meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phát triển hạ tầng du lịch phải đi đôi với hạ tầng giao thông

Thứ năm, 08/09/2022-13:09

Nút thắt ở hạ tầng kết nối

Trong giai đoạn phát triển bùng nổ, các dự án BĐS nghỉ dưỡng được đầu tư phát triển ở mọi địa phương, bất chấp sự “nghèo nàn” của hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kết nối. Nhiều dự án resort, condotel cao cấp được đầu tư trong khi hạ tầng giao thông chưa được xây dựng hoàn thiện. Hậu quả là gây ra sự bất cân đối trong phát triển hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng với hạ tầng giao thông. Qua đó, làm giảm hiệu quả đầu tư của các dự án và không phát huy được lợi thế về du lịch của các địa phương.


Trong giai đoạn phát triển bùng nổ, các dự án BĐS nghỉ dưỡng được đầu tư phát triển ở mọi địa phương, bất chấp sự “nghèo nàn” của hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kết nối.
Trong giai đoạn phát triển bùng nổ, các dự án BĐS nghỉ dưỡng được đầu tư phát triển ở mọi địa phương, bất chấp sự “nghèo nàn” của hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kết nối.

Đầu tư cho hạ tầng giao thông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng. Điều này được thể hiện qua sự thành công của những địa phương có tốc độ phát triển và thu hút đầu tư cho lĩnh vực du lịch mạnh mẽ thời gian qua. Những địa phương này có một điểm chung là hạ tầng giao thông được đầu tư trước một bước so với các dự án du lịch.

Phát triển hạ tầng cần một nguồn lực rất lớn, nếu chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách Nhà nước và địa phương là không đủ ngay cả đối với những tỉnh thành có nguồn thu ngân sách lớn. Đối với các tỉnh được xếp vào nhóm “nghèo” thì càng khó thu xếp nguồn vốn hơn. Trong khi, những địa phương càng “nghèo” thì cơ sở hạ tầng lại càng thiếu và yếu cần đầu tư.

Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, hiện nay, việc phát triển dự án đang đi trước việc phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương là điều dễ hiểu. Các chủ đầu tư đều mong muốn đẩy nhanh tốc độ hoàn thành dự án vì những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Trong khi đó các đầu tư về hạ tầng bao gồm sân bay, hệ thống giao thông vận tải,… vốn cần nguồn lực của chính quyền đều cần nhiều thời gian để thực hiện do các thủ tục và quy trình liên quan. Vấn đề này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước, và mỗi quốc gia sẽ có những cách giải quyết khác nhau. 


Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương

Chúng ta có thể thấy, gần đây những địa phương thu hút rất nhiều Chủ đầu tư quan tâm với các dự án lớn như Quy Nhơn, Cam Ranh – Khánh Hòa. Tuy nhiên, hạ tầng hàng không mặc dù đã có sân bay quốc tế nhưng vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của các dự án. Bên cạnh đó, hệ thống đường cao tốc liên vùng còn nhiều hạn chế, hệ thống đường sắt kém phát triển và đã lỗi thời.

Tình trạng này cũng đã từng xảy ra tại Đà Nẵng vào những năm 2010 khi địa phương này thu hút nhiều dự án triển khai nhưng hạ tầng giao thông khi đó còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án đầu tư. Nhưng sau đó, nhờ được đầu tư tốt, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhiều, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển. 

Nhìn chung, thị trường sẽ đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của hạ tầng kết nối liên vùng và hạ tầng của các dự án BĐS du lịch. Khi nguồn cung phòng gia tăng sẽ cần sự gia tăng nguồn cầu và một trong các nguồn lực cần thiết để kích thích nguồn cầu tăng chính là tốc độ phát triển của hạ tầng để có thể lấp đầy nguồn cung đó.

Theo khảo sát của Vietravel, “Tâm lý chung của du khách thường rất ngại khi phải bỏ thời gian, công sức để đến những điểm du lịch có hạ tầng giao thông kém phát triển dù đó là những điểm có sức hấp dẫn về cảnh quan và văn hóa. Đặc biệt, là khách quốc tế cao cấp có mức chi tiêu cao.

Phát triển dự án trên tinh thần hài hòa về lợi ích


Một điển hình cho sự phát triển hạ tầng kết nối đã tạo điều kiện cho hạ tầng du lịch phát huy được hiệu quả là Quảng Ninh.
Một điển hình cho sự phát triển hạ tầng kết nối đã tạo điều kiện cho hạ tầng du lịch phát huy được hiệu quả là Quảng Ninh.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Để khai thác hiệu quả những tiềm năng này, theo các chuyên gia chúng ta cần phát triển các dự án hạ tầng kết nối đồng bộ, trước một bước so với các dự án BĐS du lịch.

Theo ông Mauro Gasparotti, chính quyền địa phương cần làm việc sâu sát với doanh nghiệp để hiểu hơn về nhu cầu hạ tầng nhằm đáp ứng mức độ phát triển của các dự án. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chung tay với địa phương trong phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng kết nối. Bởi hạ tầng kết nối là một trong những điều kiện cần để ngành du lịch địa phương phát triển.

Một điển hình cho sự phát triển hạ tầng kết nối đã tạo điều kiện cho hạ tầng du lịch phát huy được hiệu quả là Quảng Ninh. Cuộc cách mạng trong phát triển hạ tầng giao thông với sự đồng bộ ở cả ba loại hình không - thủy - bộ là cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu thủy quốc tế Hạ Long và tuyến cao tốc Hạ Long - Cảm Phả - Vân Đồn kết nối với các tuyến đường huyết mạch khác đã giúp Quảng Ninh có bước phát triển vượt bậc về thu hút đầu tư. Đặc biệt là các dự án BĐS du lịch cao cấp của những nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, góp phần thay đổi về chất của du lịch Quảng Ninh.


Tuyến cao tốc Hạ Long - Cảm Phả - Vân Đồn kết nối với các tuyến đường huyết mạch khác đã giúp Quảng Ninh có bước phát triển vượt bậc về thu hút đầu tư.
Tuyến cao tốc Hạ Long - Cảm Phả - Vân Đồn kết nối với các tuyến đường huyết mạch khác đã giúp Quảng Ninh có bước phát triển vượt bậc về thu hút đầu tư.

Chính quyền – người dân – doanh nghiệp cần được đảm bảo về lợi ích một cách hài hòa. Dự án trước hết phải đem lại lợi ích về kinh tế - xã hội cho địa phương; người dân phải được hưởng lợi từ chính những dự án này bằng công ăn việc làm, bằng hạ tầng phát triển, bằng chất lượng cuộc sống được nâng cao … và bản thân doanh nghiệp cũng phải thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động đầu tư của họ. Chỉ khi các dự án được phát triển theo hướng hài hòa về lợi ích giữa các bên thì dự án đó mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Mới đây, dự án du lịch 5 sao Hồ Núi Cốc - huyện Đại Từ - Thái Nguyên đã được UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định thu hồi dự án theo đề xuất của chủ đầu tư là Công ty CP Flamingo Holding Group. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ hoạt động thu gom đất của nhiều tổ chức, cá nhân thuộc khu vực dự án gây khó khăn trong việc thỏa thuận đền bù giải phóng mặt bằng. Hoạt động này dẫn đến mặt bằng dự án bị chia cắt manh mún, nhiều công trình xây dựng trái phép gây phá vỡ cảnh quan và khó khăn trong kết nối giao thông. Do đó, việc thực hiện dự án trở lên bất khả thi, buộc chủ đầu tư phải chủ động xin chấm dứt đầu tư. Giờ đây, để thu hút được nhà đầu tư mới đủ tiềm lực vào Hồ Núi Cốc giờ đây sẽ gặp phải nhiều khó khăn.

NGUYỄN TIẾN
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước