meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những yếu tố tác động đến giá dầu trong năm 2022

Thứ hai, 12/12/2022-11:12
Giá dầu đã tăng vọt lên mức đỉnh trong nhiều thập kỷ sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra. Thế nhưng, thị trường đang mất dần sức hút khi năm 2022 sắp kết thúc.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, giá dầu thế giới trong phần lớn năm 2022 đều tăng mạnh nhờ nhu cầu nhiên liệu vận tải hồi phục, giữa lúc chiến sự tại Ukraine và động thái của OPEC+ trong việc giảm sản lượng khiến nguồn cung bị thắt chặt.

Hồi tháng 3, giá dầu Brent chuẩn quốc tế đã tăng vọt lên trên 139 USD/ thùng, sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra. Sau đó, giá bắt đầu hạ nhiệt trước khi tăng trở lại thêm lần nữa do tình trạng thiếu hụt công suất lọc dầu gây thiệt hại đối với người tiêu dùng.

Cả giá dầu Brent và WTI đều đã loại bỏ đa phần mức tăng trong năm khi năm 2022 sắp kết thúc. Hãng tin Reuters đã chỉ ra một vài nguyên nhân chính như sau:

Nhu cầu nhiên liệu giảm

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu thô số 1 thế giới và cũng là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 khi chỉ xếp sau Mỹ.

Thế nhưng, các hạn chế nghiêm ngặt của chính phủ trong năm nay nhằm ngăn chặn COVID lây lan đã khiến sản lượng kinh tế, công nghiệp và nhu cầu đi lại của người dân Trung Quốc sụt giảm đáng kể.


Giá dầu thế giới trong phần lớn năm 2022 đều tăng mạnh
Giá dầu thế giới trong phần lớn năm 2022 đều tăng mạnh

Ước tính của các nhà phân tích cho thấy chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã làm giảm nhu cầu dầu thô của nước này từ 30% đến 40%.

Tại châu Âu, mùa đông đã bắt đầu nhưng hiện vẫn chưa lạnh giá như mọi năm, khiến nhu cầu dùng dầu sưởi và nhiên liệu sưởi ấm sụt giảm. Về cơ bản, hoạt động kinh tế cũng sụt giảm trên toàn cầu, nổi bật hơn cả là ở Mỹ và Trung Quốc.

Đồng USD tăng giá và lãi suất lên cao

Các ngân hàng trung ương đã triển khai hàng loạt các đợt nâng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát tăng cao và hạ nhiệt thị trường lao động và nền kinh tế.

Lãi suất tăng khiến đồng USD tăng lên. Do đó, giá dầu cũng chịu sức ép lớn vì đồng USD mạnh lên thường khiến hàng hóa định giá bằng USD đắt đỏ hơn.

Lo ngại về nguồn cung bị phóng đại

Vào tháng 10, OPEC+ đã đưa ra tuyên bố giảm sản lượng khoảng 2 triệu thùng/ ngày, từ tháng 11 đến hết năm sau.

OPEC+ cho hay động thái này là do triển vọng kinh tế thế giới đang suy yếu hơn. Thế nhưng, việc làm của liên minh này không hỗ trợ giá dầu.

Do nhiều thành viên trong liên minh không hoàn thành mục tiêu về sản lượng nhiều tháng qua nên có khoảng một nửa mức giảm sản lượng của liên minh này chỉ ở trên giấy.

Mặt khác, hoạt động khai thác tại Mỹ có dấu hiệu phục hồi. Dù sản lượng trong nước tăng chậm nhưng vừa qua ghi nhận đạt 12,2 triệu thùng/ ngày. Đây là mức cao nhất tính từ đợt dịch bệnh bùng phát vào tháng 3/2020.

Đà tăng của giá dầu cũng xuất phát từ lo ngại nguồn cung của Nga bị gián đoạn vì các lệnh trừng phạt của phương Tây. Sản lượng của Nga sụt giảm, tuy nhiên không mạnh như dự đoán.

Các nước G7 và Úc hồi đầu tháng 12 đã thống nhất áp đặt mức trần giá 0 USD/ thùng với dầu thô vận chuyển bằng đường biển từ Nga nhằm giảm nguồn tài chính mà Moscow tài trợ cho cuộc chiến sự ở Ukraine.

Thế nhưng, Nga đã bán dầu với giá chiết khấu lớn kể từ khi chiến sự bùng nổ. Do đó, biến pháp của G7 có thể không gây nên sự gián đoạn trên thị trường.

Các nhà đầu tư rời đi

Sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, các quỹ phòng hộ và nhà quản lý tài sản khác đã tạo dựng vị thế lớn trên thị trường dầu thô. Tuy vậy, họ lại rời khỏi thị trường nhanh chóng làm mất đi một số trụ đỡ của giá dầu.

Theo dữ liệu của Mỹ, vị thế mua ròng của các quỹ phòng hộ đối với hợp đồng dầu Brent hiện ở mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua. Trái lại, tỷ lệ giữa vị thế mua so với vị thế bán cũng thấp nhất tính từ tháng 11 năm 2020.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

6 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

6 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

6 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

6 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước