meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những trợ lực sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023

Thứ ba, 03/01/2023-21:01
Các ngân hàng trung ương lớn có thể sẽ kìm hãm lạm phát thành công. Cùng với đó, là chiến sự tại Ukraine kết thúc và việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế hoàn toàn những trợ lực thúc đẩy tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2023.

Các ngân hàng trung ương kìm hãm lạm phát thành công

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện chiến dịch thắt chặt tiền tệ mạnh tay nhất trong nhiều năm vào năm 2022 để ghìm cương lạm phát sau khi có những nhận định sai lầm về sức ép giá cả trong năm 2021.

Từ tháng 3 đến nay, Fed đã có 7 lần tăng lãi suất, đưa chi phí đi vay tại Mỹ lên mức cao nhất tính từ cuối năm 2007 khi đạt ngưỡng 4,25-4,5%. Theo dự đoán của các quan chức, lãi suất chuẩn sẽ ở trong phạm vi 5-5,25%.

Các nhà kinh tế hiện tại đã nhận thấy một số tín hiệu phản ánh sức ép về giá đang hạ nhiệt, có thể giúp Fed hạ tốc độ tăng lãi suất hoặc đảo chiều chính sách trong năm nay.

PCEPI - chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong tháng 11 đã hạ nhiệt. Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp trong năm 2022 chứng kiến xu hướng này.

PCEPI so với tháng 10 chỉ nhích 0,1% đã giảm so với mức tăng 0,4% của tháng 10. PCEPI tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức 6,1% của tháng 10.

Năm mới 2023, chuyên gia đề xuất tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% để hỗ trợ nền kinh tế 

Thuế VAT giảm từ 10% xuống 8% từ ngày 1/2/2022 đối với hầu hết các nhóm hàng hóa dịch vụ đã góp phần rất lớn vào quá trình phục hồi kinh tế ngoạn mục của Việt Nam trong năm qua. Do đó, các chuyên gia kiến nghị kéo dài chính sách này đến hết năm 2023. 

Bước sang năm 2023, nền kinh tế sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hướng khả quan, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp và giảm lượng xuất khẩu thô, qua đó tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn trong chuỗi sản xuất và cung ứng trên toàn cầu. Phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu thuộc về nhóm hàng công nghiệp chế biến, với hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới có rơi vào cuộc suy thoái trong năm 2023?

Fed đang đứng trước một cuộc chiến căng thẳng với lạm phát. Theo dự báo của các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ, sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất kế tiếp trong tương lai. Mức lãi suất đầu năm sau có thể đạt tới khoảng 5,1%. Dự báo của các chuyên gia cho thấy Mỹ có thể rơi vào cuộc suy thoái kinh tế vào năm sau. Thế nhưng, đang có những nhận định trái chiều về thời điểm và mức độ nghiêm trọng.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là một trong những trụ đỡ cho nền kinh tế toàn cầu năm nay
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là một trong những trụ đỡ cho nền kinh tế toàn cầu năm nay

Chỉ số giá tiêu dùng trước đó cũng chững lại trong tháng đó. Thước đo lạm phát này đã tăng chậm lại trong 5 tháng liền kể từ khi chạm mức cao 9,1% vào tháng 6. CPI chỉ tăng 7,1% vào tháng 11 so với cùng kỳ năm 2021.

Những dấu hiệu khác cũng xảy ra trên thị trường nhà ở. Đây là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với sự tăng lên của lãi suất chuẩn.

Chỉ số S&P CoreLogic Case-Shiller cho thấy giá nhà tại Mỹ đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp vào tháng 9. Ở tất cả 20 thành phố, giá nhà đều đi xuống, trong đó thành phố giảm mạnh nhất là San Francisco, Seatle và các thành phố ở Bờ Tây.

Theo ước tính của Freddie Mac, trong năm 2022, có khoảng 15 triệu người mua nhà tiềm năng đã rời khỏi thị trường vì lãi suất đi vay thế chấp 30 năm lần đầu tiên tăng hơn 2 lần từ mức 3% lên hơn 6%.

Theo khảo sát được công bố bởi Đại học Michigan hồi cuối tháng 12 chỉ ra rằng triển vọng lạm phát của người tiêu dùng Mỹ năm 2023 đã rơi xuống mức thấp nhất trong 1,5 năm. Như vậy, kỳ vọng lạm phát một năm tới giảm từ mức 4,6% còn 4,4% và kỳ vọng cũng giảm từ 3% còn 2,9% trong 5 năm.

Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu (ngoại trừ Nhật Bản) đều tăng lãi suất với quy mô lớn nhất trong ít nhất 20 năm để kìm hãm lạm phát.

Reuters cho biết các ngân hàng trung ương giám sát 10 đồng tiền tệ được giao dịch nhiều nhất toàn cầu đã tăng lãi suất 54 lần trong 1 năm qua, tổng cộng đã tăng 2.740 điểm cơ bản.

Tại một số khu vực như châu Âu, các gói chi tiêu cũng giúp bù đắp lại việc chi phí nhiên liệu tăng cao sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, giúp làm dịu sức ép từ lạm phát.

Lạm phát toàn cầu theo đó đã giảm. Chẳng hạn như lạm phát tiêu dùng tại châu Âu ở mức 2 con số đã giảm từ mức 10,6% vào tháng 10 còn 10,1% vào tháng 11. Lạm phát tại Anh cũng giảm từ 11,1% còn 10,1%.

Tuy nhiên có một số biến số mà thị trường cần quan tâm. Lạm phát có thể đang lấn sang lĩnh vực dịch vụ khi người dùng chuyển chi tiêu cho du lịch và giải trí. Bên cạnh đó, dưới sức ép tăng trưởng tiền lương, doanh nghiệp cũng đang tăng giá bán nhằm bù đắp lại chi phí lao động.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế Mỹ và châu Âu có thể rơi vào suy thoái trong năm 2023. Hệ lụy từ suy thoái vẫn sẽ rất lớn dù hoạt động kinh tế chậm lại có ích đối với cuộc chiến chống lạm phát của các ngân hàng trung ương.

Thế nhưng tin vui là nền kinh tế Mỹ có cơ sở để hồi phục nhanh chóng. Theo ông Mark Zandy, kinh tế trưởng của Moody’s Anaylytics, bảng cân đối kế toán của thị trường việc làm và doanh nghiệp vẫn khá vững mạnh.

Vị chuyên gia còn cho rằng nhiều khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ phản ứng tích cực hơn nếu Fed giảm lãi suất vào cuối năm 2023, khi lạm phát giảm mạnh.

Những trợ lực sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 - ảnh 2

Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thường có độ trễ. Do vậy, các chuyên gia kinh tế không thể loại trừ khả năng lạm phát thực sự đã đạt đỉnh và đang hạ nhiệt nhanh chóng. chỉ là xu hướng này chưa được phản ánh vào dữ liệu chính thức.

Một tin tích cực khác là các nhà chức trách vẫn đang đề cao cảnh giác trước lạm phát sau khi mắc phải sai lầm vào năm 2021.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde hồi giữa tháng 12/2022 đều tỏ ra thận trọng rằng họ hoan nghênh với các dữ liệu về lạm phát vừa qua, tuy nhiên các ngân hàng trung ương vẫn cần có thêm bằng chứng xác định để tự tin rằng lạm phát đang hạ nhiệt một cách bền vững.

Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế

Chính phủ Trung Quốc vào cuối tháng 12 đã đưa ra thông báo mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023 ghi dấu một chuyển biến mới cho quốc gia đã đóng cửa vì đại dịch trong suốt gần 3 năm qua.
Một loạt chính sách mới cũng được Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tuyên bố. Trong đó có nới lỏng đa số các biện pháp kiểm dịch trong nước. Những động thái trên phản ánh rằng Bắc Kinh đang muốn kiểm soát covid 19 như một loại bệnh thông thường.

Nền kinh tế Trung Quốc đã chững lại đáng kể trong năm 2022 khi hoạt động sản xuất và kinh doanh bị gián đoạn nghiêm trọng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Những cú sốc trên thị trường địa ốc cũng càng đè nặng lên triển vọng của nền kinh tế.

Hiện tại, chính phủ đang gửi đi tín hiệu mạnh mẽ rằng Trung Quốc sẽ hướng đến việc củng cố tăng trưởng, nước này sẽ phải ra sức khống chế đợt dịch bùng phát sau khi nới lỏng chính sách.
Bên cạnh những tín hiệu mở cửa, Bắc Kinh trong năm vừa qua đã tung ra hàng loạt gói tài khóa để xoa dịu thiệt hại của chính sách chống dịch nghiêm ngặt và sự sụp đổ của thị trường bất động sản.

