Phân khúc căn hộ condotel sau giấc “ngủ đông” vẫn mòn mỏi chờ đợi “sóng mới”
BÀI LIÊN QUAN
Những nỗ lực "gỡ rối" cho condotelNhững “thủ phủ” condotel một thời nay không thấy bóng dáng nguồn cung mớiCondotel chờ ngày khoác… sổ hồngSở hữu 2 căn condotel (căn hộ du lịch/căn hộ khách sạn) ở thành phố Cam Ranh (Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), anh Trần Quốc Khánh chia sẻ thông tin, sau gần 2 năm đi vào "bế tắc", thời điểm đầu quý II/2022, một tia hy vọng vụt sáng lên với các nhà đầu tư khi xuất hiện thông tin loại hình condotel sẽ chính thức được “cởi trói” trong việc cấp sổ đỏ, sổ hồng.
Condotel hồi phục khá chậm
Theo chia sẻ của anh Khánh, vào thời điểm cuối tháng 4/2022, thị trường condotel như được tiếp thêm sức mạnh khi vấn đề cấp sổ đỏ lâu dài cho loại hình sản phẩm này chính thức được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa vào dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
Trong những năm qua, vấn đề pháp lý vẫn luôn là “tử huyệt” khiến cho loại hình căn hộ condotel từ vị thế thống trị trên thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng rơi vào tình trạng ngắc ngoải như thời điểm hiện tại. Vì vậy, khi vấn đề này có dấu hiệu được điều chỉnh, tháo gỡ, các nhà đầu tư kỳ vọng loại hình bất động sản này sẽ quay trở lại với thời đỉnh cao.
Shophouse nghỉ dưỡng đắt khách, condotel tiếp tục trì trệ
Cùng với sự hồi sinh mạnh mẽ của du lịch, các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng như biệt thự và shophouse ghi nhận mức tiêu thụ tốt tại thị trường các tỉnh miền Trung trong quý I vừa qua. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lại không mấy “mặn mà” với thị trường condotel.Condotel phục hồi chậm, có nên cắt lỗ?
Tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đang khiến những nhà đầu tư vào thị trường Condotel đang ở thế giữ không nổi mà bán cũng không xong.Có nên cấp “giấy khai sinh” cho hơn 100.000 căn hộ condotel?
8 năm qua, hơn 100.000 căn hộ du lịch (Condotel) đã hoàn thành nhưng chưa được cấp sổ đỏ. Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc có nên cấp "giấy khai sinh" cho condotel?Mở cửa du lịch nhưng thị trường condotel vẫn ảm đạm, giá bán tăng
Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid – 19, từ cuối năm 2021 đến nay, một số loại hình bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhờ các chính sách mở cửa du lịch và kích cầu đầu tư. Tuy nhiên, condotel là phân khúc duy nhất chưa rõ tín hiệu hồi phục khi nguồn cung và lượng tiêu thụ vẫn còn ở mức thấp.Được "cởi trói", nhà đầu tư có condotel có nên chờ sóng tăng?
Gần 2 năm qua, dưới áp lực lãi vay cùng những vướng mắc về pháp lý khiến cho nhiều nhà đầu tư Condotel như "ngồi trên đống lửa". Tuy nhiên, với sự phục hồi của du lịch, đặc biệt là cơ hội được cấp sổ đỏ lâu dài, đang mở ra cánh cửa "hồi sinh" cho loại hình từng một thời "làm mưa làm gió" này.Số phận của 100.000 căn hộ condotel chưa có sổ hồng trong suốt 8 năm qua sẽ “trôi” về đâu?
Trong gần 8 năm qua đã có khoảng 100.000 căn hộ condotel được triển khai vẫn còn vướng mắc về mặt pháp lý khi không được cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật về đất đai.Condotel hết thời: Đã đến lúc "buông tay" căn hộ nghỉ dưỡng?
Từng được ví như "gà đẻ trứng vàng" trên thị trường bất động sản du lịch, căn hộ nghỉ dưỡng ven biển hiện tại khiến các nhà đầu tư phải chật vật bởi những cam kết về lợi nhuận đã không còn mà cắt lỗ cũng không xong.“Cởi trói” condotel, cơ hội đón sóng trở lại cho các nhà đầu tư
Sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi Covid - 19 và chịu áp lực lãi vay cùng nhiều vướng mắc pháp lý khiến loại hình condotel gần như biến mất khỏi kênh đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên đến nay, ngành du lịch đã bắt đầu phục hồi, nhất là cơ hội được cấp sổ đỏ và được quy định chính thức trong hệ thống pháp luật đang dần “hồi sinh” condotel vốn đã từng bùng nổ một thời.“Hy vọng lóe lên trong chốc lát rồi lại nhanh chóng lụi tàn. Sau gần 3 tháng chờ đợi thì tôi hiểu rằng từ dự thảo đến thực tế còn một quãng đường rất dài. Cũng may là cả 2 căn condotel này tôi sở hữu được bằng vốn tự có, chứ hầu hết những người bạn bè của tôi phải dùng đến vốn vay thì hiện rất khó khăn”, anh Khánh cho hay.
Thực tế, trong các dữ liệu báo cáo thống kê thời gian gần đây, nhờ sự phục hồi của ngành du lịch, thị trường căn hộ condotel không đến mức quá bi thảm mà đang cho thấy có những dấu hiệu ấm dần lên, đặc biệt là về giá bán trên thị trường sơ cấp.
