meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nữ nông dân Thái Nguyên đầu tư đất xây trang trại nuôi gà đẻ, mỗi năm thu lãi gần 6 tỷ đồng

Thứ tư, 10/08/2022-17:08
Được biết, xuất phát điểm với 500 con gà đẻ, hiện nay chị Nguyễn Thị Cương trú tại xóm Việt Ninh, xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có một trang trại quy mô lớn với 6.000m2 với tổng số 15.000 con gà. Trung bình mỗi năm lợi nhuận từ việc nuôi gà ấp trứng của gia đình chị đã lên đến gần 6 tỷ đồng.

Nông dân nuôi gà đẻ đếm không xuể

Theo Dân Việt, với ý tưởng và khát vọng không chịu đói nghèo, vào năm 2006, gia đình của chị Cương đã bắt đầu xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà đẻ với số lượng 500 con trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Đến năm 2008, nhờ mô hình chăn nuôi gà đẻ mà gia đình của chị Cương đã có thu nhập ổn định. 

Chính vì thế mà chị Cương đã quyết định mở rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi cùng với việc nâng dần số lượng đàn gà. Từ đó chị đã đầu tư máy ấp trứng bán tự động và đến năm 2015 thì chính thức chuyển sang ấp hoàn toàn bằng máy ấp trứng tự động. Đến thời điểm hiện tại thì gia đình của chị Cương với tổng số 7.000 con gà mái và 8.000 con gà mái hậu. 


Với ý tưởng và khát vọng không chịu đói nghèo, vào năm 2006, gia đình của chị Cương đã bắt đầu xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà đẻ với số lượng 500 con trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
Với ý tưởng và khát vọng không chịu đói nghèo, vào năm 2006, gia đình của chị Cương đã bắt đầu xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà đẻ với số lượng 500 con trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước

Chị Cương cho hay: "Ban đầu khi đến với mô hình chăn nuôi gà, gia đình chị cũng gặp phải không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho sản xuất còn thiếu. Chị chủ yếu học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, qua các lớp tập huấn và qua những người chăn nuôi trước, vì lúc đó mạng internet chưa phát triển như hiện nay". 

Song song với đó là khó khăn bởi vì chưa chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, kỹ thuật ban đầu chưa có đã dẫn đến tỷ lệ ấp nở đạt thấp dẫn đến giá sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra không ổn định. Mặc dù vậy, vượt qua những khó khăn bước đầu, mô hình sản xuất chăn nuôi của gia đình chị Cương đã dần ổn định và mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Đến thời điểm hiện tại, gia đình của chị Cương đã có tất cả 10 lò ấp trứng với công suất trong 5 năm là 8,5 triệu quả trứng, tương đương với 6.800.000 con gia cầm.

Sau nhiều năm chăn nuôi gà đẻ nhốt chung theo cách truyền thống thì đến nay gia đình của chị Cương đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo quy mô nuôi nhốt công nghiệp và gà mái đẻ áp dụng kỹ thuật phối tinh để có thể đảm bảo ấp nở đạt được tỷ lệ cao. Cũng theo lời chị Cương, để cho con giống ấp nở sinh trưởng và phát triển tốt thì gia đình của chị đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc ấp nở gia cầm, dùng máy chạy điện để ấp trứng rồi dùng hệ thống làm mát trong chuồng gà để chống nóng cho gà. Hơn thế, chị còn dùng hệ thống máng ăn, máng uống tự động cho gà ăn, uống để có thể giảm chi phí nhân công đồng thời gia tăng thêm thu nhập. 


Sau nhiều năm chăn nuôi gà đẻ nhốt chung theo cách truyền thống thì đến nay gia đình của chị Cương đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo quy mô nuôi nhốt công nghiệp và gà mái đẻ áp dụng kỹ thuật phối tinh để có thể đảm bảo ấp nở đạt được tỷ lệ cao
Sau nhiều năm chăn nuôi gà đẻ nhốt chung theo cách truyền thống thì đến nay gia đình của chị Cương đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo quy mô nuôi nhốt công nghiệp và gà mái đẻ áp dụng kỹ thuật phối tinh để có thể đảm bảo ấp nở đạt được tỷ lệ cao

Cùng với phương châm sản xuất thực phẩm sạch phải gắn với việc bảo vệ môi trường cũng như phát triển bền vững, gia đình của chị Cương đã xây dựng chuồng trại đảm bảo được thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Và với hệ thống cống rãnh thoát nước tốt thì sẽ giúp cho chuồng trại không gây ô nhiễm môi trường. Hơn thế, trang trai cũng tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng định kỳ, cho gia cầm ăn, uống hợp vệ sinh, đủ định lượng và không dùng chất kích thích từ đó đảm bảo được an toàn thực phẩm.

Nhiều năm liền nhận được danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Đến thời điểm hiện tại, mô hình nuôi gà đẻ trứng và ấp nở gia cầm ngoài 4 lao động chính của gia đình thì chị Cương đã thuê thêm 35 lao động, trong đó có 10 lao động thường xuyên và 25 lao động mùa vụ. Lợi nhuận trung bình hàng năm từ việc chăn nuôi gà đẻ và gà ấp trứng của gia đình chị Cương là khoảng 5,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân trên đầu người là khoảng 810 triệu đồng/năm. Và bằng những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất tích lũy được trong quá trình phát triển kinh tế thì hàng năm gia đình của chị Cương cũng thường xuyên tư vấn, hướng dẫn phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi cũng như những kiến thức khoa học kỹ thuật cho hàng trăm lượt hộ nông dân ở địa phương và tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động thường xuyên, 25 lao động thời vụ tại địa phương với mức thu nhập ổn định từ 5 triệu đồng/người/tháng. 

Bên cạnh việc tập trung cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của gia đình thì chị Cương còn thường xuyên giúp đỡ các hộ khó khăn về giống, vốn đồng thời hỗ trợ về giá thức ăn chăn nuôi để cho họ có thể phát triển hiệu quả sản xuất. 


Đến thời điểm hiện tại, mô hình nuôi gà đẻ trứng và ấp nở gia cầm ngoài 4 lao động chính của gia đình thì chị Cương đã thuê thêm 35 lao động, trong đó có 10 lao động thường xuyên và 25 lao động mùa vụ
Đến thời điểm hiện tại, mô hình nuôi gà đẻ trứng và ấp nở gia cầm ngoài 4 lao động chính của gia đình thì chị Cương đã thuê thêm 35 lao động, trong đó có 10 lao động thường xuyên và 25 lao động mùa vụ

Chủ tịch Hội nông dân huyện Phú Bình - bà Dương Thị Luyến đánh giá: "Chị Nguyễn Thị Cương là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu với mô hình chăn nuôi gà đẻ, ấp trứng. Trong những năm qua, thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" do Hội nông dân phát động, gia đình chị Cương đã tích cực hưởng ứng các phong trào ở địa phương và hàng năm đều đăng ký danh hiệu hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi các cấp".

Và với những kết quả đã đạt được thì gia đình của chị Cương đã nhiều năm liền đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi đồng thời nhận được nhiều bằng khen, giấy khen từ cấp cơ sở đến cấp trung ương. Thời gian tới, chị Cương đã được Hội nông dân huyện Phú Bình đề xuất lên cấp trên để Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

20 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

20 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

20 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

20 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước