Biên chế là gì? Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng lao động
Biên chế là gì?
Trong các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có một định nghĩa rõ ràng, cụ thể nào về biên chế. Mặc dù đây là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong các văn bản về công chức, cán bộ, viên chức, như Luật Cán bộ, Luật Viên chức, Công chức và các Nghị định về tinh giản biên chế.
Biên chế là làm việc trong cơ quan, đơn vị, công ty công lập của Nhà nước do đơn vị có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước. Đây là vị trí công việc phục vụ lâu dài cho Nhà nước, vô thời hạn trong các cơ quan. Những người trong biên chế sẽ được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định của Nhà nước.
Thực chất, biên chế là lao động cho Nhà nước, được Nhà nước đứng ra tuyển dụng. Từ đó họ làm việc và hưởng lương được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Nội vụ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao và phê duyệt làm căn cứ cấp kinh phí cho các hoạt động thường xuyên.
Để dễ hiểu hơn, bạn hãy liên tưởng đến hợp đồng lao động. Biên chế như một dạng hợp đồng lao động không thời hạn. Tuy nhiên, không thể đánh đồng nó với những bản hợp đồng lao động thông thường mà biên chế có những chức năng và quy định riêng. Cũng như trách nhiệm, quyền lợi của người thuộc biên chế cũng rất khác biệt.
Được vào biên chế trở thành mục tiêu, niềm khao khát của nhiều người bởi vị trí này bảo đảm sự ổn định cho đến tuổi nghỉ hưu. Nếu không thuộc diện bị tinh giảm biên chế hoặc không tự nguyện nghỉ việc. Trong khi đó, nếu như làm việc theo hợp đồng lao động, cá nhân chỉ làm việc theo thời hạn nhất định và có thể sẽ phải nghỉ việc, tìm công việc mới nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng.
Tinh giảm biên chế là gì?
Sau khi đã hiểu về biên chế là gì thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu tinh giản biên chế là gì? Hay là giảm biên chế là gì thì đây chính là cách gọi khác của việc tinh giảm biên chế. Việc tinh giảm biên chế là việc những người làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước sau một thời gian làm việc thì có thể sẽ bị đưa vào diện xét để giảm biên chế hay có thể nói cho là nghỉ việc.
Bản chất của việc tinh giảm biên chế chính là việc cắt bớt, hay loại bỏ một số người ở trong biên chế khi thấy họ không còn phù hợp hoặc là không còn năng lực ở vị trí đó nữa mà lại không thể sắp xếp họ làm ở một vị trí khác.
Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng lao động
Nhiều người vẫn nghĩ rằng biên chế chính là hợp đồng lao động không có thời hạn nhưng chưa thực sự hiểu sự khác biệt giữa 2 khái niệm này. Vậy chúng khác nhau ở đâu?
Xét về khái niệm thuật ngữ
Biên chế là vị trí việc làm được quy định trong thời gian lâu dài tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước được Chính phủ, Quốc hội, HĐND (hội đồng nhân dân) các cấp xét duyệt. Việc hưởng lương của những lao động thuộc biên chế cũng nguồn ngân sách của Nhà nước.
Nơi làm việc của những lao động thuộc biên chế thường trong các cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước. Những lao động thuộc biên chế thuộc diện công chức, viên chức. Công việc đảm nhiệm sẽ được bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp do pháp luật quy định.
Hợp đồng lao động là văn bản pháp lý được ký kết khi người lao động trở thành nhân viên chính thức của đơn vị tuyển dụng. Người lao động làm việc theo hợp đồng sẽ được quản lý bởi chủ sở hữu, cũng chính là người đại diện pháp luật hoặc quản lý doanh nghiệp.
Một số cơ quan Nhà nước cũng áp dụng hợp đồng lao động nhưng thường ký kết trong thời gian ngắn đối với những vị trí mang tính chất đặc thù. Đa số hợp đồng lao động thường được sử dụng trong các doanh nghiệp, công ty tư nhân không chịu sự quản lý của Nhà nước.
Sự khác biệt về hình thức thực hiện
Để có thể được vào biên chế, tiến hành ký kết hợp đồng dài hạn thi người lao động phải tham gia vào những kì thi xét duyệt, thi tuyển viên chức. Sau khi đã vượt qua được kì thi tuyển viên chức người lao động cần phải trải qua thời gian thử việc trong vòng 1 năm. Vượt qua được thời gian thử việc, nếu phát huy tốt, làm việc có trách nhiệm khi đảm nhận vị trí chức danh nghề nghiệp thì họ sẽ được ký hợp đồng dài hạn.
Những chế độ mà công chức, viên chức được hưởng khi vào biên chế:
- Được hưởng chế độ tăng lương theo thời gian công tác căn cứ theo cấp độ bằng cấp.
- Nhân sự trong biên chế sẽ tham gia thi chuyển ngạch bậc lương
- Được hưởng đầy đủ chế độ thu nhập tăng thêm.
- Được cử đi học tập, đào tạo thêm với nguồn kinh phí từ cơ quan, đơn vị chủ quản.
Với người lao động làm việc theo hợp đồng trong các doanh nghiệp đơn vị tư nhân lại khác. Họ sẽ bị ràng buộc mối quan hệ với đơn vị chủ quản. Đến hạn kết thúc hợp đồng, người lao động cần phải bàn bạc với chủ đơn vị công tác để tiến hành ký kết tiếp hay kết thúc hợp đồng. Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì hợp đồng lao động sẽ được lập lại.
Những thủ tục cần biết nếu muốn vào biên chế là gì?
Để có thể vào biên chế không phải cứ đăng ký là đều được xét duyệt mà phải theo quy định của các bộ ban ngành có thẩm quyền quyết định. Để được xét duyệt vào biên chế, người lao động cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
- Khi kết thúc hợp đồng thử việc cần báo cáo kết quả trong văn bản đáp ứng những quy định của Nhà nước.
- Người hướng dẫn bạn trong khoảng thời gian thử việc có trách nhiệm đưa ra những lời nhận xét, đánh giá bằng văn bản.
- Người đứng đầu đơn vị, tổ chức mà bạn tham gia thử việc cần phải thông qua văn bản nhận xét đánh giá về phẩm chất, nhân cách, đạo đức của người lao động.
Lời kết
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết về biên chế là gì cũng như những thủ tục cần thiết cho người lao động nếu vào biên chế. Nếu muốn vào biên chế hãy nghiên cứu kỹ những quy định, thủ tục, trách nhiệm, thông tin về vấn đề này. Mong rằng bài viết trên đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích.