meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những tín hiệu chứng minh thị trường bất động sản sẽ hồi phục vào năm 2023

Thứ ba, 06/12/2022-09:12
Dù thị trường hiện đang ghi nhận bầu không khí kém sôi động nhưng đến năm 2023, khi các vấn đề khó khăn mang tính “nút thắt” dần được gỡ bỏ, thị trường bất động sản sẽ sôi động trở lại. Đó chính là lúc những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, biết đón đầu xu thế và luôn có dòng tiền thông minh giành lấy chiến thắng trên thị trường.

Không mua lúc “đóng băng” thì lấy gì để “rã đông”?

Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố một số liệu thú vị, ngay giữa thời điểm trầm lắng của thị trường, ngành bất động sản vẫn là kênh thu hút số vốn lớn thứ hai của các nhà đầu tư nước ngoài (sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo) với gần 4,19 tỷ USD. Đây cũng là ngành có sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp thành lập mới (8202 doanh nghiệp, so với 6713 của năm 2021 và 6087 của năm 2020). Số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tuy cũng tăng nhưng so với mức thành lập mới thì không đáng kể (tổng thể là tăng). 

Có thể thấy, dù thị trường bất động sản những tháng gần đây rơi vào trầm lắng nhưng đây vẫn là kênh đầu tư được các doanh nghiệp ưu tiên bởi tính an toàn và lợi nhuận. Đây có lẽ là lý do chính khiến cho số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực này ngày một gia tăng, bất chấp thời điểm thanh khoản đang không mấy khả quan. Nhưng rõ ràng, thị trường bất động sản vẫn luôn dành cơ hội cho những doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực và kế hoạch tài chính dài hạn.

“Thời điểm này thị trường chững lại vì những khó khăn trong tiếp cận vốn vay. Những người đầu cơ không thể đẩy giá lên, doanh nghiệp phải chạy các chương trình ưu đãi để lôi kéo khách hàng… Đây là thời cơ cho những nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi. Tôi vẫn nói với bạn bè rằng không mua lúc “đóng băng” thì lấy gì “rã đông”? Giờ tôi mua một mảnh đất rồi để đó cho thuê, vài năm sau bán ra là có lời ngay. Đó là lý do vì sao bất động sản hấp dẫn hơn rất nhiều so với ngành nghề khác, nó có chu kỳ và mang lại lợi nhuận cao. Mà ngay tại thời điểm giá xuống như thế này, giá bất động sản nhiều nơi không hề giảm, đặc biệt ở những phân khúc đánh vào nhu cầu ở thật như phân khúc căn hộ...", anh Hoàng Anh, nhà đầu tư lâu năm chia sẻ. 


Nhiều chuyên gia đánh giá đây là giai đoạn để thanh lọc thị trường, tạo tiền đề cho một giai đoạn thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh. (Ảnh minh họa)
Nhiều chuyên gia đánh giá đây là giai đoạn để thanh lọc thị trường, tạo tiền đề cho một giai đoạn thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh. (Ảnh minh họa)

Ở góc nhìn tích cực, nhiều chuyên gia đánh giá đây là giai đoạn để thanh lọc thị trường, tạo tiền đề cho một giai đoạn thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh. Một giám đốc công ty bất động sản ở Hà Nội cho biết: “Ở bất cứ ngành nghề nào thì lợi nhuận là yếu tố khiến doanh nghiệp tồn tại. Nhưng giai đoạn phát triển nóng đã khiến “vàng thau lẫn lộn”, một số doanh nghiệp làm ăn chộp giật, kém uy tín cũng có thể dễ dàng lôi kéo lượng lớn khách hàng. Những doanh nghiệp đó sẽ bị thanh lọc đầu tiên. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính, giữ chữ tín, có thương hiệu và trách nhiệm sẽ tồn tại và đồng hành với thị trường. Niềm tin của nhà đầu tư sẽ được củng cố bằng sự đảm bảo về tính pháp lý của dự án, bằng tiến độ xây dựng đúng cam kết và bằng chất lượng sản phẩm”.

Đồng tình với quan điểm đó, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam Đinh Minh Tuấn cho rằng, đây chính là thời điểm kiểm tra năng lực của doanh nghiệp. Thị trường đang trong giai đoạn sàng lọc mạnh mẽ, chỉ những doanh nghiệp uy tín, có thương hiệu và trách nhiệm với khách hàng mới có thể tồn tại. 

Có niềm tin là có tất cả? 

Để góp phần gỡ nút thắt khó khăn cho doanh nghiệp, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính đánh giá, khi có room tín dụng vào năm 2023 thì thị trường bất động sản Việt Nam sẽ ngay lập tức sôi động trở lại. Dòng tiền này sẽ giúp thị trường có thêm giao dịch từ các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.

Cụ thể hơn, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho rằng, thị trường bất động sản cần nguồn vốn đầu tư trung, dài hạn. Nhưng điều kiện này đang bị phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng. Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng trần “room” tín dụng thêm khoảng 1%. Điều này sẽ khiến thị trường có thêm khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó thị trường bất động sản hấp thụ khoảng 20%.

Thị trường đang ở giai đoạn sàng lọc để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển đúng hướng. Nhưng để khơi thông nguồn vốn, việc nới “room” tín dụng là chưa đủ. Chúng ta cần triển khai đồng bộ các giải pháp để có được niềm tin của nhà đầu tư (hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới nhận thức và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước…).


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh

Đối với các nhà đầu tư tổ chức, nút thắt khó khăn sẽ phải chờ đến khi Quốc hội thông qua các luật trong đó có Luật đấu thầu, giá và phòng chống rửa tiền (giữa năm 2023) và Luật nhà ở,Luật  kinh doanh bất động sản, Luật đất đai (cuối năm 2023). "Khi các luật này được thông qua  sẽ tạo một cú hích về mặt tâm lý, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Đây chính là yếu tố quyết định khiến thị trường tăng trưởng trở lại”, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu khẳng định. Rõ ràng, khi các luật được sửa đổi theo hướng chặt chẽ, minh bạch hơn thì các cơ chế, chính sách cũng theo đó mà rõ ràng, đầy đủ hơn, sẽ tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính cũng như những vấn đề còn tồn tại kìm bước sự phát triển của ngành bất động sản. 

Trong ngắn hạn, việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để đánh giá, hỗ trợ giải quyết khó khăn cho thị trường được đánh giá là hành động kịp thời, đúng lúc. Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết Tổ công tác đã làm việc với UBND TP.HCM, Hà Nội, một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản. Tại đây, Tổ  công tác đã lắng nghe và nắm được những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (về thể chế, trình tự thủ tục đầu tư, nguồn lực tài chính…), qua đó, Tổ phân loại các nhóm vấn đề để xem xét xử lý theo thẩm quyền. Theo đó, Tổ công tác đã ghi nhận hai khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản là thủ tục về đất đai, tiếp đến là nguồn tín dụng. Giải pháp mà Tổ công tác của Thủ tướng đưa ra là tập trung rà soát các phân khúc thị trường, trong đó ưu tiên tập trung vào nhà ở thương mại và nhà ở xã hội.

Hoàng Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước