Những điều cần biết về Data management as a service (DMaaS)
BÀI LIÊN QUAN
Metadata là gì? Ứng dụng thực tiễn của MetadataDark data là gì? Tầm quan trọng của Dark Data đối với doanh nghiệpMaster data là gì? Phương pháp giúp quản trị Master data đạt hiệu quả caoKhái niệm Data management-as-a-service (DMaaS) là gì?
Data management-as-a-service (DMaaS), dịch sang tiếng Việt có nghĩa là quản lý dữ liệu như một loại hình dịch vụ, đây là một mô hình dịch vụ điện toán đám mây cung cấp cho các tổ chức, các đơn vị doanh nghiệp một kho lưu trữ tập trung để thực hiện việc lưu trữ những nguồn thông tin dữ liệu khác nhau.
Hình thức as a service - "dưới dạng dịch vụ" là sự tham chiếu của mô hình kinh doanh trả phí cho mỗi một lần sử dụng dịch vụ và không yêu cầu các khách hàng phải mua đứt dịch vụ hoặc quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng để có thể quản lý được hệ thống thông tin dữ liệu.
Trong mô hình kinh doanh thương mại này, khách hàng có thể sao lưu các dữ liệu cho đơn vị nhà cung cấp dịch vụ DMaaS. Thao tác này sẽ được tiến hành thực hiện bằng cách cài đặt những đại lý agent ở trên những nguồn dữ liệu được phép tiến hành sao lưu, tuy nhiên nếu đây là một nguồn dữ liệu điện toán đám mây, một quy trình xác thực tương đối đơn giản có thể sẽ là một bước đi đầu tiên.
Quy trình hoạt động của Data management as a service (DMaaS)
Đúng như tên gọi của mình, DMaaS phải được triển khai thực hiện như một loại hình dịch vụ - sẽ không còn là DMaaS đúng nghĩa nếu như một tổ chức, công ty phải mua đứt, cài đặt và duy trì một khối lượng rất lớn hệ thống cơ sở hạ tầng để thực hiện việc quản lý thông tin dữ liệu.
Khái niệm "as-a-service" nên được duy trì và giữ nguyên theo những dịch vụ truyền thống đã sáng tạo, phát triển ra chúng và định hình nên khái niệm này, có thể kể đến như Salesforce.com, Office365 và G-Suite.
Ví dụ, không có đơn vị doanh nghiệp, công ty nào trong số này thực sự đã yêu cầu khách hàng phải tiến hành cài đặt hoặc là quản lý về hệ thống cơ sở hạ tầng - ảo hoặc vật lý - để cung cấp hoặc khai thác, sử dụng các dịch vụ. Các công ty sử dụng những dịch vụ như vậy chỉ cần trao đổi trực tiếp với các nhà cung cấp (thường là thông qua giao diện của họ) về nhu cầu thực tiễn, cụ thể của họ, chẳng hạn như số lượng đối tượng người dùng nên được đăng ký tham gia xem dữ liệu và lượng lưu trữ mà mỗi người có thể sẽ cần phải dùng đến. Cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai cung cấp những loại hình dịch vụ đó sẽ được các nhà cung cấp tự động tiến hành cung cấp cho người dùng và quản lý, giám sát chặt chẽ.
Quản lý dữ liệu sẽ tận dụng những dịch vụ điện toán đám mây để từ đó cung cấp các khả năng, tính năng mở rộng, khả năng phân tích, nghiên cứu và truy cập cho một đơn vị công ty, vào nhiều các nguồn thông tin dữ liệu khác nhau. Nguồn tập trung thông tin dữ liệu này sau đó sẽ được tận dụng tối đa để từ đó cung cấp bảo vệ các dữ liệu và các loại dịch vụ bổ sung.
Nguồn dữ liệu bao gồm có những máy chủ tệp, máy chủ ứng dụng và máy chủ của các hệ thống cơ sở dữ liệu, bao gồm cả những hệ thống cơ sở dữ liệu máy chủ ảo (VM). Hầu hết các doanh nghiệp, công ty hiện nay cũng có dữ liệu trong một hoặc nhiều đơn vị nhà cung cấp công nghệ đám mây và trên nhiều thiết bị máy tính để bàn, laptop và trên các thiết bị di động thông minh.
Một giải pháp giúp quản lý các thông tin dữ liệu toàn diện sẽ có khả năng bảo vệ và quản lý dữ liệu từ tất cả những nguồn khác nhau nhưng nằm trong một hệ thống dựa trên một đám mây duy nhất; tuy nhiên, cũng sẽ có những giải pháp quản lý, kiểm soát dữ liệu chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và quản lý duy nhất một tập hợp con của tất cả những nguồn dữ liệu này.
Những dịch vụ bổ sung đã được đề cập ở trên sẽ bao gồm các quy tắc về dữ liệu, phân tích nghiên cứu dữ liệu, giữ đúng tuân thủ quy định dữ liệu và tìm kiếm tập trung. Cơ chế xem dữ liệu tập trung ở trên tất cả những nguồn dữ liệu khác nhau có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan và hết sức chính xác, chi tiết về các loại hình dịch vụ.
Ví dụ: nếu gửi đi yêu cầu của một công ty trong việc tìm kiếm và giữ lại tất cả những thông tin lịch sử làm việc của một người nhân viên nhất định, thì có thể thực hiện việc tìm kiếm thông qua hệ thống các máy chủ, laptop và các phiên bản của công nghệ điện toán đám mây để từ đó xử lý các yêu cầu một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Những lợi ích của Data management as a service (DMaaS)
Những lợi ích lớn nhất của máy chủ DMaaS so với những giải pháp về việc quản lý dữ liệu khác bao gồm có:
- Một hệ thống Data management as a service hoàn chỉnh có thể thực hiện nhiệm vụ là bảo vệ được tất cả những tài sản dữ liệu của công ty, tránh được tình trạng thất thoát, rò rỉ thông tin, dữ liệu, tránh tình trạng thiệt hại kinh tế cho các tổ chức doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng cũng sẽ tăng thêm được những giá trị bổ sung và giảm được nhiều loại chi phí vận hành cùng lúc.
- Yêu cầu lưu trữ các dữ liệu tập trung từ công cụ DMaaS sẽ loại bỏ tối đa sự lãng phí về nguồn nhân lực và tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận khác trong đơn vị doanh nghiệp, Tổ chức có thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ công việc sáng tạo hơn và có tính chất quan trọng hơn.
- Sử dụng dịch vụ quản lý dữ liệu (so với việc mua đứt kho quản lý và tự thực hiện việc duy trì cơ sở hạ tầng) sẽ giúp giảm tối đa chi phí vốn đầu tư và khiến cho chi phí quản lý dữ liệu có thể dễ dàng dự đoán kiểm soát hơn nhiều.
Data management as a service sẽ giúp cho các đơn vị doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí quản lý hiệu quả hơn, có thêm ngân sách để đầu tư vào những công việc khác quan trọng hơn. Giải pháp này dần trở nên phổ biến hơn với các đơn vị doanh nghiệp.