meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quản trị mạng Microsoft là gì? Quá trình học tập quản trị mạng Microsoft

Thứ ba, 01/11/2022-11:11
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời đại công nghệ số, hầu hết những thiết bị công nghệ hầu như đều được liên kết với nhau thông qua hệ thống Internet, do vậy vai trò của nhà quản trị mạng Microsoft đang ngày càng được quan tâm hơn, nghề quản trị mạng Microsoft đang có sức hút lớn hơn bao giờ hết, vậy thì quản trị mạng Microsoft là gì? Đặc thù của nghề quản trị mạng như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về quản trị mạng Microsoft

Trong thời đại 4.0 ngày nay, ngành công nghệ thông tin nói chung cũng như quản trị mạng nói riêng đang vô cùng được phát triển, hầu như mọi thiết bị công nghệ đã được gắn kết với nhau qua Internet, do vậy nên ngành quản trị mạng đang ngày thu hút được sự quan tâm của giới trẻ hơn.


Trong thời đại 4.0 ngày nay, ngành quản trị mạng đang ngày thu hút được sự quan tâm của giới trẻ hơn.
Trong thời đại 4.0 ngày nay, ngành quản trị mạng đang ngày thu hút được sự quan tâm của giới trẻ hơn.

Quản trị mạng Microsoft chính là những công việc quản lý, quản trị mạng lưới gồm cung cấp dịch vụ đảm bảo và hỗ trợ mạng lưới hoạt động hiệu quả và cung cấp đúng chỉ tiêu đã định ra. Người quản trị hệ thống mạng Microsoft phải là người có khả năng tự thiết lập được một mạng máy tính, những cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động của mạng máy tính cũng như vận hành hệ thống mạng, giải quyết được những sự cố mạng cũng như nắm được những phương pháp để có thể bảo vệ được mạng trước những nguy cơ như worm, virus, trojan, spam cũng như biện pháp chống ăn cắp thông tin, chống xâm lược và phá hoại mạng.

Microsoft vốn là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở chính tại Redmond, Washington, chuyên phát triển cũng như sản xuất và kinh doanh bản quyền phần mềm  cũng như hỗ trợ trên diện rộng những sản phẩm và dịch vụ có liên quan tới máy tính.

Công ty đã được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975, Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nếu tính theo doanh thu.

Nó cũng được mệnh danh là một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới. Nếu nhắc tới phần mềm, ứng dụng cũng như sản phẩm thì Microsoft chiếm một thị phần rất lớn tại Việt Nam, lên tới hơn 90% vậy nên quản trị hệ thống Microsoft cũng là điều mà một doanh nghiệp rất cần thiết ở một nhân viên quản trị nói chung.

Gồm những bộ phận dịch vụ và sản phẩm nền tảng: Windows 1.0 - Windows 10, sản phẩm Office như Word, Excel, Powerpoint, Outlook, Publisher, Frontpage. Gồm những phiên bản đó là Windows PC: 3.0 - 2019, macOS: 1,5 - 2016. Dành cho hệ thống máy chủ.

Microsoft đưa ra một bộ phần mềm dành riêng cho máy chủ là Microsoft Serves, hệ điều hành máy chủ Windows Server 2008, Windows Server 2012 cũng như những sản phẩm như Exchange Server, BizTalk Server, Systems Management Server, Small Business Server.

Những công cụ phát triển như Microsoft Visual Studio, bộ công cụ môi trường phát triển tích hợp, làm đơn giản hóa những chức năng sửa lỗi, sáng tạo cũng như triển khai phần mềm cho hệ điều hành Windows, Microsoft Office và nhiều trang web khác. Những dịch vụ trực tuyến như bao gồm MSN, nhóm dịch vụ Windows Lives gồm Bing, Windows Live Mail, Windows Live Messenger.


Quản trị mạng Microsoft chính là những công việc quản lý, quản trị mạng lưới gồm cung cấp dịch vụ đảm bảo và hỗ trợ mạng lưới hoạt động hiệu quả và cung cấp đúng chỉ tiêu đã định ra.
Quản trị mạng Microsoft chính là những công việc quản lý, quản trị mạng lưới gồm cung cấp dịch vụ đảm bảo và hỗ trợ mạng lưới hoạt động hiệu quả và cung cấp đúng chỉ tiêu đã định ra.

Như vậy thì học quản trị mạng Microsoft giúp cho bạn biết thêm thông tin cũng như quản trị về hệ điều hành máy trạm, hệ điều hành máy chủ Windows Server, quản trị mạng diện rộng, mạng cơ sở hạ tầng, cấu hình cũng như quản trị hệ thống thư điện tử, tường lửa.

Quá trình tiếp thu kiến thức tổng quát 

Những bước đầu chuẩn bị học quản trị mạng

Mọi thứ đều có nền tảng và tiền đề của nó, việc học quản trị mạng Microsoft cũng thế, điều tiên quyết bạn nên biết và nắm vững đó là kiến thức tổng quát về mạng máy tính, những loại mạng và các mô hình xử lý mạng.

  • Cần thiết phải biết rõ những chức năng, đặc tính của những loại mạng.

  • Hiểu được lý thuyết, khái niệm của mạng máy tính như OST, TCP/IP.

  • Hiểu rõ mô hình hoạt động, những chức năng của các thiết bị như Hub, Switch, Modem, Network Card.

  • Sử dụng được những tiện ích mạng thông thường như web, mail, ftp,... bên cạnh đó bạn phải nắm rõ những kiến thức về CCNA, Linux, Unix, CEH, Windows Server.

Chuyên môn trong quản trị mạng Microsoft

Sau khi bạn đã hoàn thành chương trình giáo dục chính thức thì một quản trị viên mạng có thể thêm nhiều cơ hội việc làm cũng như thăng tiến những kiến thức đã học về quản trị mạng như:

  • Cài đặt, quản trị hệ điều hành Windows Server mới nhất.

  • Quản lý và tổ chức người dùng trong môi trường Windows Server 2003, 2008.

  • Xây dựng được Domain riêng cho một hệ thống mạng.

  • Tổ chức phân quyền NTFS cũng như quản lý tài nguyên dùng chung trên mạng như máy in, tập tin, thư mục.

  • Quản trị và xây dựng được những dịch vụ cơ sở như mail, web, ftp, dns.

  • Kết nối và chia sẻ internet qua những kỹ thuật như NAT, ICS, Reserve Proxy trong môi trường Windows Server 2003, 2008.

  • Bảo mật hệ thống mạng qua phần mềm ISA.

Vận dụng kiến thức quản trị mạng vào thực tiễn


Học quản trị mạng Microsoft giúp cho bạn biết thêm thông tin cũng như quản trị về hệ điều hành máy trạm, hệ điều hành máy chủ Windows Server, ...
Học quản trị mạng Microsoft giúp cho bạn biết thêm thông tin cũng như quản trị về hệ điều hành máy trạm, hệ điều hành máy chủ Windows Server, ...

Bên cạnh việc nắm bắt vững những kiến thức lý thuyết, bạn không thể thiếu thực hành cũng như áp dụng mọi thứ mình đã học vào để có một hệ thống mạng hoàn chỉnh, giúp nhiều cho công việc của bạn sau này được thuận lợi, trơn tru hơn, không tốn quá nhiều thời gian nghiên cứu cách có thể áp dụng trong quá trình học tập. Đây là những kiến thức về:

  • Thiết bị mạng và công nghệ truyền dẫn.

  • Những công nghệ mạng LAN, CDN và các kiến trúc mạng.

  • Khảo sát những lớp trong mô hình OSI.

  • Cài đặt được Windows Server 2003, 2008 cũng như những phiên bản mới nhất.

  • Active Directory.

  • Quản lý được tài khoản của nhóm và người dùng.

  • Những chính sách hệ thống khác nhau.

  • Quản lý đĩa, quản lý in ấn, tạo cũng như quản lý thư mục dùng chung.

  • Dịch vụ DHCP, dịch vụ truy cập từ xa như DNS, FTP, Mail, Proxy.

  • Thực hành với hai phần mềm là Wingate, Mdaemon.

  • Xây dựng được mô hình mạng cho những công ty và doanh nghiệp nhỏ.

Những chứng chỉ học quản trị mạng

Cùng với chủ trương xã hội hóa giáo dục của nhà nước thì nhiều trường Đại học dần được ra đời, tuy vậy thì việc có thể đào tạo được nguồn lực về công nghệ thông tin của nhiều trường đại học chỉ mang tính tổng quát, có thể cung cấp những kiến thức cơ bản nhất.


Người quản trị hệ thống mạng Microsoft phải là người có khả năng tự thiết lập được một mạng máy tính, những cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động của mạng máy tính.
Người quản trị hệ thống mạng Microsoft phải là người có khả năng tự thiết lập được một mạng máy tính, những cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động của mạng máy tính.

Vậy nên, sau khi tốt nghiệp thì nhiều sinh viên phải tìm tới những trung tâm đào tạo IT (information technology) uy tín để có thể học thêm được những chứng chỉ công nghệ thông tin có giá trị quốc tế. Tại đây thì sinh viên có thể có cơ hội được đào tạo nâng cao hơn về chuyên môn, một số chứng chỉ cần thiết về ngành quản trị mạng sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Chứng chỉ MCSA, Microsoft Certification Systems Administrator

Được biết, chứng chỉ MCSA là chứng chỉ giúp bạn trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng về những phần mềm và ứng dụng mạng, cũng như các ứng dụng và cài đặt nó trên cơ sở hệ điều hành Windows.

Đồng thời bạn còn có thể chứng minh được kiến thức và kỹ năng của mình trong việc xử lý hiệu quả qua những trung tâm dữ liệu hiện đại, kết nối mạng, lưu trữ dữ liệu, nhận dạng - quản lý - triển khai - quản trị máy chủ của Windows.

Ngoài ra thì chứng chỉ MCSA này còn là một trong những giấy tờ xác thực vô cùng quan trọng đối với những người yêu thích cũng như có niềm đam mê theo đuổi học quản trị mạng, đôi khi nó còn là một chứng chỉ giúp cho bạn có thể nâng ap được trình độ về Microsoft, và là một hành trang để có thể tiếp cận những chứng chỉ khác.

Đối với những bạn sinh viên công nghệ thông tin vừa ra trường cũng như người mới bắt đầu trong lĩnh vực này nếu như có thể sở hữu được chứng chỉ MCSA này chính là một cơ hội giúp cho nhiều bạn trẻ tới với nghề này nhanh chóng, thuận lợi hơn. Theo Microsoft thì có tới 86% những nhà tuyển dụng có quan tâm tới ứng viên sở hữu những chứng chỉ liên quan tới nghiệp vụ cũng giống như chứng chỉ này.

Một số loại chứng chỉ MCSA được cập nhật mới nhất là:

  • Chứng chỉ Windows Server 2012, minh chứng được khả năng tiết kiệm, giảm thiểu chi phí công nghệ thông tin, mang lại được giá trị kinh doanh lớn hơn cả về cấu hình.

  • Chứng chỉ Microsoft Dynamics 365 là tủy chỉnh, thực hiện, định cấu hình, hỗ trợ và sử dụng bảo trì.

  • Chứng chỉ Windows Server 2016 cài đặt cũng như cấu hình của Nano Server, kết nối và lưu trữ mạng cũng như có chức năng định danh với Windows Server 2016 cùng các giải pháp lưu trữ cục bộ đối với máy chủ.

  • Chứng chỉ Web Applications: Minh chứng thực tế cho năng lực về việc xây dựng và triển khai ứng dụng web hiện đại.

  • Chứng chỉ BI Reporting: Thể hiện kỹ năng quản lý và đào tạo những giải pháp kinh doanh qua việc phân tích dữ liệu bằng Power BI.

Chứng chỉ MCSE: Microsoft Certification Solutions Expert


Chứng chỉ MCSA là chứng chỉ giúp bạn trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng về những phần mềm và ứng dụng mạng
Chứng chỉ MCSA là chứng chỉ giúp bạn trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng về những phần mềm và ứng dụng mạng

Đây chính là chứng chỉ Microsoft hạng trung phổ biến gồm phần lớn những vai trò như quản trị hệ thống ở cấp server và desktop, cũng như những vai trò chuyên môn hơn như Dara Platform, Business Intelligence, Private Cloud, Communication, Messaging và Sharepoint.

Nhưng trọng tâm chính là những chủ đề về Windows Server for desktop infrastructure và private cloud. Những chứng chỉ này không sử dụng đặc biệt việc quản trị mạng trong thuật ngữ và mô tả, chúng cũng không đặt dưới những tiêu đề về quản trị mạng. Nhưng có rất nhiều mạng liên quan tới hệ thống máy chủ hiện đại thì MCSE đã xếp hạng nó vào một trong top những chứng chỉ về quản trị mạng cần thiết.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm niềm đam mê với công nghệ thông tin, từ đó có những quyết định chuẩn xác nhất trong việc chọn ngành học trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước