Những điều cần biết về giao dịch bổ sung cổ phiếu
BÀI LIÊN QUAN
Biên an toàn trong chứng khoán và những điều cần lưu ýĐường MA trong chứng khoán là gì?Giao dịch bổ sung cổ phiếu là gì?
Tại Điều 124 Luật doanh nghiệp quy định việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu như sau: “Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.” Giao dịch bổ sung cổ phiếu hay còn gọi là phát hành thêm cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu với những mức giá ưu đãi nhưng chỉ dành cho các cổ đông hiện hữu. Đối với các doanh nghiệp tùy vào từng thời điểm khác nhau sẽ có tỷ lệ chia cổ phiếu phát hành thêm khác nhau.
Ví dụ vào ngày 5/9/2021, hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Bamboo Capital đã quyết định chào bán ra thị trường gần 148,77 triệu cổ phiếu cho những cổ đông đang nằm trong hội đồng quản trị với giá ưu đãi chỉ 12.000 đồng/cổ, tương ứng với 50% số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường tại thời điểm bán ra. Tỷ lệ thực hiện quyền mua trong đợt phát hành này là 2:1, nghĩa là khi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ có quyền mua 50 cổ phiếu với giá ưu đãi 12.000 đồng.
Đặc điểm của giao dịch bổ sung cổ phiếu
- Khi công ty phát hành thêm cổ phiếu sẽ khiến cho số lượng cổ phiếu phổ thông trên thị trường tăng mạnh, đối với các nhà đầu tư hiện hữu thì việc phát hành thêm cổ phiếu có thể pha loãng thị trường cổ phiếu, đây là hiện tượng không thể tránh khỏi khi số lượng cổ phiếu được phát hành thêm đồng nghĩa với giá trị cổ phiếu hiện tại sẽ bị giảm.
- Việc giao dịch bổ sung cổ phiếu cũng làm giảm thu nhập trên vốn cổ phần (EPS). Ví dụ: VN Direct có thu nhập quý II năm 2022 khoảng 170.110.621.000 VNĐ và EPS là 2,588. Sau khi phát hành thành công ra thị trường khoảng 329 triệu cổ phiếu thì giá trị EPS là 1,825
- Có thể thấy khi giao dịch bổ sung thêm cổ phiếu thì EPS giảm mới có thể tác động làm giảm giá cổ phiếu. Tuy nhiên, việc phát hành thêm cổ phiếu có thể làm giảm chi phí lãi vay, nâng cao hiệu quả kinh doanh thì đó lại là dấu hiệu tốt dự báo giá cổ phiếu của công ty có thể sẽ tăng trong thời gian tới. Mỗi công ty sẽ có một quy định khác nhau về thời gian cổ phiếu phát hành thêm về tài khoản của nha fđầu tư, có thể là một tháng hoặc vài tháng. Sau khi cổ phiếu về tài khoản thì nhà đầu tư mới có thể giao dịch mua bán cổ phiếu trên thị trường.
Vì sao phải giao dịch bổ sung cổ phiếu?
Việc giao dịch bổ sung phát hành thêm cổ phiếu sẽ mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư, trong đó, phải kể đến những lí do chính như sau:
Dưới góc độ doanh nghiệp
Việc giao dịch bổ sung cổ phiếu sẽ giúp tăng số lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp tăng lên. Nhờ vậy mà tính thanh khoản của cổ phiếu cũng sẽ tăng, trong khi đó giá của cổ phiếu cũng giảm mà số lượng bán ra lại tăng lên, đây chính là cơ hội để nhiều nhà đầu tư có cơ hội mua và sở hữu nhiều cổ phiếu hơn.
Dưới góc độ nhà đầu tư
Khi số lượng cổ phiếu gia tăng thì nhà đầu tư sẽ có cơ hội để sở hữu cổ phiếu với giá hấp dẫn vì đã giảm hơn so với trước. Những cổ đông hiện hữu có cơ hội để để sở hữu nhiều cổ phần hơn khi họ được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. Tuy nhiên vẫn cần hết sức lưu ý vì đây là thời điểm mà giá cổ phiếu sẽ giảm so với giá niêm yết trên thị trường trong ngày giao dịch không hưởng quyền.
Vì sao sau khi giao dịch bổ sung thì giá cổ phiếu lại giảm
Về cơ bản, cho dù có phát hành thêm cổ phiếu thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên chứ không tăng hay giảm. Do đó, số lượng cổ phiếu khi phát hành thêm sẽ gia tăng mà mệnh giá của cổ phiếu bắt buộc giảm đi. Ví dụ như khi bạn có 200.000 đồng, sau đó đổi thành 2 tờ 100.000 đồng thì số tiền của bạn vẫn vậy chỉ là số lượng tờ tiền nhiều lên mà thôi, đó là lý do vì sao số lượng cổ phiếu tăng thì giá sẽ giảm.
Cách tính giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm
Đối với giá cổ phiếu sau khi được giao dịch bổ sung sẽ có công thức tính như sau:
P’=P + (Pa*a) - C/ 1 + a +B
Trong đó:
P’: Giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền
P: Giá cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền
Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm
a: Tỷ lệ phát hành thêm cổ phiếu
C: Cổ tức bằng tiền mặt
B: Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu
Nhà đầu tư có nên sử dụng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm không?
Về bản chất thì việc sở hữu cổ phiếu trước hay sau ngày chốt quyền không đổi bởi thị giá điều chỉnh, song, cổ phiếu giao dịch bổ sung sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để được chính thức giao dịch trên thị trường. Vì thế, nhiều nhà đầu tư sẽ chọn việc bán cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc mua cổ phiếu sau chốt quyền để tránh việc phải chờ đợi cổ phiếu về tài khoản rồi mới được giao dịch.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán biến đổi không ngừng, nên nếu như nhà đầu tư chọn rót vốn vào một khoản mà vài tháng sau mới thực hiện được giao dịch thì rất có thể để lỡ những cơ hội quý giá khác. Do đó, nhà đầu tư cần phải đánh giá một cách kĩ lưỡng các phương án, mục đích và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp để quyết định mua hay bán.
Giao dịch bổ sung cổ phiếu trên thị trường sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu của một doanh nghiệp. Song, với nhiều nhà đầu tư thì việc mua cổ phiếu được bổ sung này lại không phải phương án khả quan vì cần thêm thời gian để được giao dịch chính thức.