Trung Quốc có thể tăng trưởng mạnh trở lại trong năm nay nhờ 2 gói chi tiêu mà chính phủ đưa ra vào tháng 8 và tháng 11 cùng những biện pháp nới lỏng tiền tệ vào đầu tháng 12 từ ngân hàng trung ương.

Theo dự đoán của các nhà phân tích từ Citigroup, Goldman Sachs, Morgan Stanley và Bloomberg Economics, chặng đường mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ khá khó khăn ở giai đoạn đầu năm sau, tuy nhiên sẽ càng suôn sẻ càng về sau.

Theo ước tính của World Bank, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay có thể đạt 4,5%. Trong khi, OECD lại lưu ý rằng những hỗ trợ chính sách từ Bắc Kinh có thể giúp hồi phục tăng trưởng trong năm nay.

Thậm chí, năm nay, Trung Quốc còn có khả năng chống đỡ cho nền kinh tế thế giới trong tình hình các nền kinh tế lớn tại phương Tây có thể rơi vào suy thoái. 

Những trợ lực sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 - ảnh 3

Theo ước tính của IMF, năm nay, đóng góp của Trung Quốc vào sự tăng trưởng toàn cầu sẽ cao hơn 3 lần so với Mỹ. Mỹ được dự đoán tăng trưởng chỉ 1% dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dự kiến khu vực EU chỉ tăng trưởng khoảng 0,5%.

Ấn Độ là điểm sáng hàng đầu khi hầu như không thể bù đắp cho cú suy giảm tốc độ kinh tế của phương Tây. Bởi vậy, IMF đặt hy vọng vào nền kinh tế Trung Quốc rất nhiều.

Xung đột tại Ukraine kết thúc

Triển vọng an ninh và kinh tế của EU trong ngắn hạn đều bị chao đảo kể từ khi chiến sự tại Ukraine nổ ra.

Nga hiện đang đẩy mạnh tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine. Ukraine ở chiều ngược lại thì đang gia tăng phản công ở miền đông và miền nam sau khi giành lại được một phần lãnh thổ quanh thành phố Kherson.

Một phần do Điện Kremlin đã tuyên bố sẽ chiến đấu cho đến khi thực hiện được toàn bộ mục tiêu của mình nên chiến sự đã rơi vào bế tắc.

Một phần khác xuất phát từ việc Kiev khẳng định sẽ không dừng lại nghỉ ngơi nếu quân đội Nga chưa rời khỏi Ukraine trong đó có cả bán đảo Crimea và vùng Donbass mà Nga đã chiếm đóng trước đó.

Chính phủ các nước đang kêu gọi hai bên dừng bắn và đi vào bàn đàm phán. Kiev và Moscow cũng cho thấy một số tín hiệu về khả năng này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi đầu tháng 12 cho biết Kiev sẵn sàng ngồi vào đàm phán nếu Nga đáp ứng được một số điều kiện.

Những trợ lực sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 - ảnh 4

Những điều kiện nay bao gồm khôi phục hoàn toàn lãnh thổ của Ukraine, bồi thường thiệt hại chiến tranh, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, trừng phạt những tội phạm chiến tranh hay đảm bảo các xung đột sẽ không xảy ra trong tương lai.

Vào hôm 25/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc phỏng vấn được phát sóng trên truyền hình đã bày tỏ rằng Moscow sẵn sàng đàm phán với các bên liên quan đến chiến sự.

“Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với các bên có liên quan để tìm ra giải pháp phù hợp, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào họ vì chúng tôi không phải là những người không đồng ý đàm phán, mà chính là họ”, ông Putin nói.

Sau đó một ngày, NPR cho biết Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng chính phủ của ông đang muốn mở một cuộc đàm phán hòa bình vào cuối tháng 12. Và tốt nhất thì cuộc họp nên tổ chức tại Liên Hợp Quốc với Tổng thư ký António Guterres là người trung gian để hòa giải.

Có thể Nga và Ukraine sẽ đi đến được thỏa thuận ngừng bắn nếu cả hai đều nghiêm túc về vấn đề đàm phán và nhượng bộ nhau.

Điều này sẽ mở ra một triển vọng tích cực hơn cho các cuộc xung đột và giảm bớt ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới trong năm nay mặc dù kịch bản này có thể sẽ không xảy ra.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

14 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

14 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

14 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

14 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước