O&M là gì? Những điều cần biết về hợp đồng O&M
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu hợp đồng đặt cọc mới nhất và phổ biến hiện nayHợp đồng ba bên là gì? Những điều cần lưu ýĐặt cọc là gì? Soạn thảo hợp đồng đặt cọc như thế nào?Định nghĩa O&M là gì?
Hợp đồng kinh doanh và quản lý
Theo khoản 9, điều 3 tại nghị định 15/2015 / NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, quy định về hợp đồng O&M như sau:
O&M là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để hợp tác kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dự án trong thời gian nhất định.
Dịch vụ vận hành và bảo trì
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu O&M là gì trong trường hợp O&M là một dịch vụ vận hành và bảo trì.
Dịch vụ vận hành và bảo trì là dịch vụ nghiệm thu công trình, chịu trách nhiệm bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho công trình, dự án hoạt động liên tục và thông suốt.
Những điều cần biết về hợp đồng O&M là gì?
Sau khi tìm hiểu định nghĩa O&M là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thuật ngữ này.
Hợp đồng kinh doanh và quản lý
Là lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư bao gồm: dự án xây dựng, vận hành, cải tạo, quản lý, cung cấp thiết bị và dịch vụ công. Cụ thể là nhà máy điện, đường dây tải điện, khoa học, khí tượng thủy văn, các công trình hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, thương mại, khu công nghệ cao, nông nghiệp,...và một số lĩnh vực khác.
Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh và quản lý O&M là gì? Để ký kết hợp đồng quản lý và kinh doanh O&M một cách hiệu quả nhất thì nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền cần phải tiến hành lập hồ sơ O&M. Nhằm mục đích kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu tham gia vào dự án. Từ đó đàm phán các điều khoản trong hợp đồng của dự án sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình.
Các đối tượng có liên quan phải hiểu rõ được tầm quan trọng của hợp đồng O&M trong hình thức đối tác công tư. Những điều kiện cần thiết trong hồ sơ mời thầu và thảo luận những vấn đề về hợp đồng. Để từ đó bộ kế hoạch và đầu tư mới soạn thảo cũng như hoàn thiện mẫu hợp đồng O&M chuẩn xác nhất, sau đó đưa vào sử dụng một cách thống nhất giữa các bên.
Hợp đồng quản lý và kinh doanh O&M sẽ luôn có sự cân đối, phân chia rõ ràng về những rủi ro trong hoạt động thương mại cùng với những lợi ích của các nhà đầu tư đối với các khu vực công khác.
Bên cạnh đó, hợp đồng O&M còn hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể về các bước thực thi các thông lệ quốc tế, cung cấp những điểm tham chiếu khi thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng. Từ đó hạn chế được những cuộc đàm phán kéo dài mà không có hiệu quả.
Hợp đồng kinh doanh và quản lý O&M cần được thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể về phạm vi dịch vụ, hình thức thanh toán, thời gian để hoàn thành các dịch vụ cũng như thời hạn cụ thể để cung cấp các dịch vụ cần thiết.
Hợp đồng dịch vụ vận hành và bảo trì
Một công trình bắt đầu xây dựng và sau khi lắp đặt cần có dịch vụ vận hành để công trình có thể đi vào hoạt động. Tiếp theo, công trình cần được bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động diễn ra liên tục và hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành, đồng thời tăng tuổi thọ cho máy móc thiết bị.
Dịch vụ bảo trì, vận hành giúp các dự án và doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Dịch vụ bảo trì và vận hành bao gồm:
- Quản trị, vận hành và thanh toán.
- Bảo trì định kỳ hàng năm.
- Sửa chữa và khắc phục khi xảy ra sự cố.
- Theo dõi, báo cáo liên tục và định kỳ.
Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ vận hành và bảo trì là gì? Hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng và vận hành thường có thời hạn từ 2 - 5 năm hoặc lâu hơn. Quy định quyền và trách nhiệm thuộc về hai bên: bên thuê dịch vụ và bên thực hiện dịch vụ.
Trong hợp đồng này sẽ có một số yêu cầu như: đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm nghiệm thu và gửi cho bên thuê bảng hóa đơn chi phí dịch vụ.
Hiện nay, ở Việt Nam có một số công ty cung cấp dịch vụ vận hành và bảo dưỡng tiêu biểu như: công ty PMC, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, tổng thầu EPC,...
Vai trò của O&M là gì trong quản lý kinh doanh và bảo dưỡng
Hợp đồng O&M có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý kinh doanh cũng như bảo dưỡng và vận hành các công trình, dự án hiện nay. Cụ thể là:
Giúp các nhà thầu có thể quản lý được những hoạt động đã, đang và sẽ diễn ra của dự án một cách hiệu quả hơn.
Hợp đồng vận hành, quản lý O&M giúp hạn chế cũng như cải thiện được các vấn đề về hiệu suất làm việc của thiết bị một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, O&M cũng giúp các chủ đầu tư có thể giảm bớt phần nào chi phí khi sử dụng dịch vụ bảo hành định kỳ.
Theo hợp đồng thì những đơn vị bảo trì công trình, dự án sẽ được di an, công trình sẽ thường được thanh toán một khoản phí cố định để trả lương cho nhân viên. Khoản phí này có thể được trả dựa vào hiệu suất làm việc của thiết bị hoặc những thiệt hại của dự án khi không bảo đảm được hiệu suất làm việc ban đầu.
Các chủ dự án có thể thông qua hợp đồng O&M và yêu cầu về việc thu thập những hóa đơn và chấp nhận được những rủi ro về hiệu suất. Tuy nhiên nếu không có hợp đồng O&M thì các nhà đầu tư sẽ không thể tự mình thống kê được.
Hợp đồng O&M cũng sẽ bao gồm cả trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà điều hành để vận hành, bảo dưỡng những sản phẩm thiết bị thuộc dự án.
Lời kết
Hợp đồng O&M có thể được hiểu theo nghĩa là hợp đồng quản lý kinh doanh hoặc hợp đồng vận hành, bảo trì. Hợp đồng O&M đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và các nhà đầu tư ấm rõ khái niệm này. Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi O&M là gì trong cả lĩnh vực kinh doanh quản lý vận hành và bảo trì. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết.