meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phát triển nhà ở xã hội: Một “mũi tên” trúng nhiều đích

Thứ ba, 07/03/2023-11:03
Phát triển nhà ở xã hội không chỉ đáp ứng mục tiêu chiến lược của quốc gia giúp người dân có cơ hội cải thiện nhà ở, đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp, đồng thời còn giúp thị trường bất động sản từng bước khắc phục được lệch pha cung - cầu. 

Khủng hoảng có thể trầm trọng hơn 

Theo VnEconomy, một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản rơi vào khó khăn như hiện nay là do cơ cấu sản phẩm không hợp lý cùng với sự thiếu hụt nguồn cung bất động sản ở phân khúc trung bình - phân khúc có nhu cầu ở thực rất lớn. Tình trạng nguồn cung thì nghiêng về phân khúc nhà ở trung và cao cấp, trong khi nhu cầu lại nghiêng về bất động sản bình dân, dẫn tới hiện tượng thị trường lệch pha cung - cầu. Nếu tiếp tục kéo dài sự lệch pha này có thể gây ra những cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn nữa. 

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đã và đang đặt ra nhiều mục tiêu tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Nổi bật là Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” giúp cải thiện nguồn cung nhà ở giá rẻ. 


Một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản rơi vào khó khăn như hiện nay là do cơ cấu sản phẩm không hợp lý.
Một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản rơi vào khó khăn như hiện nay là do cơ cấu sản phẩm không hợp lý.

Liên quan đến vấn đề nguồn vốn, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vào ngày 17/2 vừa qua, Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tuy nhiên, sau khi xem xét sẽ thực hiện gói tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trước vì có sẵn nguồn vốn. Với gói tín dụng này người xây dựng và người mua nhà sẽ được vay vốn với lãi suất thấp hơn 1,5 - 2% so với lãi suất vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường từng thời kỳ. 

"Theo kế hoạch, sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về phát triển thị trường bất động sản an toàn lành mạnh bền vững, trong đó có nội dung về gói tín dụng nhà ở xã hội. Khi có quyết nghị của Chính phủ, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai thực hiện gói trên”, đại diện Bộ Xây dựng thông tin.

Một chuyên gia kinh tế nhận định, gói tín dụng là tín hiệu tích cực nhằm khơi thông vấn đề vốn cho thị trường bất động sản, phù hợp với chiến lược chung về phát triển nhà ở của Chính phủ, hướng tới đối tượng được thụ hưởng chính sách là người lao động thu nhập thấp, công nhân. 

“Chúng ta thấy rằng để hỗ trợ cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững, rõ ràng việc hỗ trợ cho phân khúc nhà ở trung bình, nhà ở xã hội nhận được nhiều sự đồng thuận từ lãnh đạo cũng như người dân”, chuyên gia nhận xét.


Vấn đề vướng mắc trong đầu tư nhà ở xã hội không chỉ ở vốn mà còn là thiếu quỹ đất.
Vấn đề vướng mắc trong đầu tư nhà ở xã hội không chỉ ở vốn mà còn là thiếu quỹ đất.

Tuy nhiên vấn đề vướng mắc trong đầu tư nhà ở xã hội không chỉ ở vốn mà còn là thiếu quỹ đất, bất cập trong cơ chế định giá bán và xét duyệt danh sách mua nhà ở xã hội. Do đó, để gói tín dụng 120.000 tỷ đồng thực sự có hiệu quả, cần phải tạo lập được quỹ đất sạch cho phát triển dự án nhà ở xã hội, đồng thời việc định giá bán nhà ở xã hội cũng cần phù hợp với biến động giá thị trường. 

Xem xét bỏ cơ chế xét duyệt danh sách mua nhà ở xã hội mà chỉ cần quy định người có thu nhập thấp thuộc đối tượng nào, ở đâu, nếu có nhu cầu là được mua nhà ở xã hội. Làm như vậy sẽ khơi thông đầu ra, tháo gỡ đầu ra cho các dự án nhà ở xã hội là rất quan trọng để thúc đẩy tính thanh khoản. Bởi nếu một dự án làm xong nhưng 2 - 3 năm không bán hết nhà thì không có lợi nhuận như vậy sẽ không có nhà đầu tư nào muốn tham gia vào các dự án nhà ở xã hội.

Thí điểm một số chính sách mới 

Nhằm giải quyết những khó khăn liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, mới đây Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết thí điểm một số chính sách như lựa chọn chủ đầu tư thông qua đấu thầu, hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nếu có quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, đề xuất cho chính quyền địa phương và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cũng được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại khu công nghiệp. 


Đề xuất cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp để cho người lao động trong đơn vị thuê lại.
Đề xuất cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp để cho người lao động trong đơn vị thuê lại.

Chính phủ cũng đề xuất cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp để cho người lao động trong đơn vị thuê lại. Cắt giảm điều kiện đối với trường hợp thuê nhà ở xã hội; đối với trường hợp mua, thuê thì đảm bảo 2 điều kiện khó khăn về nhà ở và thu nhập thấp. Chính phủ đề xuất thực hiện giao đất không thu tiền sử dụng đất, chủ đầu tư được chuyển nhượng nhà ở xã hội gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất. Quy hoạch và bố trí đủ quỹ đất nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. 

Đại diện Savills Việt Nam cho rằng những nhận định này là hoàn toàn hợp lý. Theo đó, UBND cấp tỉnh, cơ quan chức năng sẽ chủ động hơn trong việc quy hoạch khu vực nào là nhà ở xã hội, khu vực nào là nhà ở cho người thu nhập thấp nhằm phục vụ tốt hơn cho đối tượng được thụ hưởng. Do liên quan đến cơ sở hạ tầng, giải quyết bài toán công ăn việc làm cho người dân chứ không chỉ đơn thuần tạo lập nơi cư trú. 

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng có cùng quan điểm, ông cho rằng làm nhà ở cho công nhân nhưng xa nơi họ làm việc hoặc thiếu cơ sở hạ tầng là bất hợp lý. “Nếu nhà ở xã hội xây chỉ để đủ chỉ tiêu số lượng mà không tính đến sinh kế, nhu cầu thực tế của người dân thì sẽ không bền vững được”, ông Nghiêm nói. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

TP.HCM: Sáu tháng đầu năm, bất động sản là ngành tăng trưởng thấp nhất

2 giờ trước

Bình Định xây dựng khu giải trí đêm 300 tỉ đồng bên bờ biển Quy Nhơn

2 giờ trước

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

20 giờ trước

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

20 giờ trước

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

20 giờ trước