Tây Nguyên: Cần một lực đẩy từ hạ tầng giao thông để chuyển mình
BÀI LIÊN QUAN
Điểm mặt các nhà đầu tư “đánh thức” thị trường bất động sản Tây NguyênSốt đất Tây Nguyên vừa cắt, loạt chủ đất ngã ngửa vì mất trắng đất thổ cư dù chỉ giao dịch đất vườnHạ tầng nhiều yếu kém
Ngoài Đắk Nông, các tỉnh còn lại tại khu vực Tây Nguyên, gồm: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng đều thuộc top 10 tỉnh, thành có diện tích lớn nhất cả nước. Đây vừa được xem là lợi thế, đồng thời lại là trở ngại về giao thương khi hạ tầng chưa phát triển.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Huyện, Tây Nguyên không có giao thông đường biển và đường sắt, đường hàng không cũng chưa phải là chủ lực, cho nên giao thông đường bộ chiếm chủ đạo ở vùng này.
Cụ thể, Tây Nguyên hiện có trên 35.600 km đường bộ; trong đó, tổng chiều dài quốc lộ là trên 3.000 km, bao gồm hai trục dọc quan trọng là QL14 (đường Hồ Chí Minh) và QL14C chạy dọc biên giới. Ngoài ra, Tây Nguyên còn sở hữu các tuyến quốc lộ ngang qua, với tổng chiều dài khoảng 32.220 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính từng chỉ ra nguyên nhân khiến khu vực Tây Nguyên phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng, một phần là do mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng còn chưa có tính đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu tạo đột phá cho phát triển.
Sốt đất đi qua, môi giới bất động sản đau đầu vì bị trách mắng
Từ những tháng đầu năm 2021, cơn "sốt đất" đổ bộ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước thị trường bất động sản được dịp trở nên sôi động. Theo đó nhiều nhà đầu tư mới, non kinh nghiệm cũng ôm tiền chạy theo cơn sốt, với lòng tin có thể kiếm tiền từ bất động sản.Những điểm mới nhất về quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên
Hiện nay, phát triển du lịch là hoạt động có tác dụng thúc đẩy sự thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội, đồng thời làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc cán cân thu chi của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tây Nguyên là vùng đất có hệ sinh thái tự nhiên trù phú, giữ được nhiều dấu tích của lịch sử, văn hóa cộng đồng. Do vậy, vấn đề quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên để tôn tạo và quảng bá nét đẹp tinh hoa là điều cấp thiết.Thực tế cho thấy tỉnh Đắk Lắk tồn tại một số hạn chế như phát triển còn thiếu tính ổn định và bền vững; tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng; thu hút đầu tư còn hạn chế, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ông Nguyễn Đình Trung - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, cũng cho rằng, những hạn chế trên chủ yếu là do xuất phát điểm kinh tế - xã hội của tỉnh thấp, song kết cấu hạ tầng nội vùng chưa đồng bộ.
Một thực trạng khác hiện nay ở Tây Nguyên là hệ thống giao thông đường bộ đang bộc lộ nhiều điểm nghẽn.
Cụ thể, Quốc lộ 14 hiện là huyết mạch giao thông chính, nơi kết nối giao thương hàng hóa giữa các tỉnh Tây Nguyên. Thế nhưng, tuyến đường này đã và đang bị quá tải và vẫn chưa có tuyến đường mới bổ sung.
Bên cạnh đó, kết nối giữa Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung vẫn còn dựa vào các tuyến quốc lộ đã có từ lâu. Dù liên tục nâng cấp, sửa chữa nhưng các tuyến đường này vẫn trở thành thách thức của nhiều tài xế xe khách, xe tải bởi địa hình có nhiều đèo dài, hiểm trở kéo theo thời gian di chuyển lâu. Song song, tình trạng sạt lở núi và tai nạn giao thông cũng diễn ra thường xuyên tại nhiều điểm đen trên các cung đường đèo này.
Cần nhiều tuyến đường cao tốc hơn nữa
Các chuyên gia nhận định rằng, để Tây Nguyên có bước phát triển mang tính đột phá, không chỉ cần phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng dọc, mà còn nhất thiết tối ưu hóa trục giao thông ngang nhằm tạo liên kết từ Tây sang Đông, giúp kinh tế Tây Nguyên được khai thác hiệu quả, rộng hơn là phát huy vai trò cánh cửa phía đông của tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tiến sĩ Huỳnh Huy Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Đà Nẵng từng chỉ ra: Phát triển Tây Nguyên cần gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối vùng miền Trung.
“Cần sớm đầu tư mở rộng và nâng cấp các tuyến đường quốc lộ nối liền Quảng Nam với Kon Tum, nối Quảng Ngãi với Măng Đen (Kon Tum), Bình Định với Gia Lai để gắn hai tỉnh Tây Nguyên vào sự liên kết kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối vùng nguyên liệu với các khu công nghiệp chế biến, nguồn hàng tới bến cảng,” ông Hòa đề xuất.
Đồng ý kiến, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, việc liên kết vùng rất quan trọng, trước mắt Bình Định, Phú Yên, Pleiku, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk cần liên kết trên 3 trục giao thông chính là QL14, QL25 và QL19 để tạo ra mối liên kết phát triển toàn vùng.
Theo thống kê, giai đoạn từ năm 2016 - 2020, Bộ GTVT đã chỉ đạo thực hiện 7 dự án đường bộ trên địa bàn Tây Nguyên, với chiều dài khoảng 579 km, mức kinh phí trên 14.500 tỷ đồng. Các dự án bao gồm: Dự án Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL24 đoạn qua tỉnh Kon Tum (dài 31km, kinh phí trên 847 tỷ đồng, đã hoàn thành vào ngày 15/7/2022); 3 dự án thành phần của Dự án Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25 đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên và Gia Lai (tổng vốn đầu tư 850 tỷ đồng, đã cơ bản hoàn thành, đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ đưa vào sử dụng); Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 19 đi qua địa bàn Gia Lai và Bình Định (dài khoảng 143 km, tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng, đã khởi công ngày 27/5/2022)...
Nhiều công trình là thế, tuy nhiên, ngoài tuyến cao tốc Liên Khương - Prenn (Đà lạt, Lâm Đồng) đã vào sử dụng tháng 6/2008, Tây Nguyên hiện vẫn chưa có tuyến đường cao tốc kết nối liên tỉnh.
Cho đến tháng 7/2022, Tây Nguyên mới có 1 dự án đường cao tốc được phê duyệt chính thức là Công trình cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng, chiều dài khoảng 117,5 km. Dự án này sẽ hình thành trục ngang - kết nối vùng Tây Nguyên với vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đồng thời kết nối với các trục dọc nhằm phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, tạo dư địa và động lực không gian phát triển Tây Nguyên, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trước đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt về chủ trương đầu tư bổ sung mới các dự án cao tốc đối với vùng Tây Nguyên như chủ trương nghiên cứu đầu tư tuyến đường cao tốc kết nối Kon Tum với Quảng Nam hồi tháng 6/2022. Tại dự án này, Thủ tướng giao Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Nam và CTCP Tập đoàn Trường Hải so sánh các phương án đầu tư và lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Ngoài ra, vào ngày 15/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo UBND tỉnh Gia Lai chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, UBND tỉnh Bình Định, Tổng công ty SCIC và một số đối tác khác tiến hành nghiên cứu phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.