meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

SSI Research: Ngành chăm sóc sức khỏe tăng trưởng 13% nửa cuối năm nhờ sự mở rộng thần tốc của các "ông lớn" Long Châu, An Khang, Pharmacity

Thứ bảy, 16/07/2022-18:07
Theo nhận định của SSI Research, năm 2023 biên lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực sức khỏe có thể đạt mức đỉnh. Đây là thời điểm mà giá thuốc, giá viện phí cũng tăng lên còn chi phí đầu vào tăng chậm hơn. Sau khi đạt đỉnh, tỷ suất lợi nhuận của ngành này trong giai đoạn tiếp theo vẫn duy trì khá ổn định, không có biến động đáng kể nào xảy ra. 

Sau đại dịch, nền kinh tế đang dần hồi phục. Trong đó, nhiều ngành đang chứng kiến những tín hiệu tích cực, phát triển ngày càng mạnh mẽ, ngành chăm sóc sức khỏe là một ví dụ điển hình.

Cách đây không lâu, bộ phận nghiên cứu của Công ty chứng khoán SSI đã đưa ra những nhận định vô cùng tích cực về ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Cũng theo SI Research, ngành chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành “an toàn” nhất khi ít bị ảnh hưởng bởi chi phí, giá năng lượng và giá hàng hóa gia tăng. Không những thế, trong thời kỳ suy thoái kinh tế và khoảng thời gian đại dịch Covid-19 bùng nổ và diễn biến phức tạp (năm 2020 và 2021) ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung, nhu cầu chăm sóc sức khỏe vẫn tăng trưởng khá ổn định.

Ngoài ra, hàng loạt các yếu tố khác như: Gói kích thích đầu tư công, các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp hoặc chi phí vay tăng lên cũng không liên quan và không tác động đáng kể đối với ngành này. Chính vì thế, SSI Research nhận định rằng, năm 2023 biên lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực sức khỏe có thể đạt mức đỉnh. Đây là thời điểm mà giá thuốc, giá viện phí cũng tăng lên còn chi phí đầu vào tăng chậm hơn. Sau khi đạt đỉnh, tỷ suất lợi nhuận của ngành này trong giai đoạn tiếp theo vẫn duy trì khá ổn định, không có biến động đáng kể nào xảy ra. 


Theo SI Research, ngành chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành “an toàn” nhất khi ít bị ảnh hưởng bởi chi phí, giá năng lượng và giá hàng hóa gia tăng. Ảnh minh họa
Theo SI Research, ngành chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành “an toàn” nhất khi ít bị ảnh hưởng bởi chi phí, giá năng lượng và giá hàng hóa gia tăng. Ảnh minh họa

Đồng thời, lợi nhuận tăng trưởng tốt, các công ty chăm sóc sức khỏe có cơ cấu cổ đông hợp lý cũng là những yếu tố quan trọng hỗ trợ ngành chăm sóc sức khỏe, giúp định giá của ngành trở nên khả quan hơn. 

3 yếu tố quan trọng giúp ngành chăm sóc sức khỏe 6 tháng cuối năm tiếp tục tăng trưởng cao 

Trong nửa đầu năm nay, ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam (bao gồm các công ty dược và bệnh viện tư nhân niêm yết) đều ghi nhận những tín hiệu khả quan. Sau 6 tháng đầu thuận lợi, SSI Research cho rằng nửa cuối năm nay ngành chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục phát triển và ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn nữa. So với cùng kỳ, ngành này có thể tăng 13%. Theo SSI Research, mức tăng trưởng ấn tượng này trong nửa cuối năm được hỗ trợ bởi 3 yếu tố lớn. 

Thứ nhất, mức nền so sánh về lợi nhuận thấp của năm 2021 do ảnh hưởng của giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc tới lượt thăm khám tại các bệnh viện cũng như lượt khách tại các cửa hàng thuốc trên cả nước;

Thứ hai, sự thiếu hụt nguồn cung thuốc do quy trình đăng ký thuốc thời điểm hiện tại ngày càng bị siết chặt. Nhân cơ hội này, nhiều công ty đã điều chỉnh giá thuốc tăng lên để bù lại số chi phí đã tăng lên, đồng thời có thể cải thiện lợi nhuận;  

Thứ ba, hàng loạt các yếu tố như áp lực lương thấp trong khi rủi ro sức khỏe và rủi ro pháp lý cao, cơ sở vật chất trong khu vực công vẫn còn yếu kém đã khiến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân chuyển dịch nhanh hơn từ bệnh viện công sang bệnh viện tư.


Trong nửa đầu năm nay, ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam (bao gồm các công ty dược và bệnh viện tư nhân niêm yết) đều ghi nhận những tín hiệu khả quan
Trong nửa đầu năm nay, ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam (bao gồm các công ty dược và bệnh viện tư nhân niêm yết) đều ghi nhận những tín hiệu khả quan

Từ những yếu tố trên có thể thấy được rằng, trong 6 tháng cuối năm nay, động lực tăng trưởng của ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam khá giống với giai đoạn nửa đầu năm. Tuy nhiên, mức nền so sánh đã thấp hơn, điều này khiến cho nhiều người kỳ vọng mức tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn thế nữa. 

Ngành hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế suy thoái

Theo như số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng chi tiêu y tế trên đầu người của Việt Nam đang tăng lên đáng kể. Trong đó, mức bình quân chi tiêu này rơi vào khoảng 11%/năm. Ngoài ra, trong một báo cáo đầu năm nay, SSI Research lý giải điều này được thúc đẩy bởi 3 yếu tố chính. Thứ nhất, dân số Việt Nam đang ngày càng già hóa nhanh, bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường cũng khiến các vấn đề sức khỏe gia tăng. Thứ hai, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng cao, người dân có nhận thức tốt hơn về các vấn đề sức khỏe. Thứ ba, nguồn tài chính dồi dào hơn cho ngành y tế, cơ sở hạ tầng y tế cũng đã được cải thiện rõ rệt. 

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, ngành chăm sóc sức khỏe dự kiến vẫn có sự tăng trưởng ổn định và vượt trội. Cụ thể, triển vọng lợi nhuận tích cực về ngành này được dự báo tiếp tục kéo dài sang tận năm sau, ước tính tăng thêm 11% so với cùng kỳ. Theo đánh giá của SSI Research, một trong những yếu tố hỗ trợ tích cực cho ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam chính là việc mở rộng nhanh chóng chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm, điển hình như Long Châu, An Khang và Pharmacity để kích cầu thuốc.

Cụ thể, từ cuối tháng 5 vừa qua, trung bình mỗi tháng hệ thống nhà thuốc An Khang đã mở mới trên dưới 100 cửa hàng. Nhờ việc duy trì tốc độ mở mới nhanh như vũ bão này, từ 178 nhà thuốc hồi đầu năm, chỉ sau vài tháng chuỗi cửa hàng của an Khang đã được mở rộng lên con số 500. Thời điểm hiện tại, MWG đang đặt kế hoạch mở 800 cửa hàng trong năm 2022 và 2000 cửa hàng trong năm 2023.


Với mức tăng trưởng kỳ vọng trên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe có thể vượt qua mức trước khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2023. Ảnh minh họa
Với mức tăng trưởng kỳ vọng trên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe có thể vượt qua mức trước khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2023. Ảnh minh họa

Trong khi đó, mới tháng 7 năm nay, chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu đã hoàn thành mục tiêu phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước với tổng cộng 200 cửa hàng. Kế hoạch năm 2022 của chuỗi dược phẩm này là mở thêm trên dưới 300 nhà thuốc, hoàn thành cột mốc 800 nhà thuốc vào cuối năm.

Không kém cạnh gì các đối thủ của mình trong cuộc đua mở rộng quy mô, Pharmacity cũng đã mở đến 200 nhà thuốc trong năm vừa qua, vượt mốc 700 cửa hàng và dẫn đầu thị trường về quy mô điểm bán. Sau khi cắm rễ vững chắc tại TP.HCM, chuỗi dược phẩm bán lẻ này vươn ra Hà Nội và đang dần bao phủ trên phạm vi cả nước. Thời điểm hiện tại, Pharmacity đang có 1.147 cửa hàng (theo thông tin trên website). 

Theo SSI Research, còn một yếu tố nữa khiến cho ngành chăm sóc sức khỏe có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn. Đó chính là khả năng viện phí sẽ tăng đáng kể trên toàn quốc. Để tạo điều kiện cho các bệnh viện công duy trì hoạt động và giữ chân các bác sĩ, Chính phủ trong thời gian tới có thể điều chỉnh tăng viện phí và lệ phí bệnh viện công. Chưa kể, môi trường cạnh tranh cũng trở nên thuận lợi hơn cho các bệnh viện tư nhân và công ty dược phẩm khi các quy định được thắt chặt hơn trước. Đồng thời, giá cả dược phẩm cũng được định hướng thị trường hơn với sự ưu tiên dành cho các công ty sản xuất thuốc và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Với mức tăng trưởng kỳ vọng trên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe có thể vượt qua mức trước khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2023.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước