Nhiều số liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi nhưng các chuyên gia cho rằng đó chỉ là bề nổi
BÀI LIÊN QUAN
Tham vọng TMĐT của TikTok tại thị trường Anh lao đao khi nội bộ "sóng gió"Nhiều doanh nghiệp Singapore cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chiến thu hút nhân tàiNgành công nghệ suy thoái, nhiều Big Tech lao dốcTheo Bloomberg, vào hôm 15/1, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ghi nhận sản lượng công nghiệp bất ngờ tăng 0,7% so với cùng kỳ tháng 5 năm ngoái. Đây được coi là dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, trái ngược với số liệu chính thức, ngày càng nhiều chuyên gia kinh tế nói rằng những số liệu đó chỉ là bề nổi. Trong thời gian tới đây, nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới vẫn tiếp tục tình trạng suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Trong dữ liệu ngành được công bố, sản lượng khai khoáng tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái với tốc độ nhanh hơn nhiều các ngành sản xuất lớn khác đang tăng với tốc độ 0,1%. Riêng sản lượng than đá trong tháng 5 tăng tới hơn 10%.
Chỉ số của nhiều nhóm ngành vẫn đang suy giảm
Tuy vậy, nhiều nhóm chuyên gia tại Nomura Holdings chỉ ra rằng, sản lượng điện, ô tô, xi măng, thép ô tô và điện thoại thông minh đã bị sụt giảm. Các chỉ số ngành dịch vụ như vận chuyển hàng hóa đường bộ cũng giảm hơn 19% so với cùng kỳ năm trước. Đà giảm này sẽ tiếp tục kéo dài trong tháng 6. Theo công ty hậu cần số G7 Connect, chỉ số hoạt động của xe tải chở hàng trong nửa đầu tháng 6 đã giảm hơn 20%.
Theo khảo sát của NBS, trong tháng 5 vừa qua, sản lượng của 10 trên 17 loại hàng hóa công nghiệp đã ở mức giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng ô tô giảm 5%.
"Sản xuất và cung cấp điện, nhiệt điện đều ở mức giảm so với cùng kỳ năm ngoái sau khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục vào tháng 4. Điều này có vẻ bất hợp lý khi các nhà máy trong nước đã bắt đầu hoạt động lại" - Nhà kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics, ông Craig Botham nhận định.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược Zero-Covid với mục tiêu đưa số ca nhiễm mới về. Điều này đồng nghĩa với việc có nhiều nơi sẽ bị phong tỏa kéo theo sức tiêu dùng giảm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời hứa sẽ tăng ngân sách cho cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Tuy nhiên, các số liệu đều nói ngược lại. Số liệu cho thấy, Trung Quốc đầu tư vào tài sản cố định đã tăng 6,2% trong 5 tháng đầu năm trong khi đó giá thành sản xuất lại tăng tới 8%, điều đó có nghĩa là chi tiêu thực tế đang giảm. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản, đây là ngành công nghiệp có đóng góp lớn vào GDP của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, các dự án mới xây đã giảm gần 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái ngược với mức tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng như đã công bố, sản lượng xi măng đã sụt giảm 17%, còn doanh thu của vật liệu xây dựng đã giảm gần 8%. Ngoài ra, sự khác biệt trong cách tính toán cũng dẫn đến việc số liệu bị chênh lệch.
Triển vọng tăng trưởng u ám
Một trong điểm sáng hiếm hoi để giúp nền kinh tế nước này hồi phục chính là việc Cơ quan Kế hoạch Kinh tế Trung Quốc đã phê duyệt các dự án đầu tư trị giá 121 tỷ NDT (khoảng 18,1 tỷ USD) vào tháng trước, tăng gần 62% so với cùng kỳ năm 2021.
Những dự án được phê duyệt trong tháng 5 năm nay có trị giá khoảng 654 tỷ NDT, tăng 215% so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông tin của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia.
Tiêu dùng lao dốc cũng là một nỗi lo đáng quan tâm của nền kinh tế Trung Quốc. Ước tính, doanh số bán lẻ tại đất nước 1,4 tỷ dân trong tháng 5 đã giảm khoảng 6,7% so với cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó là những ảnh hưởng của các đợt phong tỏa, những biện pháp chống dịch gắt gao đã khiến cho người tiêu dùng nước này ngần ngại chi tiền thay vào đó là tăng mức tiết kiệm lên.
Tuy vậy, nhờ đó mà chỉ số lạm phát của Trung Quốc lại có dấu hiệu hạ nhiệt, đây chính là điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc khác với hầu hết các nước trên thế giới.
Tại Trung Quốc, trong tháng 5/2022, chỉ số giá tiêu dùng CPI đã tăng 2,1% so với cùng kỳ, gần như không khác biệt so với tháng 4/2022. Đà tăng này do ảnh hưởng của giá dầu thô, nông sản và nguyên vật liệu nhập khẩu.
Tuy nhiên, con số này ở Trung Quốc còn quá thấp khi so sánh với Mỹ, châu Âu và Anh. CPI của Mỹ trong tháng 5/2022 lên đến 8,6% cao nhất trong 4 thập kỷ, trong khi CPI của châu Âu tăng 8,1% và ở Anh thì con số này lên tới 9% vào tháng 4 vừa qua.
Trong tháng 5 năm nay, CPI lõi của Trung Quốc (đã loại trừ giá của năng lượng và thực phẩm) tăng 0,9% so với cùng kỳ, bằng với mức của tháng 4. CPI tổng thể trong 5 tháng đầu năm của nước này cũng tăng 1,5%, thấp hơn so với mục tiêu tối đa 3% được chính phủ Trung Quốc đặt ra.
Chỉ số sản xuất (PPI) đo lường giá tại các nhà máy của Trung Quốc đã tăng 6,4% trong tháng 5, giảm với mức đỉnh 13,5% trong tháng 10 năm trước.
Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc khác với những nước Mỹ, châu Âu và Anh ở chỗ Trung Quốc là công xưởng sản xuất của thế giới, với khả năng sản xuất vượt trội đã góp phần giúp chính phủ có thêm dư địa để ứng phó với đà tăng giá của các loại hàng hóa toàn cầu.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, ông Mark Williams nhận định, các số liệu chính thức của Trung Quốc không phản ánh được hết bức tranh của nền kinh tế nước này. Hơn nữa, trong số liệu thống kê của Trung Quốc, các chỉ số của ngành dịch vụ đã không được thể hiện rõ.