Ông nông dân Tiền Giang đầu tư đất trồng cau vú bò Bà Điểm, mỗi năm thu lãi 500 triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Nông dân Bắc Giang đầu tư đất đồi nuôi gà, mỗi lứa thu lãi 280 triệu đồngAnh nông dân 8x Phú Yên đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi chim bồ câu Pháp, mỗi tháng thu lãi hơn 10 triệu đồngÔng nông dân Phú Yên đầu tư đất trồng sâm Nam trong vườn tiêu, chỉ hái lá cũng bán được 60.000 đồng/kgTrồng giống cau vú bò Bà Điểm dễ như chơi
Theo Dân Việt, ông Sáu Tần trồng cau vú bò Bà Điểm với 1.200 cây. Vườn cau tơ nay đã cho trái được 2 năm. Vườn cau của ông Sáu Tần tại tỉnh Tiền Giang được trồng đều, thẳng tắp, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm phun sương mù mịt và chẳng ai còn tâm trí nghĩ về giá cau. Cũng như thường lệ, ông Sáu Tần vẫn lui cui ngoài vườn. Vừa đi ông vừa ngó nghiêng những buồng cau trĩu quả. Khi nghe nói giá cau tuột 23.000 đồng/kg thì ông Sáu Tần không nói gì chỉ cười vui. Đối với ông Sáu Tần, việc giá cau lên xuống như thủy triều vậy. Điều mà ông quan tâm nhất vẫn là vườn cau làm sao cho xanh tốt và trái đạt năng suất cao.
Theo lời lão nông này, ông đã trồng vườn cau vú bò Bà điểm từ 6 năm trước. Tuy nhiên, ông mê trồng cau từ hồi còn là thanh niên. Được biết, 6 năm trước khi nghe bà chủ vựa thu mua cau ở Giồng Trôm (Bến Tre) chỉ cho giống cau vú bò Bà Điểm với chất lượng và năng suất thượng thừa và hứa sẽ mua hết cau. Lúc này ông Sáu Tần đã hăng hái về Bà Điểm (Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh) mua cây cau giống.
Anh nông dân Lâm Đồng đầu tư 2ha đất trồng tre Mạnh Tông, mỗi năm thu lãi 400 triệu đồng
Được biết, năm 2007 từ dự án hỗ trợ giống cây trồng của xã, anh Đỗ Thanh Hải cùng với một số hộ dân thôn Hương Vân, xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đã được dự án Winrock hỗ trợ giống tre Mạnh Tông để trồng thử nghiệm và mỗi hộ nhận được 10 gốc.Anh nông dân 8x Phú Yên đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi chim bồ câu Pháp, mỗi tháng thu lãi hơn 10 triệu đồng
Chàng trai trẻ 8x Hồ Minh Hoàng với bản tính dám nghĩ, dám làm, năng động và chịu khó đã học hỏi các mô hình làm kinh tế cho hiệu quả. Anh Hoàng trú tại thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đã cho thu nhập khá.Ông Sáu Tần thổ lộ, cau vú bò Bà Điểm ruột to, vỏ mềm. Cau Bà Điểm cũng có mùi thơm ngọt và đặc biệt không chát, ăn nhiều cũng không say. Hơn thế, cau của Bà Điểm cho năng suất rất tốt. Vào thời điểm đó, "Mười tám thôn vườn trầu" - Bà Điểm chính là người trồng cau chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Chính vì thế, muốn mua cau giống thì ông Sáu Tần đã phải mua vét từng trái rồi mang về làm giống. Giá cau lúc đó là 15.000 đồng/kg.
