triển cho thành phố trong tương lai.

Về quy mô, dự án này có tổng chiều dài 40km, bắt đầu tư cầu Hồng Hà thuộc địa phận xã Văn Khê, huyện Mê Linh tới cầu Mễ Sở thuộc huyện Thường Tín. Dự án trải dài qua địa giới hành chính 13 quận, huyện với 55 phường, xã. Có thể nói đây là một dự án mang tầm vóc, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô. 


Phối cảnh quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.
Phối cảnh quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Dự án được thực hiện theo 3 phân đoạn: Phân đoạn 1 từ cầu Hồng Hà đến cầu Thăng Long, đây được xác định là khu vực sẽ phát triển không gian sinh thái, văn hóa. Phần đoạn 2 là từ cầu Thăng Long tới cầu Thanh Trì. Đây được xem là khu vực trung tâm của dự án với kế hoạch phát triển đa chức năng bao gồm thương mại, dịch vụ và văn hóa. Phân đoạn 3 là từ cầu Thanh Trì tới cầu Mễ Sở. Khu vực này được xác định là không gian sinh thái, cung cấp các hoạt động nông nghiệp cho thành phố. Liên quan tới dự án này, Hà Nội sẽ xây dựng thêm 6 cây cầu bắc qua sông Hồng, bao gồm: cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi, cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo.

Đánh giá về dự án quy hoạch đô thị ven sông Hồng, các chuyên gia đều thống nhất rằng, đây là quy hoạch sẽ tạo ra sự lan tỏa, sức phát triển mới cho Thủ đô theo hướng Bắc, Đông Bắc và Đông cũng như phía Nam. Dự án này cũng sẽ tạo ra điểm nhấn của thành phố, mở ra không gian phát triển mới, văn minh, hiện đại hơn, đồng thời tăng sức hút đầu tư.

Minh chứng là nhiều ông lớn bất động sản đã và đang phát triển những đại đô thị lớn, tiện ích đồng bộ tại khu vực này như Ecopark, Vincom Village, BerRiver Jardin, Vinhomes Ocean Park 1, Ocean Park 2, Ocean Park 3.


 
 

Mới chỉ dừng ở mức quy hoạch

Mới đây, tại một tọa đàm về quy hoạch đô thị ven sông Hồng, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều ý kiến về quy hoạch này. Nhấn mạnh tầm vóc quan trọng của quy hoạch, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, ông Đỗ Viết Chiến thì không phải đến hôm nay vấn đề quy hoạch đô thị ven sông Hồng mới được đặt ra. Ông Chiến cho biết, ý tưởng này đã được khởi nguồn cách đây 24 năm với Đồ án 5.

Đến năm 2011, thành phố tái khẳng định tầm quan trọng và đề ra hướng đi khai thác giá trị của sông Hồng thông qua việc phát triển hai bên bờ sông. Đến nay, Hà Nội vẫn kiên trì thực hiện theo định hướng Quy hoạch 1259/QĐ-TTg “Về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.

Sau đó, vào những năm 2016 đến 2017, Hà Nội đã cùng một số đơn vị của Hàn Quốc tính toán khai thác và tạo cảnh quan  thành phố hai bên bờ sông. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng và an toàn hành lang thoát lũ của Thủ đô.


Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng mới chỉ dừng ở mức quy hoạch.
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng mới chỉ dừng ở mức quy hoạch.

Ông Chiến nhấn mạnh, quy hoạch đô thị sông Hồng là bước tiến lớn trong công tác quy hoạch của Hà Nội, đây cũng là hướng phát triển đúng đắn, do đó phải tổ chức triển khai sớm. “Tuy nhiên, tới nay quy hoạch này mới chỉ đang dừng ở mức quy hoạch. Quỹ đất ven sông sẽ bị triệt tiêu nếu không triển khai nhanh” – ông Chiến chia sẻ. Vị chuyên gia này cũng dẫn chứng, hiện nay tại khu vực bãi Tứ Liên đã xuất hiện các khu đô thị tự phát. Do đó, công tác giải phóng mặt bằng sẽ rất khó khăn nếu tiếp tục chậm trễ triển khai thực hiện.

Kiến nghị giải pháp, ông Chiến cho rằng, cần xây dựng hồ sơ và cắm mốc ngoài thực địa để tạo ra các hành lang, hạn chế xây dựng. Sau đó giao cho chính quyền địa phương quản lý, như vậy có thể giữ được nguồn lực phát triển đô thị.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, cần phải xác định lại quỹ đất hiện đang còn để quản lý, tránh thất thoát. Ông Chiến cũng nhấn mạnh phía Bắc và phía Đông vẫn đang còn dư địa để phát triển, nhưng phải làm nhanh, để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư. Các lợi thế hội tụ đưa bờ Đông sông Hồng vươn mình thành cực tăng trưởng mới của Thủ đô. 

Quy hoạch dựa trên phát triển bền vững

Bà Phạm Thị Nhâm, Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Quốc gia cho hay, trước đây, vì nhiều lý do, thành phố Hà Nội chủ yếu phát triển bờ Nam sông Hồng. Do đó, quy hoạch lần này sẽ góp phần phát triển không gian mới ven sông Hồng theo hướng Bắc, Đông và Đông Bắc thay vì chỉ tập trung vào hướng Nam như trước đây. 


 
 

Các chuyên gia cũng cho rằng, quy hoạch đô thị sông Hồng vừa được thông qua có tính khả thi, phù hợp với thành phố. Đây có thể xem là dấu mốc lịch sử, đưa Hà Nội phát triển vượt qua sông Hồng, tạo ra hai bên bờ sông những đô thị lớn. 

Nhằm đảm bảo thực hiện từ quy hoạch đến thực tiễn, bà Phạm Thị Nhâm cho rằng, quan trọng nhất cần Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc hai bên bờ sông với thông tin minh bạch, có sự tham gia của người dân, các nhà khoa học để khi triển khai các dự án, chính quyền cần thực hiện đối thoại với người dân.

Bà Nhâm cho rằng, bền vững là một trong những yếu tố quan trọng trong quy hoạch và phát triển đô thị. Từ đó, cần lưu ý tới việc tôn trọng thiên nhiên, văn hóa – lịch sử cũng như nâng cao vị thế của Hà Nội. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

2 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

2 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

2 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

2 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

3 ngày trước