Quy định pháp luật về việc bố mẹ sang tên sổ đỏ cho con
Hai bố con liên tục mâu thuẫn về việc sang tên sổ đỏ. Điều này khiến ông Thung ức chế, thủ dao đâm nhiều nhát khiến con trai tử vong tại chỗ.
Ngày 7/7/2020, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Đắc Thung (SN 1952, trú tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội). Bị cáo bị xét xử về tội Giết người. Điều này được quy định tại điểm n Khoản 1, Điều 123 Bộ luật hình sự.
Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Đắc Vỵ (SN 1988). Vy cũng chính là con trai ruột của ông Thung với người vợ thứ hai của mình. Trong buổi xét xử, bị cáo Nguyễn Đắc Thung đã thể hiện sự ăn năn hối cải của mình. Bị cáo cũng thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội.
Ngoài ra, đại diện hợp pháp của bị hại cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Sau khi tiến hành nghị án, HĐXX và TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đắc Thung mức án 20 năm tù về tội Giết người.
Đâm chết con trai vì bị ép sang tên nhà đất
Theo như cáo trạng truy tố, vụ việc xảy ra vào cuối năm 2019. Đầu năm đó, ông Thung bỏ tiền ra mua một mảnh đất của người cùng thôn. Mục đích của ông là mua mảnh đất có sổ đỏ đàng hoàng để xây nhà. Sau đó, ông sẽ đón mẹ con anh Nguyễn Đắc Vy về ở cùng, chăm sóc ông khi tuổi già sức yếu.
Sau khi mua đất, ông Thung đưa tiền cho con trai đứng ra xây nhà. Ông còn đưa cả sổ đỏ cho anh Vỵ làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận này chỉ đứng tên ông Thung. Nhưng trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng đất, Vỵ đã tự ý thêm tên mình vào sổ đỏ. Vậy là, Vỵ có tư cách đồng chủ dụng đất với bố.
Khi biết chuyện, Thung bực tức, liên tục trách móc con trai. Nhưng khi suy nghĩ lại, trước sau gì anh Vỵ cũng được toàn quyền nhà đất nên Thung tạm nguôi ngoai. Ngày 9/11/2019, mẹ con anh Vy chuyển đồ đạc tới ở cùng Thung. Khi về ở chung, Vỵ tiếp tục yêu cầu bố sang hẳn tên sổ đỏ cho mình nhưng không được.
Ông Thung nghĩ rằng, sẽ chỉ sang tên hoàn toàn cho anh Vỵ khi đã “nhắm mắt xuôi tay”. Điều này càng khiến 2 bố con trở nên mâu thuẫn gay gắt. Ngày 21/11/2019, Vỵ cùng mẹ đẻ chuyển về nơi cũ sinh sống để gây sức ép cho ông Thung. Thế nhưng, ban ngày Vỵ vẫn đến nhà ông Thung làm việc.
Không chịu được cảnh cô quạnh đặc biệt là khi đêm về. Thung nhiều lần bảo con trai đưa mẹ về đây sống nhưng không được. Càng nghĩ, ông Thung càng tức giận. Ông cho rằng, con trai hỗn láo và chỉ muốn chiếm đoạt nhà đất. Ngày 27/11/2019, ông Thung đi mua một con dao bầu về giấu trong tủ quần áo. Sáng 30/12/2019, anh Vỵ đến nhà ông Thung làm việc như mọi ngày. Ông Thung một lần nữa khuyên nhủ con trai đưa mẹ về ở cùng. Tuy nhiên, anh Vỵ tiếp tục đưa ra điều kiện ông phải “sang tên” sổ đỏ cho mình.
Tức giận quá độ, trưa cùng ngày Thung lấy dao trong tủ quần áo, lấy mũ vải che kín rồi tới chỗ Vỵ đang làm việc. Lúc này, ông bất ngờ đâm vào cổ khiến Vỵ ngã ra cửa. Ông Thung còn cầm dao đâm thêm nhiều nhát. Hậu quả, Vỵ tử vong do mất máu từ vết thương thấu ngực.
Sau khi gây án, ông Thung bình thản tắm rửa, thay quần áo và lau sạch máu trên hung khí. Chiều cùng ngày, ông mang theo hung khí đến Công an xã Đông Yên (Quốc Oai, Hà Nội) đầu thú.
Bố mẹ có nghĩa vụ sang tên sổ đỏ cho con?
Theo điều 100 Luật Đất đai 2013, quyền sử dụng đất của mỗi người được cấp dưới 2 hình thức. Thứ nhất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân. Thứ hai là cấp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình.
Đối với hình thức cấp cho cá nhân, người có tên trên giấy chứng nhận sẽ có quyền quản lý và sử dụng đất. Theo đó, họ sẽ có quyền định đoạt quyền diện tích đất được cấp. Mảnh đất này là tài sản riêng của họ. Trừ trường hợp cấp cho cá nhân mà quyền sử dụng đất được xác định là tài sản chung của vợ hoặc chồng.
Theo như Luật Hôn nhân và gia đình, trong trường hợp này khi quyết định phải có sự nhất trí, thỏa thuận của cả hai. Theo nguyên tắc, những người có quan hệ huyết thống với cá nhân sử dụng đất ở trong trường hợp này không có quyền lợi với diện tích đất được cấp giấy chứng nhận.
Đối với trường hợp cấp cho hộ gia đình, quyền sử dụng đất là tài sản chung của các thành viên. Những thành viên này là những người có tên trong sổ hộ khẩu ở thời điểm giấy chứng nhận được cấp. Tất cả mọi người đều có quyền quản lý, sử dụng và định đoạt như nhau. Họ không phân biệt nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất.
Nếu đất ở, đất ruộng mà gia đình đang sử dụng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ. Đây là tài sản riêng, con cái không có quyền được yêu cầu được sang tên sổ đỏ hay chia đất.
Điều kiện để bố mẹ sang tên sổ đỏ cho con cái là gì?
Căn cứ theo Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, những trường hợp con cái không được nhận tặng cho nhà đất gồm:
Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối. Đây là đối với trường hợp pháp luật không cho phép tặng cho quyền sử dụng đất.
Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng. Nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Trong trường hợp cha mẹ đủ điều kiện thực hiện quyền tặng, sang tên sổ đỏ cho con. Tuy nhiên, con cái lại thuộc một trong những trường hợp cấm nhận tặng cho thì cũng không được sang tên sổ đỏ.
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
Điểm a khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định. Thửa đất đã có sổ đỏ hoặc đã đăng ký mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đăng ký biến động theo quy định.
Cũng theo khoản 6, không quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực, các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Nếu quá thời hạn vẫn chưa đăng ký sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.