Ông Sáu Tần cho hay: "Tôi phải đi gom trái về nhân giống suốt 3 năm mới đủ trồng giáp vườn". Vào thời điểm đó, thanh long rất được giá. Tuy nhiên thì ông Sáu Tần vẫn quyết định phá vườn thanh long lên trồng cau xen vào. Theo lời ông Sáu Tần, trồng cau không khó. Những cây cau sống khỏe, cho trái dù ít chăm sóc và bón phân, phun thuốc. Kỹ thuật trồng cau của ông Sáu Tần chính là cây cách cây 1,3 - 1,5m, hàng cách hàng từ 4 - 5m để cây có thể tiếp nhận được ánh nắng. Cây cau là cây cần nước nên ông Sáu tần đã tiến hành lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tắm tưới cho cau. Để cho đất tơi xốp, mùn nhiều thì ông Sáu Tần trồng đậu phủ khắp vườn. Cũng theo đó, ông Sáu Tần sẽ chủ yếu dùng phân chuồng, phân hữu cơ bón cau và hạn chế bón phân hóa học bởi vì nếu bón nhiều cây sẽ bị rụng bông. Ông Sáu Tần cũng tính tất cả chi phí và công cán cho vườn cao chỉ chiếm 10% doanh thu. Lão nông này chia sẻ: "Trồng khoảng 4 năm cau cho trái. Tuy nhiên, phải 6 năm trồng, cây cau mới cho trái đạt năng suất tốt".
Đến thời điểm hiện tại, trong vườn cây cau vú bò Bà Điểm của ông Sáu Tần cho 2 loại trái khác nhau đó là tròn và dài. Hai loại cây này cho trái năng suất như nhau là 40-50kg/cây/năm. Mặc dù vậy, cau trái dài sẽ cho từ 20 - 25 trái/kg trong khi đó cau trái tròn sẽ cho từ 15 - 20 trái/kg. Để có thể phân biệt được 2 loại cau này thì trong vườn cau ông Sáu Tần sẽ buộc hai dây quanh thân sẽ là cau tròn còn 1 dây đó là cau dài.
Lão nông Tiền Giang thu tiền tỷ nhờ trồng giống cau đẹp nhất làng
Cũng theo lời của ông Sáu Tần, hiện tại ông đang vừa bán giống vừa bán cau tươi. Khách mua hàng giống cau của ông giờ rải rác trên khắp các vùng miền. Lão nông này thổ lộ: "Giống cau tôi làm ra không đủ bán".
Trong năm 2022, ông Sáu Tần dự định sẽ làm 30.000 cây giống cau Bà Điểm. Trong đó, 20.000 cây giống đã được bà con nông dân đặt trước. Giá cau giống trái dài là 20.000 đồng/cây. Nếu như đặt số lượng là 1.000 cây giống thì sẽ giảm giá 2.000 đồng/cây còn giá cau giống trái tròn là 25.000 đồng/cây.
Ông Sáu Tần cho hay, trong năm mùa cau xuất khẩu từ tháng 5 đến tháng 11. Cau xuất khẩu thì phải hơi non và thương lái sẽ đến vườn cắt 3 lần/tháng. Còn thời gian còn lại sẽ chỉ bán tại thị trường nội địa nên nửa tháng thương lái sẽ đến cắt một lần. Ông Sáu Tần cho biết thêm, có thương lái hỏi mua mão cả vườn rồi tự chăm sóc, phân thuốc và giá mỗi cây cau là 500.000 đồng/năm.
Theo ông Tần, bán cau non kiểu này rất khỏe, mỗi năm ngồi chơi cũng thu được 600 triệu đồng. Nhưng ông không bán vì sợ cây hư và hư hết vườn.
Lão nông này cũng cho hay, năm 2021, thu nhập của ông là 500 triệu đồng từ vườn cau. Trong năm nay, ông tính mức thu nhập sẽ tăng lên gấp đôi bởi vì thu hoạch trái sẽ nhiều hơn so với năm ngoái.
Ông Tần cười nói: "Năm nay, nếu thu nhập 1 tỷ không nổi thì 800-900 triệu khỏe re. Năm tới, nếu giá như năm nay thu nhập sẽ ngoài tỷ đồng".