Quy hoạch đô thị sông Hồng, sông Đuống: Đề xuất làm du lịch, trang trại tại khu vực bãi bồi
BÀI LIÊN QUAN
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050Quảng Ninh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đảo Minh Châu - Quan Lạn Giá đất ven sông Hồng tăng mạnh cuối năm nhờ "tin đồn" quy hoạchĐề án quy hoạch đô thị sông Hồng, sông Đuống
Mới đây, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội đã có tờ trình về việc đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xem xét cho chủ trương chỉ đạo trước khi phê duyệt 2 đồ án quy hoạch. Đó là Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/500 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng).
Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất với quan điểm của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố về việc giải quyết quy hoạch đô thị sông Hồng. Đồ án quy hoạch phân khu đô thị phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
Bên cạnh đó phải nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng và thận trọng các khu dân cư hiện có theo đúng ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Xây dựng đã đưa ra. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép ghi nhận tại đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được duyệt nội dung theo thẩm quyền. Quy mô dân số tính toán theo quy hoạch tối đa khoảng 300.000 người (có điều chỉnh) đảm bảo tuân thủ Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ hướng ra sông, sông Hồng sẽ là trung tâm. Chức năng chính của khu đô thị này là trục không gian đặc trưng cây xanh, văn hóa lịch sử, mặt nước. Sẽ tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội, với cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa, dịch vụ du lịch, giải trí, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.
Đồng thời, tạo không gian hài hòa để phát triển cho hai bên bờ dòng sông. Trong đó có thực hiện việc đầu tư, xây dựng đồng bộ về hạ tầng để tạo động lực phát triển. Kết nối 2 bờ Bắc Nam, kết nối 13 cây cầu, kết nối các cây cầu với 4 đường vành đai, đường xuyên tâm của Hà Nội và những khu chức năng quan trọng... Bổ sung dữ liệu bản đồ, dữ liệu dân cư hiện trạng theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chuyển đổi đất để làm dịch vụ du lịch nông nghiệp
Thành phố Hà Nội đã giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp với các địa phương liên quan tập trung rà soát, bổ sung dữ liệu về dân cư đang sinh sống tại khu vực bãi sông. Dữ liệu cần bổ sung gồm có số khu, diện tích, số hộ dân.
Xét về vị trí địa lý, ranh giới của phân khu sông Đuống thuộc 3 quận huyện của Hà Nội. Cụ thể là tại quận Long Biên, sông Đuống đi qua địa phận các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Giang Biên, Phúc Lợi. Tại huyện Đông Anh thì đi qua xã Đông Hội, Mai Lâm. Tại huyện Gia Lâm thì đi qua xã Yên Viên, Dương Hà, Phù Đổng, thị trấn Yên Viên. Như vậy, quy mô nghiên cứu khoảng 1.152 ha, với tổng số dân tối đa là 7.890 người.
Theo kế hoạch đề ra, quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống được chia làm 3 khu vực chính. Cụ thể, khu vực 1 là khu dân cư nằm trong không gian thoát lũ, khu vực này được phép giữ lại. Với định hướng phát triển ổn định dựa trên cơ sở.
Khu vực 2 là khu dân cư nằm trong không gian thoát lũ thuộc diện bắt buộc phải di dời. Để phù hợp với quan điểm của quy hoạch phòng chống lũ trên các tuyến sông ở Hà Nội. Vì vậy, sẽ phải di dời khu vực này để đảm bảo an toàn cho đời sống người dân. Phương án di dời khu vực này sẽ thực hiện theo từng bước dựa trên các nguyên tắc cơ bản.
Bên cạnh đó, còn đề nghị một số biện pháp chuyển đổi đất nhằm đảm bảo quyền lợi về nơi ở và chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp hiện có. Cụ thể là chuyển đổi vùng đất dân cư phải di dời sang chức năng sử dụng làm dịch vụ du lịch. Như vậy, người dân vẫn được bảo lưu quyền sử dụng đất. Nhưng chức năng sử dụng không dành để ở, không xây dựng công trình. Thay thế vào đó sẽ khai thác dịch vụ du lịch nông nghiệp. Việc đảm bảo tái định cư trong đê sẽ thực hiện theo nhiều hình thức là tái định cư bằng nhà hoặc bằng đất.
Khu vực 3 là khu đất trống ngoài đê. Khu vực này sẽ được thực hiện quy hoạch tuân thủ theo các quy định hiện hành của Luật Đê điều, Quy hoạch đê điều phòng chống lũ... Dựa trên các nguyên tắc là không xây dựng thêm đất ở; cải tạo ổn định bờ sông, tận dụng tối đa tiềm năng đất để sống chung với lũ; phát triển đất cây xanh chuyên dụng (cây xanh vườn ươm, nghiên cứu, trang trại sinh thái, nông nghiệp sạch…).
Xây dựng đường trung tâm quanh khu dân cư
Bên cạnh đó, trong đề án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống, Hà Nội thống nhất không nâng cao các tuyến đê bối hiện có, không xây dựng đê bối mới, không thu hẹp không gian thoát lũ, không xây dựng đê mới trong đê cũ.
Cụ thể, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết tại các quận trung tâm sẽ xây dựng một tuyến đường ven sông nhưng cao trình mặt đường không cao hơn cao trình đê bối hiện có. Tuyến đường này sẽ có tác dụng quan trọng nếu nước lũ dâng lên vẫn có thể bảo vệ khu dân cư nhưng dòng chảy sẽ không bị ảnh hưởng. Vì nước có thể tràn qua tuyến đường và rút đi khi lũ rút. Tuyến đường ven sông có ý nghĩa phục vụ phát triển giao thông, đảm bảo không gian thoát lũ cho Thủ đô. Đồng thời phù hợp với Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.