meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nửa cuối năm 2022, xuất khẩu sẽ chịu nhiều áp lực khiến tăng trưởng kém khả quan

Thứ sáu, 05/08/2022-09:08
Trong năm 2022, một số tổ chức dự báo nhiều yếu tố có thể khiến cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam kém khả quan.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 186,03 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức 186,03 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 17,3%. Và trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính trong 6 tháng năm 2202 so với cùng kỳ năm 2021, điện thoại các loại cùng linh kiện dẫn đầu với 29,17 tỷ USD, tăng 16,4%. Kế tiếp là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 27,68 tỷ USD, tăng 15,6% còn Máy móc, thiết bị, dụng cụ cùng các phụ tùng khác đạt 21,2 tỷ USD, tăng 23,8%; Dệt may đạt mức 18,53 tỷ USD, tăng 20,8%; Giày dép ghi nhận đạt gần 11,8 tỷ USD, tăng 13,5%. Trong đó, so với cùng kỳ năm 2021, mặt hàng điện thoại và các loại linh kiện tăng 4,12 tỷ USD còn máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 4,08 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử cùng linh kiện tăng 3,74 tỷ USD; hàng dệt may ghi nhận tăng 3,19 tỷ USD; hàng thủy sản cũng đạt 1,58 tỷ USD; giày dép các loại ghi nhận tăng 1,4 tỷ USD. 


Trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính trong 6 tháng năm 2202 so với cùng kỳ năm 2021, điện thoại các loại cùng linh kiện dẫn đầu với 29,17 tỷ USD, tăng 16,4%
Trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính trong 6 tháng năm 2202 so với cùng kỳ năm 2021, điện thoại các loại cùng linh kiện dẫn đầu với 29,17 tỷ USD, tăng 16,4%

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu truyền thống đến các đối tác thương mại lớn đều ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ của năm 2021.

Các chuyên gia của CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho hay, động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 đến từ các FTA được ký kết đang dần có hiệu lực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đang nắm bắt được các lợi thế cạnh tranh khi được hưởng lợi từ các lợi thế cạnh tranh khi được hưởng lợi từ các mức thuế quan ưu đãi. Đồng thời, chính sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất khi Việt Nam bình thường hóa nền kinh tế cũng là tin tốt với triển vọng xuất khẩu. Mặc dù vậy, Chứng khoán KB Việt Nam đánh giá kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong 6 tháng cuối năm sẽ chịu nhiều áp lực hơn. Các chuyên gia tại đây cũng cho hay xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chậm lại do nhu cầu tại các thị trường lớn giảm sút. Chi tiết,  43% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tương ứng với 82,5 tỷ USD đến từ máy móc thiết bị và linh kiện điện tử đóng góp chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, tổng công ty lớn như Samsung (ghi nhận chiếm 50% tỷ trọng đóng góp giá trị xuất khẩu hàng điện từ của khối này) hiện đang thu hẹp sản xuất và cắt giảm số ngày làm việc của công nhân từ 5 ngày/tuần xuống còn 3 ngày/tuần và khuyến khích các kỳ nghỉ dành cho công nhân tại nhà máy Việt Nam.


Chỉ số niềm tin tiêu dùng của các đối tác thương mại chính
Chỉ số niềm tin tiêu dùng của các đối tác thương mại chính

Có một lo ngại nữa đó là đà tăng giá của mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông lâm thủy sản, gạo, thép, ... có thể sẽ chững lại hoặc đảo chiều trong thời gian sắp tới khi nguồn cung dồi dào. Ngoài ra, theo KBSV, việc đồng VND tăng giá so với các đồng tiền của đối tác thương mại (do neo theo USD) đã khiến cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giảm tính cạnh tranh. 

Dự báo xuất khẩu tăng trưởng trong khoảng 13 - 18%

Cùng đồng quan điểm, khối phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cũng đưa ra nhận định tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể hạ nhiệt bởi nhu cầu của thế giới chậm lại và đứt gãy nguồn cung ứng. Các chuyên gia ở đây cho hay: "Sự thắt chặt của điều kiện tài chính toàn cầu cộng với đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn trong nửa cuối năm 2022". 


Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2015 đến nay
Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2015 đến nay

Có thể thấy, hầu hết các tổ chức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 0,5-0,9 điểm% trong năm 2022 bởi hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine cùng các điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt. Căng thẳng Nga - Ukraine kéo dài hơn dự kiến, giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại Trung Quốc gây thêm lo ngại về tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và làm tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu tăng mạnh. 

VNDirect đưa ra dự báo: "Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, như trường hợp của Samsung, đã phải điều chỉnh kế hoạch sản lượng trong năm nay. Do đó, chúng tôi dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022 và đạt 14% cho cả năm 2022". 

Thời điểm trước đó năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức 336,31 tỷ USD, so với năm 2020 tăng 19%. Và trong báo cáo mới nhất, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) đã đề cập đến khả năng suy thoái của Mỹ - đây là nền kinh tế lớn nhất thế giới. 


Nguồn ảnh: Hải quan Việt Nam và TCTK
Nguồn ảnh: Hải quan Việt Nam và TCTK

Hơn thế, BSC cũng dự báo hai kịch bản xuất khẩu của Việt Nam năm 2022. Ở kịch bản tích cực thì nếu như nền kinh tế Mỹ suy thoái vào năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể tăng 13,1% còn nhập khẩu tăng 12,6%. Và trong trường hợp năm 2023 kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái thì xuất khẩu có thể tăng 18% và nhập khẩu cũng có thể tăng 17,3%.

Thời gian mới đây, các chuyên gia chứng khoán ACB (ACBS) cũng đã chỉ ra một số thách thức đối với hoạt động thương mại của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2022. Đặc biệt, ACSB cũng nêu ra lo ngại khi Mỹ chiếm đến 50,5% lượng hàng may mặc xuất khẩu từ Việt Nam và lạm phát gia tăng có thể sẽ khiến cho nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thời trang quần áo của Mỹ giảm và cũng có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

12 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

12 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

12 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

12 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

12 giờ trước