Ông Furusawa Yasuyuki - CEO AEON Việt Nam: Có vô số cơ hội mở rộng kinh doanh trong chặng đường sắp tới
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia nhận định: Thị trường có khả năng sẽ không có "sóng lớn" ở những nhóm ngành lớnĐấu giá đất hết thời hút người "lướt sóng", chuyên gia vạch rõ lý doChuyên gia nhận định: Cơ hội "lướt sóng" vẫn xuất hiện, vẫn còn khá sớm để khẳng định thị trường đã tạo đáy hay chưa?Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ tốt đẹp giúp AEON phát triển
Trong thời gian 10 năm hoạt động ở thị trường Việt Nam, nhà bán lẻ Nhật Bản đã cho ra mắt 6 trung tâm mua sắm và bách hóa tổng hợp, siêu thị AEON cùng trang thương mại AEON Eshop; có khoảng 40 siêu thị, cửa hàng đã thu hút 180 triệu lượt khách, trong đó ghi nhận có hơn 2 triệu thành viên… và kết quả là trên cơ sở để cho doanh nghiệp tiếp tục tăng tốc dịch vụ lẫn sản phẩm chuẩn Nhật, nâng tầm phong cách sống của người Việt.
Tổng giám đốc AEON Việt Nam - ông Furusawa Yasuyuki cho biết có vô số cơ hội mở rộng kinh doanh trên chặng đường sắp tới, mặc dù vậy thì cũng có không ít thách thức, nhất là thay đổi về xã hội và xu hướng tiêu dùng hậu dịch COVID-19. Cũng trong dịp này, ông Furusawa Yasuyuki đã trò chuyện về chiến lược bao phủ mô hình bán lẻ cũng như định hướng trong tương lai.
Chia sẻ về cơ hội và thách thức khi AEON đầu tư, tiếp cận thị trường Việt Nam, ông Furusawa Yasuyuki cho rằng thuận lợi là Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ tốt đẹp và Chính phủ của cả hai bên luôn ủng hộ và hợp tác vô cùng chặt chẽ. Kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng tốt, dân số trẻ và tương tự với thị trường Nhật Bản cách đây 40 - 50 năm khi mà AEON Nhật Bản phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Chuyên gia nhận định: Những nhà đầu tư ít kinh nghiệm chọn "đóng băng" hay "ngủ đông" trong giai đoạn này là đúng đắn
Cô gái tên Trang - là một nhà đầu tư có bốn năm kinh nghiệm cho biết đã xóa ứng dụng giao dịch chứng khoán khỏi điện thoại cách đây hai tháng và bỏ mặc khoản đầu tư hơn 600 triệu đồng.Chuyên gia nhận định: Thị trường có khả năng sẽ không có "sóng lớn" ở những nhóm ngành lớn
Giám đốc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, CTCP Chứng khoán DSC - ông Bùi Văn Huy cho biết, thị trường có khả năng sẽ không có sóng lớn ở những nhóm ngành lớn nhưng những câu chuyện nhỏ cụ thể thì tiền tự thân sẽ biết cách tìm kiếm những câu chuyện như thế.Khi tận dụng tốt lợi thế ở trên sẽ trở thành động lực cho AEON phát triển ở thị trường Việt Nam. Và với sự hỗ trợ của các thiết bị di động, internet hiện nay thì chắc chắn rằng tốc độ tăng trưởng sẽ còn vượt trội hơn nữa.
Mặc dù vậy thì cũng có không ít những thách thức khi mà điều kiện kinh tế xã hội cùng với thị hiếu người dùng đã thay đổi vô cùng nhanh. Ông Furusawa Yasuyuki nói rằng: “Chúng tôi băn khoăn làm sao đáp ứng được những mong muốn mới, tạo ra giá trị mới và có thể dự đoán được nhu cầu của người dân, từ đó đưa ra kế hoạch, hành động phù hợp”.
Nhiều lần ông Furusawa Yasuyuki khẳng định sứ mệnh của AEON là nâng tầm phong cách sống của người Việt và trong thời gian 10 năm qua, doanh nghiệp cũng đã thực hiện rất tốt. Ông Furusawa Yasuyuki nói rằng, về cơ bản thì ai cũng mong ăn ngon, mặc đẹp và nhà ở tinh tế cũng như thỏa mãn mọi nhu cầu nhưng có không ít sản phẩm lại có mức giá cao hơn khả năng chi tiêu của nhiều người. Chính vì thế mà AEON đang nỗ lực để có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt, giá cả hợp lý cũng như góp phần giúp cho người dùng có thể nâng cao được chất lượng của cuộc sống.
Kế tiếp là khi nhu cầu của người dùng ngày càng trở nên khắt khe và AEON cũng chủ trương cải tiến liên tục với mục đích đáp ứng những thay đổi và cùng với khách hàng hướng đến cuộc sống lý tưởng hơn.
Ông Furusawa Yasuyuki nói rằng có nhiều người nói chọn mua sắm ở AEON là vì yên tâm chất lượng của sản phẩm, phong phú cũng như trải nghiệm thoải mái. Ông cũng cho rằng đã tiến hành duy trì tất cả các điểm mạnh ở trên khiến cho khách hàng luôn cảm thấy vui vẻ như lần đầu tiên đến để từ đó tạo ra niềm vui, sự tín nhiệm để khiến cho họ quay trở lại.
Cùng với lượng lớn khách hàng gắn bó suốt thời gian qua thì ông Furusawa Yasuyuki nghĩ rằng tập thể doanh nghiệp cũng đã thực hiện được sứ mệnh đã đặt ra. Mặc dù vậy thì ở chặng đường sắp tới thì AEON vẫn sẽ phải nỗ lực hơn thế nữa. Điều quan trọng nhất chính là lan tỏa sự tử tế đến khách hàng lẫn nhân viên của mình.
Ông Furusawa Yasuyuki: “Chúng tôi không đơn thuần áp dụng hết mô hình bán lẻ Nhật tại thị trường Việt”
Nói về bí quyết lan tỏa sự tử tế đến khách hàng và nhân viên, ông Furusawa Yasuyuki nói rằng đầu tiên nếu như nhân viên muốn có cơ hội trải nghiệm với những điều tích cực thì họ có thể lan tỏa việc tốt cũng như sự tử tế đến mọi người. Cũng có rất nhiều người tiêu dùng viết thư cảm ơn đã khiến cho nhân sự của AEON vui bởi vì hành động của bản thân được ghi nhận. Họ cũng mang đến niềm vui cho những người khác hay thậm chí là bản thân họ cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Ông Furusawa Yasuyuki cũng cho rằng truyền thông nội bộ là điều vô cùng quan trọng từ đó giúp cho nhân viên có thể hiểu rõ được sứ mệnh của mình và cố gắng sẽ mang đến trải nghiệm thoải mái nhất cho những người tiêu dùng. Còn ở công ty của ông thì các cấp quản lý sẽ luôn chia sẻ với toàn thể nhân sự khi nhận lời khen từ phía khách hàng, từ đó niềm vui và sự tự hào này sẽ có thể lan tỏa đến mọi người, khuyến khích cho họ tiếp tục được hành động tử tế.
Ngoài ra thì AEON cũng sẵn sàng tiếp nhận đóng góp từ phía khách hàng, thường xuyên chia sẻ và thảo luận tìm ra giải pháp cải tiến từ đó mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
Nói về chiến lược đáp ứng những thay đổi nhằm mang đến trải nghiệm mới cho người dùng, ông Furusawa Yasuyuki nói rằng qua đại dịch COVID-19 thì có thể thấy được một điều rằng người tiêu dùng khác hẳn so với trước đây vì họ ngày càng chú trọng vào sức khỏe hơn, thay vì dùng tiền mặt thì họ lại ưu tiên thanh toán bằng ví điện tử đồng thời cũng lựa chọn mua sắm trực tuyến,... Và nếu như nhà bán lẻ không theo kịp được sự thay đổi đó thì chắc chắn sẽ tụt lại phía sau hoặc sẽ bị đào thải. Ngoài ra thì AEON cũng có chủ trương trước một bước đó là phải dự đoán được nhu cầu của người dùng cũng như đưa ra sự điều chỉnh và cải tiến kịp thời.
Không những thế, công ty cũng tăng cường điểm chạm với mục đích tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, cụ thể là mở thêm các điểm kinh doanh mới, đa dạng hóa kênh bán hàng và trực tiếp các cửa hàng, siêu thị hoặc trực tuyến.
Cùng với đó là các sản phẩm cũng cần an toàn và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở từng địa phương. Kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả cũng như đảm bảo chất lượng cũng chính là ưu tiên của AEON Việt Nam.
Trả lời cho câu hỏi “Còn mô hình nào ở Nhật chưa được đưa vào Việt Nam”, ông Furusawa Yasuyuki nói rằng: “Chúng tôi không đơn thuần áp dụng hết mô hình bán lẻ Nhật tại thị trường Việt, thay vào đó phát triển thêm các hình thức kinh doanh mới, phù hợp với nhu cầu bản địa”. Được biết, hiện tại các sản phẩm của các điểm kinh doanh của AEON Việt Nam chủ yếu là từ các nhà cung cấp nội địa và hàng nhập khẩu chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp, chủ yếu ở trong nhóm thực phẩm. Thời gian tới thì AEON cũng sẽ chú trọng đẩy mạnh đa dạng hóa danh mục sản phẩm từ đó giúp cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn hơn.
Nói về mục tiêu của AEON Việt Nam trong những năm tới, CEO Furusawa Yasuyuki cho rằng kế hoạch trong trung hạn đến năm 2025 sẽ đạt ít nhất 15 trung tâm mua sắm AEON và 100 siêu thị vừa và nhỏ MaxValu.
Ngoài ra thì AEON Việt Nam cũng đặt mục tiêu sẽ phát triển hệ thống cửa hàng chuyên kinh doanh xe đạp AEON Bicycle cùng cửa hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Glam Boutique... với mục đích phục vụ nhu cầu người dân tại các khu dân cư.