meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều kỳ vọng từ gói hỗ trợ kinh tế gần 350.000 tỷ đồng

Thứ ba, 01/02/2022-08:02
Với gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng, nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi và phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn, rủi ro.

Con số GDP 6,5% là hoàn toàn khả thi

Trong hai năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều gói hỗ trợ để giúp nền kinh tế có thể đứng vững trong đại dịch. Khác với những lần trước, gói hỗ trợ lần này của Chính phủ nhằm mục tiêu phục hồi, phát triển và tạo sức bật tăng trưởng cho nền kinh tế trong bối cảnh các tỉnh thành trên cả nước đã xác định sống chung với dịch bệnh.

Gói hỗ trợ kinh tế gần 350.000 tỷ đồng được chi trong vòng hai năm 2022-2023. Trong đó, Chính phủ sẽ chi 291.000 tỷ đồng để hỗ trợ tài khóa được thực hiện thông qua việc miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, hỗ trợ an sinh xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng. Đồng thời, Chính phủ sẽ chi 49.000 tỷ đồng để hỗ trợ tiền tệ được thực hiện thông qua việc giảm lãi vay từ 0,5-1%, cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay cho hộ kinh doanh và mua vaccine, vật tư, thiết bị y tế hỗ trợ phòng dịch.

anh-1-1643337667.jpg
 

Gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng của Chính phủ sẽ là “đòn bẩy” phục hồi kinh tế trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Internet

Đánh giá về gói hỗ trợ lần này, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết: “Gói hỗ trợ kinh tế gần 350.000 tỷ đồng cũng giống như chiến lược trước đây của Chính phủ, đó là bơm tiền ra ở mảng đầu tư công. Phần đầu tư công có thể nằm trong vấn đề xây dựng hoặc trong phần giải tỏa đền bù. Với hai nguồn tiền như vậy sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển đi lên”.

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, gói hỗ trợ này của Chính phủ được xem là nguồn lực quý giá giúp người dân, doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các tính toán đã chi ra, gói hỗ trợ sẽ giúp GDP của nền kinh tế tăng lên 6,5-7% bắt đầu từ năm 2022, thay vì chỉ 2,58% như năm 2021.

Có thể thấy, Chính phủ chọn thời điểm cả nước đã xác định sống chung với dịch bệnh và đang từng bước mở cửa lại nền kinh tế để "bơm" tiền hỗ trợ. Điều này sẽ tăng thêm động lực để phục hồi và tạo cơ hội phát triển kinh tế trong dài hạn. Cho nên, mục tiêu tăng trưởng GDP lên 6,5-7% trong năm 2022 là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Nhận định về con số tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội đang kỳ vọng, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khẳng định: “Gói hỗ trợ sẽ tạo động lực để giải quyết các điểm tắc nghẽn và phát triển nền kinh tế trong dài hạn. Từ cơ hội đó, chúng ta có thể đạt được những mức tăng trưởng 6,5%, thậm chí có thể cao hơn trong năm 2022”.

Ngành kinh tế nào sẽ được hưởng lợi

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sản xuất, du lịch và dịch vụ sẽ là 3 ngành kinh tế được hưởng lợi trực tiếp, nhiều nhất từ gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Phân tích về vấn đề này, ông Hiển cho biết, ngành sản xuất là ngành kinh tế đầu tiên hưởng lợi từ gói hỗ trợ vì được Chính phủ ưu tiên. Hơn nữa, ngành kinh tế này còn có thị trường tốt, cộng thêm việc bổ sung các gói kích cầu và việc Nhà nước đang chỉ đạo các ngân hàng thương mại chuyển hướng sang hỗ trợ doanh nghiệp. Những điều này sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vực dậy mạnh mẽ trong năm 2022.

anh-2-1643337667.jpg
 

Ngành sản xuất sẽ là ngành kinh tế hưởng lợi trực tiếp từ gói hỗ trợ lần thứ 2 của Chính phủ. Nguồn ảnh: Internet

Thứ hai, ngành du lịch sẽ từng bước phục hồi nhờ gói hỗ trợ vì đây là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh nhất của đại dịch Covid-19. Con số tăng trưởng đã gần như chạm đáy cho nên ngành kinh tế này rất dễ tạo ra một “cú hích” khi được Nhà nước bơm tiền hỗ trợ.

Thứ ba, ngành dịch vụ cũng sẽ là ngành kinh tế được hưởng lợi nhiều vì gói hỗ trợ sắp tới của Chính phủ đang hướng về dịch vụ và tiêu dùng. Hơn nữa, sau khi mở cửa, người dân trở lại cuộc sống bình thường, ngành kinh tế này sẽ vực dậy mạnh mẽ nhờ nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí liên tục tăng cao.

Thận trọng với những rủi ro

Trong phiên họp bất thường ngày 11/1 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, khi bơm tiền vào nền kinh tế để phục hồi tăng trưởng, phải chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách Nhà nước và tín dụng tăng. Đây đều là những rủi ro phải đối mặt khi tung ra gói hỗ trợ lần này.

Đầu năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã thông báo, tổng mức vay của ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 là 3,18 triệu tỷ đồng. Với số tiền vay nợ này, mỗi năm Chính phủ phải trả nợ vượt 25% tổng thu ngân sách nhà nước.

Bây giờ, Chính phủ bơm ra thị trường một gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng. Điều này sẽ số tiền vay nợ hàng năm lên gấp nhiều lần. Nếu kịch bản xấu nhất (Nhà nước không còn khả năng trả nợ) xảy ra thì sẽ dẫn đến việc nợ công, lạm phát, thâm hụt ngân sách.

Bên cạnh đó, khi gói hỗ trợ được tung ra thị trường, nhiều đối tượng sẽ lợi dụng để đầu tư vào bất động sản, chứng khoán khiến dòng tiền hỗ trợ của Chính phủ bị sử dụng sai mục đích ban đầu. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Chính phủ trong việc phải triển khai gói hỗ trợ như thế nào cho thật minh bạch và không có tiêu cực.

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết: “Rủi ro lớn nhất của gói hỗ trợ lần này là dòng tiền hỗ trợ bị đẩy vào đầu tư bất động sản. Hơn nữa, nếu Chính phủ không kiểm soát được dòng tiền chi vào bất động sản thì sẽ liên tục xảy ra những cơn sốt đất ảo, làm thị trường ngành kinh tế này trở nên méo mó”.

Tuy nhiên, ông Đính cho rằng, không cần quá lo lắng đến việc bơm tiền nhiều sẽ dẫn đến việc dùng sai mục đích. Bởi lẽ, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách để điều chỉnh và triển khai hợp lý. Trong bối cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng vì dịch Covid-19, dòng tiền hỗ trợ này sẽ giúp nhiều doanh nghiệp vực dậy, không chỉ riêng bất động sản.

Doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn vì dịch Covid-19 đang kỳ vọng rất nhiều vào gói hỗ trợ kinh tế lần này của Chính phủ. Những tác động tích cực lên nền kinh tế từ gói hỗ trợ sắp tới đều rất khả thi. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận và thận trọng hơn với những rủi ro có thể xảy ra khi đưa ra gói hỗ trợ mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiên Vân
Theo: Reatimes
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cần phải có hệ thống thông tin để minh bạch thị trường bất động sản

Có nên “ôm” bất động sản thanh lý của ngân hàng?

Làm sao để khắc phục lỗi quy hoạch Tố Hữu – Lê Văn Lương?

Luật Thuế đất đai sẽ giảm thiểu chung cư “tối đèn”, biệt thự xây thô “rêu phong cùng tuế nguyệt”

Cần sàng lọc nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản

Bẫy cọc - Người mua bất động sản nhất định phải biết

Thị trường bất động sản Rạch Giá bước vào giai đoạn tăng tốc

Đề xuất cấp sổ hồng căn hộ chung cư 50 năm là không phù hợp

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước