sub-1-1648433196.jpg
 

Mới đây, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch về xây dựng Đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh) giai đoạn 2021 - 2030, gồm Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ.

Cụ thể, đến trước năm 2025, 3 huyện gồm Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè sẽ thành quận (hoặc thành phố). Trong giai đoạn tiếp theo từ 2025 - 2030, các huyện Củ Chi và Cần Giờ “lên” quận (hoặc thành phố). Trong đó, ba huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Củ Chi đều định hướng phát triển “lên thẳng” thành phố trong giai đoạn tới.

Đề án này là tiền đề, cơ sở để chuyển một số huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh) giai đoạn 2021 - 2030 nhằm thực hiện Chương trình đột phá đổi mới quản lý thành phố (4 chương trình phát triển thành phố 2020 – 2025/2030) đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

a1-1648433688.jpg

Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh hiện đang trong định hướng phát triển "lên thẳng" thành phố. 

 

Về vị trí địa lý, 5 huyện trên có vị trí tại các cửa ngõ của TP Hồ Chí Minh tiếp giáp, kết nối thành phố với các tỉnh Miền Tây Nam bộ (Bình Chánh, Nhà Bè) và Miền Đông Nam bộ (Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ). Các địa phương này đang có tốc độ phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, về hạ tầng, cũng như tốc độ đô thị hóa nhanh.

Nhằm thực hiện việc đưa các huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố, TP Hồ Chí Minh đã xây dựng các giải pháp cụ thể. Đó là 5 đề án nhánh về phát triển, đồng thời phân công từng sở, ngành thực hiện. 

Một là phát triển kinh tế đô thị, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hai là phát triển văn hóa đô thị, giao Sở Văn hóa và Thể thao. Ba là phát triển hạ tầng đô thị, giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc. Bốn là phát triển con người đô thị, giao Viện nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh. Năm là quản lý nhà nước, giao Sở Nội vụ. 

Không những vậy, TP Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên ngân sách tổ chức lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Đặc biệt là các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới. 

Đồng thời, tạo điều kiện huy động nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu thương mại,...

sub-2-1648433196.jpg
 

Huyện Bình Chánh là một trong năm huyện đặt mục tiêu chuyển thẳng lên thành phố vào năm 2025. Bởi theo ông Trần Văn Nam, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh, mô hình quyền địa phương theo đơn vị hành chính huyện/xã hiện nay không còn phù hợp tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Chánh. 

Bên cạnh đó, nếu huyện chỉ lên quận thì tất cả đơn vị hành chính là xã hiện tại phải chuyển thành phường. Trong khi đó, huyện Bình Chánh có một số xã vẫn còn nông nghiệp là chính, đặc biệt xã Bình Lợi là thuần nông. Do đó, mô hình thành phố thuộc thành phố, có cả phường và xã sẽ phù hợp với đặc điểm và điều kiện của Bình Chánh.

Hiện Bình Chánh đang rà soát các tiêu chí để lên quận hoặc thành phố theo chỉ đạo của Thành phố theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.

Huyện Bình Chánh có diện tích là 253 km2, đồng thời là huyện có diện tích lớn thứ 3 của TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, huyện này có dân số khoảng 711.200 người, huyện đã đạt 26/30 tiêu chí lên quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố.

a2-1648434400.jpg

Một khu vực tại Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. 

 

Tại huyện Củ Chi, lãnh đạo huyện cũng cho biết, sẽ phát triển địa phương này theo hướng đô thị sinh thái và “lên thẳng” thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh mà không lên quận. Ông Nguyễn Quyết Thắng, Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi cho biết, huyện này sẽ định hướng phát triển trung tâm logistics, xây dựng hồ phát triển cảnh quan, hình thành các khu dưỡng lão 5 sao... 

Hiện nay, đất tại Củ Chi chủ yếu là đất nông nghiệp, hạ tầng giao thông còn kém phát triển. Các trục đường chính như quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15... hiện đã quá tải. Tuy nhiên, dù định hướng phát triển lên thành phố nhưng Củ Chi không bỏ đất nông nghiệp. “Nguồn lực đất đai kết hợp với nguồn lực huy động bên ngoài để phát triển theo hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp công nghệ cao”, ông Thắng nói. 

Hiện nay, huyện Củ Chi có diện tích 435 km2; dân số hiện tại là 468.200 người. Huyện này đã đạt 23/30 tiêu chí lên quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố. 

Trước đó, vào cuối tháng 2/2022, trong buổi làm việc với huyện Củ Chi, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh đã lưu ý, phải nhanh chóng triển khai cao tốc An Sương đi Mộc Bài, đường vành đai 3 sớm kết nối Củ Chi, Hóc Môn với phía đông TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Đồng thời tập trung tháo gỡ những vướng mắc các dự án quy hoạch trên địa bàn huyện, đặc biệt là khu đô thị Tây Bắc – Củ Chi, thảo cầm viên Sài Gòn để sớm đi vào hoạt động.

Tại huyện Cần Giờ, đến năm 2030, huyện này sẽ phát triển trở thành thành phố nghỉ dưỡng sinh thái - du lịch. Hiện nay, huyện đang phối hợp các sở ngành xây dựng đề án, tiếp thu ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện, xác định lộ trình đầu tư. Huyện Cần Giờ có diện tích 705,2 km2, dân số hiện nay là 73.270 người. Huyện này đã đạt 19/30 tiêu chí lên quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố.

TP Hồ Chí Minh có diện tích hơn 2.060 km2, dân số 8.993 triệu dân (tháng 01/2019), có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm một thành phố (Thủ Đức), 16 quận và 5 huyện. Thành phố nhiều lần tách nhập, chuyển đổi đơn vị hành chính, gần đây nhất là sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức thành TP Thủ Đức vào năm 2020.

a2-3-1648434804.jpg
Bến phà Bình Khánh kết nối giao thông giữa huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.

 

 

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sẽ bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường

Mua bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng: “Dù chưa hoàn hảo, cũng phải làm”

TP. Hồ Chí Minh siết cao ốc, liệu có “cứu vãn” được giao thông?

Những vướng mắc trong gói hỗ trợ người lao động thuê nhà

Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bố trí ổn định cư dân vùng đặc biệt khó khăn

Cần làm gì để giá đất sát với giá thị trường?

Tháo gỡ nút thắt chính sách thuế trong lĩnh vực bất động sản

Lý do khiến nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

40 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

40 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

40 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

41 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước