meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đấu giá đất hết thời hút người "lướt sóng", chuyên gia vạch rõ lý do

Thứ ba, 25/10/2022-11:10
Thời gian qua, tình trạng đấu giá đất bị bỏ cọc, hủy kết quả liên tục xảy ra tại nhiều địa phương. Điều này cũng khiến các cuộc đấu giá đất không còn hấp dẫn, rơi vào cảnh ế ẩm.

Tình trạng bỏ cọc diễn ra phổ biến

Nếu như trước đây, các cuộc đấu giá đất diễn ra khá sôi động, nhiều nơi sốt nóng, thu hút được lượng lớn khách hàng tham gia đấu giá thì thời gian qua, các cuộc đấu giá đất lại trở nên trầm lắng. Tình trạng bỏ cọc, hủy kết quả đấu giá lại diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương.

Hồi cuối tháng 8/2022, UBND TP.Pleiku đã bất ngờ thông tin hủy kết quả trúng đấu giá của 29 lô đất trong đợt đấu giá 104 lô đất tại Khu quy hoạch chi tiết khu dân cư phường Chi Lăng, được đấu giá hồi tháng 3 đầu năm. Lý do hủy là do đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng mới chỉ có 75 lô đất thực hiện nghĩa vụ tài chính. Còn lại 11 người trúng đấu giá 29 lô đất với số tiền hơn 30 tỷ đồng nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng hạn. Vì vậy, UBND TP.Pleiku đã quyết định hủy kết quả này.

Hay như tại tỉnh Hải Dương, cuối tháng 8 vừa qua, huyện Kim Thành cũng phải tổ chức đấu giá lại 50 lô đất do khách hàng đã trúng thầu trước đó, do đơn vị trúng thầu không nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định.

Tương tự, tại huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương), 14 lô đất ở tại điểm dân cư mới thôn An Điền, xã Cộng Hòa cũng bị bỏ cọc. Vì vậy, UBND huyện Nam Sách cũng đã quyết định hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với 14 lô đất trên.

Tại tỉnh Bắc Giang, kết thúc phiên đấu giá 118 thửa đất ở thuộc khu dân cư tại các xã Quang Châu, Việt Tiến và thị trấn Bích Động thì chỉ 85 thửa đất có khách hàng trả giá với mức trúng hơn 200 tỷ đồng. Còn lại 32 thửa đất không có khách hàng trả giá. Trước đó, tại phiên đấu giá 90 thửa đất ở Khu đô thị Đồng Chủ - Đồng Cầu, thị trấn Cao Thượng cũng đã có 89 thửa được khách trả giá với tổng giá trúng 152 tỷ đồng. Thửa trúng giá cao nhất là gần 3 tỷ, mức tăng này không đáng kể do với mức giá khởi điểm. 

dau-gia-1-1666191387.jpeg
Tình trạng bỏ cọc sau khi đấu giá đất thành công diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cơn “sốt đấu giá đất” lại có sự chuyển biến mới khi một số quận huyện ngoại thành Hà Nội lại tổ chức đấu giá. Đáng chú ý, tại huyện Mê Linh, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp Danh đấu giá Việt Nam tổ chức thành công phiên đấu giá 33 lô đất tại điểm X1, tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông. Theo đó, 33 lô đất đã được đưa ra đấu giá đã thu về gần 226 tỷ đồng, chênh gần 100 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Giá trúng cao nhất lên tới 100 triệu đồng/m², đây là mức giá mới tăng cao kỷ lục.

Tại huyện Đông Anh mới đây cũng đã tổ chức đấu giá 18 thửa đất với diện tích 1.438,1m² tại điểm X4 thôn Đoài, xã Kim Nỗ. Kết quả, 18 khách hàng cũng đã trúng thầu với giá trúng đấu giá cao nhất là 105,2 triệu đồng/m², giá trúng đấu giá thấp nhất là 46,8 triệu đồng/m².

Chiêu trò "tăng ảo" để thiết lập giá

Theo ông Nguyễn Thế Điệp - Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, câu chuyện thổi giá đất thông qua hình thức đấu giá nhằm kéo giá đất trong khu vực tăng cao đã không còn mới.

"Giá đất đấu giá tăng cao nhưng chưa nộp tiền, chưa sang tên thì vẫn chưa thể coi là giao dịch thành công. Tuy nhiên, việc đấu giá đất lên cao để thiết lập mặt bằng giá mới trong khu vực là khá phổ biến và rồi bỏ cọc" - ông Điệp nhận định.

c-5-1666191578.jpeg
Ông Nguyễn Văn Đính.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, câu chuyện đấu giá đất tăng cao là chuyện không có gì bất ngờ, nhưng quan trọng sau khi đấu giá đất cao thì người mua liệu có xuống tiền hay không. Thực tế hiện nay, số người đấu giá đất để xây nhà ở là rất ít mà đa phần là để kinh doanh hoặc bán lại.

"Nhiều trường hợp đấu giá đất nhưng lại chưa nghiên cứu và tính toán thị trường, cho nên họ tự định giá và cố gắng mua bằng được để bán lại để sinh lời. Tuy nhiên, nhiều người đấu giá quá cao xong không bán được, khi đó người ta cũng không có tiền nộp cho ban tổ chức đấu giá và rồi quyết định bỏ cọc. Vấn đề này cũng đã xảy ra ở nhiều địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương...", ông Đính cho biết.

Ông Đính cũng cho rằng, hiện nay, phần lớn các khu vực trên cả nước đang ở trạng thái đẩy giá quá cao, một mức được xem là "bong bóng" thì việc mua đi bán lại đất đai không thực hiện được nữa. Vì vậy, các nhà đầu tư phải tìm đến các thị trường mới, những vùng đất chưa nóng, mức giá vẫn ở mức phù hợp đấu giá. Sau khi đấu giá có thể giao dịch được, nhờ các giao dịch này thị trường cũng sẽ nóng lên, giá đất khu vực xung quanh cũng sẽ được đẩy lên.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đưa ra cảnh báo, về việc thời gian qua có hành lợi dụng đấu giá đất để thao túng thị trường. Điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy, gây bất ổn thị trường và thiệt hại chính lại là các nhà đầu tư chân chính.

Mặc dù đã có quy định pháp luật về việc đấu giá, những lỗ hổng vẫn còn. Đặc biệt là việc lợi dụng các hoạt động đấu giá để trục lợi, thao túng thị trường thì lại vẫn chưa có quy định gì để xử lý. Đơn cử như vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm. Nhiều đơn vị đấu giá xong không có tiền để nộp cho ban tổ chức, kiểm tra doanh nghiệp thì chỉ có số tiền nhỏ trong tài khoản, với khoản tiền đó thì cũng không thể làm gì được.

"Rõ ràng các quy định về thực hiện đấu giá đất vẫn còn nhiều lỗ hổng. Nếu có những quy định đấu giá đất chặt chẽ hơn thì những đơn vị không có năng lực, không có nhu cầu thực về sử dụng đất sẽ không được tham gia đấu thầu. Qua đó cũng sẽ kiểm soát được các đối tượng muốn thao túng thị trường nhằm trục lợi, hoặc phát hiện thì cũng sẽ có biết pháp xử lý nặng" - ông Đính nói.

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

19 giờ trước