Cụ thể, theo thông tin của DKRA Việt Nam, trong thời điểm quý II/2022, giá bán sơ cấp trung bình của loại hình biệt thự nghỉ dưỡng tại khu vực phía Nam đang có giá bán là 37,1 tỷ đồng/căn, tại khu vực miền Trung trung bình là 30,2 tỷ đồng/căn và tại khu vực phía Bắc đang là 17,8 tỷ đồng/căn, tăng cao ở mức 11 - 28% so với thời điểm cùng kỳ của năm trước.
Riêng đối với loại hình căn hộ condotel dù đã cho thấy dấu hiệu hồi phục hồi chậm hơn, nhưng tỷ lệ tiêu thụ tính trên nguồn cung mới vẫn đang đạt ở mức là khoảng 59%, tương đương với tổng số 944 căn, bằng với tỷ lệ 58% so với thời điểm 6 tháng đầu năm 2021. Mặt bằng giá sơ cấp của condotel ghi nhận tăng 9 - 15% so với thời điểm cùng kỳ năm trước.
Những chỉ dấu ấm lên của thị trường condotel khiến cho nhiều nhà đầu tư từng có xu hướng tìm cách thoát hàng bằng mọi giá đầu năm 2022 đã bắt đầu suy nghĩ lại, thay vào đó là cố sức gồng lên, trụ lại để chờ đợi những đợt sóng mới của thị trường.
Chị Hoàng Thị Thùy Anh (Hà Nội) chia sẻ, thời điểm năm 2021 chị có tổng 3 căn hộ condotel nằm ở ven biển Đà Nẵng. Đến đầu năm 2022, chị đã chào bán 2 căn để cố gắng thu hồi vốn thế nhưng dù đăng tin nhiều nơi cũng chỉ có thể bán được 1 căn, còn 1 căn bị tồn lại. Sau thời gian gần như đóng băng vì đại dịch, từ khi ngành du lịch mở cửa trở lại, 2 căn hộ nghỉ dưỡng condotel của chị gần như lúc nào cũng có khách hỏi thuê.
Bao giờ thị trường condotel có “sóng” lên?
“Việc 2 căn condotel luôn được lấp đầy khách đã giúp tôi giảm bớt áp lực nặng nề về lãi suất ngân hàng, đồng thời cũng mở ra những kỳ vọng về sự tăng trưởng trở lại của thị trường trong tương lai không xa thế nên tôi đã dừng việc ký gửi môi giới bán. Tôi sẽ chờ đợi thêm thời gian từ 1 – 2 năm nữa để chờ đợi làn sóng mới nổi lên trước khi cân nhắc đến khả năng sẽ rao bán lại những căn hộ này”, chị Thùy nói.
Anh Lê Quốc Cường, một môi giới bất động sản kỳ cựu ở Đà Nẵng, cho biết hiện tượng các nhà đầu tư condotel bắt đầu dừng việc bán cắt lỗ đã diễn ra từ cuối năm 2021. Kể từ tháng 1/2022 cho đến nay, các ký gửi loại hình này đã giảm gần 70%, hầu hết những căn đăng bán trong thời gian dài nhưng bị “ế” trước đó cũng được chủ nhân yêu cầu dừng lại để chờ thời.
Qua những phân tích diễn biến từ thị trường, nhiều chuyên gia đưa ra nhận định rằng sau quãng thời gian “ngủ đông” dài, loại hình căn hộ condotel dù cần thêm nhiều thời gian để có thể hồi phục, song sẽ chứng kiến những bước nhảy trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, loại hình này rất khó để có thể quay trở lại với thời kỳ hoàng kim như trong giai đoạn 2019.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định rằng khi du lịch đã phục hồi hoàn toàn, số lượng sản phẩm căn hộ condotel tại các địa phương nổi tiếng về du lịch như Phú Quốc, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ninh… sẽ được “phá băng”.
“Nếu so sánh về giá thì bất động sản nghỉ dưỡng tại các dự án hiện nay chưa bị tăng quá nhiều so với căn hộ chung cư, đất vùng ven trong thời gian 2 năm vừa qua. Đây sẽ là lý do để phân khúc bất động sản này thu hút các nhà đầu tư trở lại”, ông Đính nhận định.
Điều đáng chú ý là DKRA Việt Nam cho rằng, căn hộ condotel là loại hình tài sản có giá vốn thấp hơn so với sản phẩm nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng và shophouse ven biển, thế nên trong thời gian 3 năm sắp tới, nhu cầu sở hữu tài sản second-home (ngôi nhà thứ hai) như căn hộ condotel sẽ có xu hướng tăng cao, bất chấp gặp phải một số vấn đề về mặt pháp lý có thể sẽ chưa được tháo gỡ triệt để.
Đặc biệt, cùng với “cơn khát” du lịch của một bộ phận người dân trong nước tăng cao, lượng khách quốc tế quay trở lại Việt Nam sau khi dịch bệnh lắng dịu sẽ tạo ra một lượng nhu cầu khổng lồ đối với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng nói chung và căn hộ condotel nói riêng, qua đó làm tăng nguồn thu, đồng thời làm giảm sức ép tài chính cho các nhà đầu tư.
Dù được dự báo có nhiều hậu thuận để trở lại “đường đua” sau 2 năm dài trầm lắng, tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì các nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng. Về pháp lý, từ dự thảo sửa đổi cho đến triển khai thực tế sẽ còn trải qua một quãng đường dài thế nên vướng mắc này có thể sẽ còn tiếp tục tồn tại trong tương lai.