meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những lý do khiến Fed kiên quyết tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách sắp tới 

Thứ ba, 01/11/2022-21:11
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách trong tuần này, nhiều chuyên gia dự báo cơ quan này sẽ tiếp tục thực hiện mạnh mẽ chính sách thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất cơ bản. 

Nhiều dự báo tăng lãi suất 

Theo markettimes.vn, trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại Mỹ, chính quyền Washington đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính của hộ gia đình và doanh nghiệp trở nên cực kỳ vững chắc, do tiền mặt nhiều hơn và chi phí đi vay thấp hơn. Tuy nhiên, những chính sách này khiến việc kiểm soát lạm phát của Fed trở nên khó khăn hơn vào thời kỳ hậu đại dịch. 

Ngân hàng trung ương Mỹ đang nỗ lực để kiềm chế tốc độ tăng “phi mã” của lạm phát bằng các công cụ tài chính. Một trong số đó chính là lãi suất, trong năm nay, cơ quan này đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất với các bước nhảy vọt đưa mức lãi suất đang dao động 3 - 3,25%. Từ nay đến cuối năm, Fed còn 2 cuộc họp chính sách nữa và nhiều dự đoán sau mỗi cuộc họp mức lãi suất sẽ tiếp tục tăng thêm 0,75 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm đưa mức lãi suất cơ bản tại Mỹ dao động 3,75 - 4%. 


Nhiều dự báo Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong các cuộc họp sắp tới.
Nhiều dự báo Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong các cuộc họp sắp tới.

Một số quan chức đã đề xuất việc giảm tốc độ tăng lãi suất vào cuộc họp sắp tới, tuy nhiên, các ý kiến tăng lãi suất chiếm phần lớn. Trong các dự báo kinh tế được đưa ra tại cuộc họp gần đây nhất của Fed, hầu hết giới chức Ngân hàng trung ương đều cho rằng lãi suất chuẩn sẽ đạt ít nhất 4,6% vào đầu năm tới.

Thậm chí, các nhà kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs dự báo Fed sẽ tăng lãi suất lên 4,75 - 5% vào tháng 3/2023, cao hơn 0,25 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó. 

Những điểm bất thường của kinh tế Mỹ 

Các chính sách thắt chặt kinh tế là chủ trương ứng phó của Fed với lạm phát nhằm hạ nhiệt nền kinh tế như chi phí đi vay tăng lên và tác động nhằm hạ giá cổ phiếu. Từ đó giúp hạn chế chi tiêu, giảm số lượng việc làm và thu nhập. Các lĩnh vực của nền kinh tế vốn nhạy cảm với chi phí và khả năng tiếp cận tín dụng bị ảnh hưởng nhiều nhất. 

Thời điểm vào năm 2020, các phản ứng như thời chiến của chính phủ với đại dịch gồm các động thái kích thích tài khóa mạnh tay đã làm gián đoạn động lực suy thoái kinh tế thông thường là tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến thu nhập và chi tiêu giảm. Vì vậy, bảng cân đối kế toán của khu vực tư nhân vẫn ở vị thế vững chắc. 


Các chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng "phi mã" lạm phát tại Mỹ.
Các chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng "phi mã" lạm phát tại Mỹ.

Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs cho biết, các hộ gia đình, doanh nghiệp phi tài chính và doanh nghiệp nhỏ có mức thặng dư trên tổng chi tiêu bằng 1,1% GDP trong quý II/2022. So với mức trung bình trong vòng 3 năm trở lại đây, con số này được cho là khả quan hơn so với các cuộc suy thoái kể từ năm 1950 tại Mỹ. 

Theo ước tính của các nhà kinh tế Mỹ, các hộ gia đình Mỹ vẫn có khoảng 1,7 nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm mà họ tích lũy đến giữa năm 2021. Khoảng 350 tỷ USD tiết kiệm khác tính đến tháng 6 được nhóm thu nhập thấp hơn nắm giữ, tương đương trung bình khoảng 5.000 USD/hộ gia đình.

Trong năm 2020 và 2021, các doanh nghiệp tại Mỹ được hưởng mức lãi suất vay ngân hàng thấp. Theo Gold Sachs chỉ 3% trái phiếu rác hoặc trái phiếu do các công ty không được xếp hạng điểm đầu tư phát hành sẽ đáo hạn trong năm tới và chỉ 8% đáo hạn trước năm 2025, theo Goldman.

Chính quyền các tiểu bang và địa phương cũng nắm giữ rất nhiều tiền mặt, giúp họ ở vị thế vững chắc hơn so với thời điểm sau cuộc suy thoái 2007 - 2009.

Thị trường bất động sản tại Mỹ đã rơi vào “vùng trũng” nhưng các yếu tố còn lại của nền kinh tế Mỹ cho đến nay vẫn ổn định. Báo cáo tài chính của các công ty bao gồm United Airlines, Bank of America, Nestle, Coca-Cola và Netflix cũng cho thấy nhu cầu và khả năng chi trả của người tiêu dùng tăng mạnh.

Samuel Rines - CEO của công ty tình báo về thị trường Corbu, cho hay: “Đây không phải là mùa báo cáo tài chính mà Fed muốn thấy. Hiện tại, người tiêu dùng vẫn có khả năng tài chính quá mạnh mẽ và khó để hạ nhiệt”.


Lạm phát khiến người dân Mỹ phải thắt chặt chi tiêu.
Lạm phát khiến người dân Mỹ phải thắt chặt chi tiêu.

Bộ Thương mại Mỹ đã công bố số liệu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng đang được điều chỉnh theo lạm phát đã tăng 0,3% trong tháng 9. 

Để hạ nhiệt nền kinh tế Mỹ có thể khiến lãi suất sẽ tiếp tục tăng cao. Chủ tịch Fed Kansas - Esther George cho rằng “Nên giữ mức lãi suất này trong một thời gian”. Bà George là một trong số ít các quan chức Fed ủng hộ việc giảm tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên, mức đỉnh lạm phát tại Mỹ có thể cao hơn dự đoán và Fed phải duy trì mức lãi suất lâu hơn. 

Thị trường lao động tiếp tục mở rộng cũng là nguyên nhân dẫn đến những nhận định như vậy. Trong đó lương và phúc lợi của người lao động sẽ tiếp tục tăng với tốc độ nhanh. Điều này không chỉ khiến giá cả cao hơn mà còn có thể thúc đẩy hoạt động chi tiêu của các gia đình. 

Jason Furman - nhà kinh tế học tại Harvard, cựu cố vấn cấp cao của cựu Tổng thống Obama, cho rằng Fed sẽ khó có thể hạ nhiệt nền kinh tế hơn. Ông nhận định, lãi suất liên bang sẽ đạt mức 5,25% trong năm 2023 và thậm chí còn cao hơn.

Trong khi đó, Steven Blitz - nhà kinh tế trưởng của hãng nghiên cứu TS Lombard cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất lên 5,5%.

Điểm tích cực có thể sẽ là các doanh nghiệp tư nhân sẽ đủ sức chống chịu nếu một cuộc suy thoái xảy ra. Song, mối nguy hiểm ở đây lại là lãi suất cao hơn hay đồng USD mạnh lên sẽ gây rắc rối cho các ngóc ngách của hệ thống tài chính toàn cầu vốn đã kỳ vọng vào việc lãi suất giảm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước