"Ông lớn" ngành gia dụng Việt có tham vọng gì khi Nam tiến?
BÀI LIÊN QUAN
Những công ty 'mua trước, trả sau' của Đông Nam Á vì đâu vẫn sống khỏe khi những 'ông lớn' Phương Tây lao đao?SSI Research: Ngành chăm sóc sức khỏe tăng trưởng 13% nửa cuối năm nhờ sự mở rộng thần tốc của các "ông lớn" Long Châu, An Khang, Pharmacity"Ông lớn" rót thêm vốn, mở rộng quy mô, giá bất động sản công nghiệp rục rịch tăng mạnhGiữa "bão" COVID-19, doanh nghiệp có những bước tạo đà đầy nội lực
Có thể thấy, không nằm ngoài bức tranh ảm đạm chung của thị trường, Sunhouse đã bắt đầu năm 2021 với nhiều khó khăn và đặc biệt là mảng xuất khẩu bị đình trệ từ hệ quả của việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Theo đó, doanh thu xuất khẩu sụt giảm, thị trường nội địa của Sunhouse tính đến tháng 10/2021 cũng không khả qua khi chỉ tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên thì thay bằng việc án binh bất động, chiến lược chủ động tiếp cận đối tác nước ngoài và tận dụng lợi thế từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã được Sunhouse triển khai từ thời gian trước khi có kết quả. Và thông qua đơn hàng lớn với đối tác Mỹ, Tập đoàn này đã thúc đẩy doanh thu xuất khẩu cả năm tăng 30%, kéo theo đó là tổng doanh thu tăng trưởng 25% so với năm 2020, kết thúc thành công năm tài khóa 2021. Đây cũng chính là bước tiền đề vững chắc giúp cho Sunhouse tự tin triển khai hoạt động kinh doanh mới khi bước sang năm 2022.
Hàng loạt "ông lớn" Thế giới di động, FPT Retail, Masan đua nhau dồn lực vào việc phát triển các chuỗi bán lẻ dược phẩm
Sau FPT Retail, Thế giới di động, mới đây đến lượt Tập đoàn Masan cũng đã có những động thái tiến công vào thị trường bán lẻ thực phẩm thông qua cái tên Dr. Win. Vậy, tại sao cả 3 “ông lớn” này đều thi nhau dồn lực vào việc phát triển các chuỗi dược phẩm?Huy động vốn từ thị trường trái phiếu trong nước gặp khó khăn, nhiều "ông lớn" Việt lên kế hoạch vay vốn nước ngoài
Nhiều cái tên sừng sỏ như Vingroup, Masan, Novaland... đang liên tục đẩy mạnh việc tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường quốc tế trong bối cảnh huy động vốn từ thị trường trái phiếu trong nước gặp khó khăn, nguồn vốn tín dụng cũng đang bị hạn chế.Chiến lược kinh doanh của "ông lớn" Sunhouse qua sự kiện khai trương nhà máy
Vào ngày 6/4 vừa qua Sunhouse đã khiến cho thị trường bất ngờ khi chính thức khánh thành nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Tân Đức - Long An bước đầu tập trung sản xuất máy lọc nước R.O. Đây chính là nhà máy đầu tiên của Sunhouse tại khu vực phía Nam và là nhà máy thứ 9 của Tập đoàn gia dụng nhà bếp hàng đầu tại Việt Nam. Nhà máy này có công suất trung bình là 1.000 - 1.500 sản phẩm/ngày và vẫn đang trong kế hoạch tiếp tục khai thác hết 20.000m2 nhà xưởng. Nếu như đi sâu tìm hiểu về quá trình gia nhập thị trường phía Nam của ông lớn này thì không khó để lý giải cho quyết định triển khai nhà máy sản xuất lần này. Và ngay từ năm 2006, Sunhouse đã nam tiến đến đón đầu nguồn cầu lớn và nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận với những sản phẩm thiết yếu có giá thành hợp lý. Đến hiện tại, thông qua các kênh phân phối Sunhouse đã có mặt tại tất cả các tỉnh thành phía Nam.
Trong số những ngành hàng Sunhouse tham gia trên thị trường, dòng máy lọc nước R.O đã cho thấy được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với mức sản lượng tăng đến 6 lần, doanh thu tăng 8 lần trong giai đoạn năm 2016 - 2020. Và chỉ tính riêng tại thị trường phía Nam, doanh số máy lọc nước trong năm 2021 đã chiếm 45% tổng doanh số của Sunhouse. Sau thời gian 7 năm gia nhập thị trường, sản phẩm này hiện đang đứng TOP đầu trong lựa chọn người tiêu dùng, chiếm lĩnh đến 20% thị trường. Còn tại thị trường phía Nam đang chiếm đến 60% sản lượng máy lọc nước được tiêu thụ trên toàn quốc, tăng trưởng trung bình từ 30 - 50%/năm. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân quan trọng để cho Sunhouse xây dựng nhà máy tại khu vực này.
Thời gian gần đây, Sunhouse cũng đã hé lộ thông tin M&A thành công nhà máy OVI Cables tiền thân là chi nhánh Việt Nam của Olympics Cables - đây là thương hiệu hàng đầu của Malaysia với hơn 50 năm kinh nghiệm. Nhà máy OVI Cables chuyên sản xuất dây và cáp điện dân dụng, điện dân dụng và điện công nghiệp chất lượng cao đặt tại KCN Mỹ Phước 2 (Bến Cát - Bình Dương) với tổng diện tích 40.000m2, cống suất khai thác ước tính 8.000 tấn đồng/năm. Cũng theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Phú, tất cả những sản phẩm dây cáp điện của tập đoàn đều được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như International Electro Technical Commission (IEC), British Standard (BS), Malaysia Standards (MS),... nhằm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Được biết, đối tác trước nay của nhà máy đều là những công trình uy tín như loạt dự án của Vingroup hay các nhà máy lớn trên khắp 3 miền như Hanosimex, Toto, Kyocera, Thép Dana.
Kỳ vọng của ông lớn đồ gia dụng tại thị trường phía Nam
Trong số liệu thống kê từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), quy mô và nghiên cứu thị trường đồ gia dụng trong nước có trị giá ước tính đến 12,5 - 13 tỷ USD. Nhu cầu mua sắm các thiết bị điện gia dụng, thiết bị nhà bếp sẽ tiếp tục tăng cao cho đến năm 2025. Đấu trường cạnh tranh trị giá đến hàng tỷ USD này mỗi năm đón thêm rất nhiều người chơi mới sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Việt. Và trong bối cảnh sức cạnh tranh ngày càng lớn, Sunhouse đã đặt mục tiêu nâng tỷ trọng kinh doanh khu vực phía Nam lên các mốc 48% (năm 2022) và 52% (năm 2025). Và trong thời gian 5 năm sẽ tiến hành tăng quy mô doanh số gấp đôi đặt 500 triệu USD. Sau khi khẳng định được vị thế ở thị trường nội địa thì sẽ đưa thương hiệu Sunhouse ra thị trường trọng điểm bao gồm Đông Nam Á và Mỹ. Trên thực tế thì Long An và Bình Dương là hai địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn nhất phía Nam với các lợi thế về logistics cùng nguồn nhân lực dồi dào. Và việc đặt nhà máy tại đây cho phép Sunhouse tiết kiệm được chi phí tối đa trong quá trình sản xuất đồng thời cũng hạn chế được tình trạng đứt gãy hàng hóa trong những thời gian cao điểm của mùa vụ và hạn chế hỏng hóc hàng hóa, linh kiện trong quá trình vận chuyển đường dài. Và đi kèm theo đó là quá trình kiện toàn hệ thống nhà xưởng, kho bãi để có thể lưu trữ linh kiện bảo hàng sẽ giúp cho Sunhouse chủ động hơn trong khâu hậu mãi. Tất cả những yếu tố này sẽ tác động tích cực đến cơ cấu giá thành sản phẩm từ đó giúp cho thương hiệu thuận lợi hơn trong quá trình tiếp cận khách hàng.
Song song với nhà máy tại Long An, việc mua lại thành công nhà máy sản xuất dây cáp điện sẽ là cột mốc mở đường cho Sunhouse có thể tiếp cận được với lĩnh vực điện dân dụng, chủ động làm chủ công nghệ sản xuất để phát triển theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, chiến lược gia tăng thị phần thông qua quá trình tăng năng suất các sản phẩm chủ lực cũng được Sunhouse gấp rút triển khai thông qua kế hoạch mở rộng nhà máy gia dụng tại các địa phương. Cũng theo đó, hàng loạt sản phẩm như chảo chống dính, nồi inox, bếp gas, bếp từ,... sẽ được "ông lớn" Sunhouse chủ động cung ứng cho thị trường Phía Nam trong thời gian tới. Tập đoàn cũng không dấu diếm tham vọng tiếp cận thị trường lân cận ví dụ như Thái lan, Campuchia, Indonesia,... với những nhà máy này.
Có thể thấy được một điều rằng, với việc liên tục triển khai thêm nhà máy mới, thực hiện các thương vụ mua bán đối với các đối tác ngoại cũng đang hé lộ phần nào chiến lược chiếm lĩnh thị trường phía Nam của Tập đoàn Sunhouse. Đây cũng được xem là bước tiến giúp cho ông lớn ngành gia dụng tự tin hướng tới những mục tiêu kinh doanh đã đặt ra trong giai đoạn phát triển tiếp theo.