meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch hệ thống sân bay đến năm 2030 cần khoảng 400.000 tỷ

Thứ năm, 27/04/2023-09:04
Quy hoạch Tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc đang được Bộ Giao thông Vận tải rà soát những bước cuối để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, đáng chú ý là tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 400.000 tỷ đồng.

Rà soát lần cuối

Theo Báo Đầu Tư, Bộ Giao thông Vận tải cho biết vào cuối tháng 4 này bộ sẽ tiến hành tổ chức họp để rà soát Dự thảo Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đại diện Vụ Kế hoạch và Đầu tư của Bộ Giao thông Vận tải cho biết đây sẽ là bước thẩm định, rà soát cuối cùng trước khi bộ này trình lại dự thảo lên Thủ tướng.

Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (Đơn vị tư vấn lập quy hoạch) bày tỏ hy vọng dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 sẽ sớm được phê duyệt sau 3 năm nghiên cứu, rà soát và bổ sung.

Hồi giữa tháng 4 vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi báo cáo tới Bộ Giao thông Vận tải về kết quả rà soát, hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Báo cáo được thực hiện sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Tổ công tác 1121. Báo cáo này chủ yếu liên quan đến việc khai thác lưỡng dụng 2 sân bay quân sự đang có là sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận) và sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).


Cục Hàng không Việt Nam đề xuất trong giai đoạn từ 2021 đến 2030, cả nước có 30 cảng hàng không.
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất trong giai đoạn từ 2021 đến 2030, cả nước có 30 cảng hàng không.

Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất trong giai đoạn từ 2021 đến 2030, cả nước có 30 cảng hàng không. Trong đó có 14 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không quốc nội. Trong đó thêm mới 2 cảng hàng không Thành Sơn và Biên Hòa so với tờ trình trước đó vào tháng 11/2021.

Cùng với đó, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 640/QĐ-TTg ngày 28/4/2011.

Về dài hạn, đến năm 2050 đơn vị này đề xuất trên toàn quốc sẽ có 33 cảng hàng không. Trong đó, có 14 cảng hàng không quốc tế và 19 cảng hàng không quốc nội. Như vậy, tầm nhìn 2050 sẽ có thêm 4 cảng hàng không so với Tờ trình số 11779.

Một trong những điểm quan trọng được nêu ra trong đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam gửi Bộ Giao thông Vận tải là đơn vị này kiến nghị nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch thành cảng hàng không để khai thác lưỡng dụng đối với một số sân bay quân sự hiện có. Trong đó bao gồm các sân bay như: sân bay Yên Bái (tỉnh Yên Bái), sân bay Gia Lâm (TP Hà Nội)...; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch khi có nhu cầu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nguồn lực đầu tư.


Cục Hàng không Việt Nam đề xuất đến năm 2050 trên toàn quốc sẽ có 33 cảng hàng không.
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất đến năm 2050 trên toàn quốc sẽ có 33 cảng hàng không.

Về hình thức văn bản, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bổ sung một số cụm từ vào Dự thảo Quy hoạch: nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch cảng hàng không tại một số tỉnh có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và có tiềm năng phát triển về du lịch, dịch vụ. Theo đó, các cảng hàng không gồm: Hà Giang (huyện Bắc Quang), Tuyên Quang (huyện Hàm Yên), Hà Tĩnh (huyện Cẩm Xuyên), Kon Tum (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông), Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn), Bình Thuận (đảo Phú Quý), Khánh Hòa (Khu kinh tế Vân Phong, huyện Vạn Ninh), Đắk Nông (huyện Đắk Glong), Tây Ninh (huyện Dương Minh Châu)...; Đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch khi có nhu cầu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nguồn lực đầu tư.

Cần 400.000 tỷ để phát triển hệ thống cảng hàng không

Trong dự thảo lần này, ngoài hệ thống sân bay quân sự và các vị trí tiềm năng được đưa vào để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư mới hoặc chuyển đổi khai thác lưỡng dụng, thì nguồn vốn và phương án đầu tư cũng là những thông tin đáng chú ý.

Cụ thể, dự thảo cho biết tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 400.000 tỷ đồng đối với cảng hàng không hiện đang khai thác. Đối với các sân bay quân sự được đề xuất chuyển đổi công năng sang lưỡng dụng và các sân bay được đầu tư mới do còn thiếu thông tin nên dự thảo chưa đưa nhu cầu vốn vào để trình phê duyệt.

Cục Hàng không Việt Nam đề xuất cơ chế chuyển nhượng có thời hạn khai thác tài sản kết cấu hạ tầng gắn với trách nhiệm đầu tư, nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 400.000 tỷ đồng.
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 400.000 tỷ đồng.

Đối với các cảng hàng không nắm vị trí quan trọng hoặc các cảng hàng công phục vụ quân sự, quốc phòng, an ninh và các cảng hàng không ở biên giới, hải đảo thì sử dụng nguồn lực của Nhà nước. Trong đó doanh nghiệp Nhà nước và ngân sách nhà nước đóng vai trò quyết định nhằm đầu tư các công trình trọng yếu. Cùng với đó, đa dạng hóa các nguồn lực, hình thức đầu tư như nhượng quyền, đấu thầu...

Việc huy động nguồn lực xã hội nhằm đầu tư kết cấu hạ tầng các cảng hàng không toàn quốc cũng đã được xây dựng thành đề án song song với quy hoạch tổng thể. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam thống nhất lựa chọn hình thức đầu tư PPP để huy động vốn (trừ hình thức BOO để đảm bảo nguyên tắc Nhà nước có quyền định đoạt đối với kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia). Đề án cũng nêu rõ, Chính phủ chủ động quyết định mức vốn của Nhà nước tham gia từng dự án.

Cục Hàng không Việt Nam cũng đề xuất Bộ Giao thông Vận tải có báo cáo Thủ tướng, Chính phủ để trình Quốc hội sửa Luật Đầu tư. Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc này nhằm tằng tính phân cấp cho các địa phương chấp thuận chủ trương đầu tư.

Cụ thể, Thủ tướng sẽ chỉ phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án xây dựng mới cảng hàng không, sân bay, ga hành khách quốc tế có công suất trên 10 triệu khách/năm và nhà ga hàng hóa của sân bay, cảng hàng không có công suất đạt 1 triệu tấn/năm trở lên.

Đối với địa phương, sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng đường băng, nhà ga cảng hàng không quốc tế có công suất dưới 10 triệu khách/năm và nhà ga hàng hóa với công suất dưới 1 triệu tấn/năm. Cùng với đó, các địa phương cũng được phê duyệt các công trình cung cấp dịch vụ hàng không gồm suất ăn, xăng dầu, bảo dưỡng và sửa chữa tàu bay, đài kiểm soát không lưu... Đối với các công trình khác trong cảng hàng không mà không thuộc quy định phải có chủ trương đầu tư của Thủ tướng hoặc của tỉnh thì không thuộc trường hợp phải có chủ trương đầu tư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

3 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

5 giờ trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

5 giờ trước

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

1 ngày trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

1 ngày trước