meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều doanh nghiệp quy mô lớn vẫn “khát” tiền mặt: Bất động sản, xây dựng chiếm phần lớn

Thứ tư, 22/02/2023-15:02
Có thể khẳng định, tiền mặt trở thành yếu tố then chốt đối với bức tranh kinh doanh; đặc biệt trong bối cảnh nhiều biến động cộng với việc đi vay với lãi suất cao như hiện nay.

Theo Nhịp Sống Thị Trường, hầu hết các doanh nghiệp vận hành trong thời gian qua đều chú ý đến việc sử dụng lợi ích từ việc vay nợ. Với điều kiện hoạt động bình thường, tài trợ bằng nợ sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên, mặt trái của nợ cũng là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư biết đến. Một khi mọi thứ diễn ra không đúng như kế hoạch, vấn đề nợ nần có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn thế.

Những lúc như vậy, tiền mặt trở thành yếu tố then chốt đối với bức tranh kinh doanh; đặc biệt trong bối cảnh nhiều biến động cộng với việc đi vay với lãi suất cao như hiện nay. Theo đó, những doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt dồi dào (thể hiện rõ nét trên bảng cân đối kế toán) luôn thu hút các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng, lượng tiền mặt dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp có thể xử lý dễ dàng nếu kế hoạch kinh doanh xấu đi. Đồng thời, đây cũng là nền tảng giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm những cơ hội đầu tư trong tương lai.


Những lúc như vậy, tiền mặt trở thành yếu tố then chốt đối với bức tranh kinh doanh; đặc biệt trong bối cảnh nhiều biến động cộng với việc đi vay với lãi suất cao như hiện nay. Ảnh minh họa
Những lúc như vậy, tiền mặt trở thành yếu tố then chốt đối với bức tranh kinh doanh; đặc biệt trong bối cảnh nhiều biến động cộng với việc đi vay với lãi suất cao như hiện nay. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp rơi vào tình trạng đáng báo động bởi lượng tiền mặt còn quá ít so với quy mô tài sản cũng như hoạt động của công ty. Điều đáng nói, những doanh nghiệp này chủ yếu là các đơn vị đang hoạt động trong những lĩnh vực nặng vốn như xây dựng, bất động sản… Lượng tiền mặt của các doanh nghiệp này lao dốc không phanh vì kinh doanh sa sút và vướng mắc nhiều sự vụ. Hiện tại, lượng tiền ròng chỉ còn vài ba tỷ đồng. 

Nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng thiếu hụt tiền mặt

Thuduc House

Dù kết quả kinh doanh trong năm 2022 của Thuduc House (TDH) đã chuyển biến tích cực khi so sánh với các năm trước, nhưng nhiều biến cố ập đến đã khiến sức khỏe tài chính của công ty sụt giảm mạnh.


Tính đến thời điểm ngày 31/12/2022, Thuduc House còn 1.432 tỷ đồng tổng tài sản, so với thời điểm đầu năm đã giảm 22%
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2022, Thuduc House còn 1.432 tỷ đồng tổng tài sản, so với thời điểm đầu năm đã giảm 22%

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2022, Thuduc House còn 1.432 tỷ đồng tổng tài sản, so với thời điểm đầu năm đã giảm 22%. Lượng tiền mặt công ty đang nắm giữ giảm mạnh 98% và chỉ còn chưa đến 3 tỷ đồng. Điều đáng nói, khoản đầu tư ngắn hạn lên đến hơn 100 tỷ đồng như đầu kỳ của Thuduc House cũng đã không còn.

Thuduc House không còn tiền và tiền gửi trong bối cảnh từ ngày 6/9 đến ngày 5/10/2022, Cục thuế TPHCM đã cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với công ty thông qua việc trích tiền từ tài khoản của Thuduc House tại ngân hàng với hơn 74 tỷ đồng. Ngày 3/8/2022, TDH cũng đã nộp 5,8 tỷ đồng cho Cục thuế TPHCM sau khi được hoàn số tiền sử dụng đất ở 2 dự án là Khu nhà ở Bình An (diện tích 1,8 ha) và Khu nhà ở Bình An (diện tích 6,5 ha).

Sau vấn đề nợ thuế và lùm xùm với ban lãnh đạo cũ, 2022 là năm Thuduc House có sự thay đổi thượng tầng. Trong Đại hội đồng cổ đông diễn ra đầu năm nay, ban lãnh đạo mới của công ty cho biết, mục tiêu trọng tâm trong thời gian tới là lấy lại những tài sản của công ty, trong đó có Chợ nông sản Thủ Đức bởi đây là một những dự án làm nên thương hiệu Thuduc House. Doanh thu hàng năm của Công ty Chợ nông sản Thủ Đức là 300 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận là 42 tỷ đồng.

Sau khi lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của TDH là 177 tỷ đồng, so với năm 2021 đã giảm 64%. Doanh thu tại tất cả các mảng đều giảm, trong đó doanh thu từ mảng bất động sản giảm gần 56% và chỉ đạt hơn 138 tỷ đồng. Trong năm 2022, Thuduc House lãi ròng hơn 13 tỷ đồng vì không còn ghi nhận chi phí đột biến, đồng thời kết thúc chuỗi 2 năm liên tiếp thua lỗ. Tính đến thời điểm 31/12/2022, Thuduc House vẫn ghi nhận hơn 671 tỷ đồng lỗ lũy kế. 

CTCP Đầu tư và Xây dựng VINA2

CTCP Đầu tư và Xây dựng VINA2 (VC2) vướng phải việc truy thu thuế và phải khắc phục hậu quả số tiền chậm nộp còn thiếu của các năm 2019 và 2020 cùng với việc kinh doanh khó khăn, lượng tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp này vào cuối năm 2022 đã giảm mạnh từ 113 tỷ đồng xuống chỉ còn 4,5 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 900 triệu là tiền mặt, còn hơn 3,6 tỷ đồng là gửi ngân hàng lấy lãi.


Lượng tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp này vào cuối năm 2022 đã giảm mạnh từ 113 tỷ đồng xuống chỉ còn 4,5 tỷ đồng
Lượng tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp này vào cuối năm 2022 đã giảm mạnh từ 113 tỷ đồng xuống chỉ còn 4,5 tỷ đồng

Ngoài ra, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của VC2 ghi nhận âm 108,5 tỷ đồng; trong số đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được ghi nhận ở mức âm 274,5 tỷ đồng còn lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính còn 156,6 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 283%.

Giải trình về chỉ số giảm mạnh trong thời gian qua, ban lãnh đạo VC2 cho biết, công ty không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của cả năm 2022 là do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước cùng với các tổ chức tín dụng khiến công ty khó khăn trong việc vay vốn, không thể cấp vốn cho việc thi công xây lắp, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của hầu hết các công trình.

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến thị trường bất động sản phục hồi chậm chạp. Tiến độ thi công chậm chạp đối với những dự án chiếm tỷ trọng cao trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của VC2 như Dự án I-Tower, Dự án Hậu Nghĩa – Long An… đã ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai các hạng mục tiếp theo, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến việc hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm vừa qua.

Mới đây, VC2 sau khi tổ chức hội nghị người sở hữu trái phiếu đã công bố về việc lùi thời gian thanh toán gốc, lãi của trái phiếu VC2H2122001. Được biết, đây là lô tría phiếu không chuyển đổi và không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Khối lượng phát hành là 1.500 trái phiếu, con số này tương ứng với tổng giá trị phát hành là 150 tỷ đồng.

Địa ốc Sacom

Sau thời gian dài kinh doanh khó khăn, một công ty bất động sản khác là Địa ốc Sacom (Samland) cũng ghi nhận sức khỏe tài chính ngày càng giảm sút.


Theo báo cáo tài chính quý cuối năm ngoái, tính tại thời điểm 31/12/2022, Samland ghi nhận khoản chứng khoán kinh doanh có giá gốc là gần 56,9 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính quý cuối năm ngoái, tính tại thời điểm 31/12/2022, Samland ghi nhận khoản chứng khoán kinh doanh có giá gốc là gần 56,9 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính quý cuối năm ngoái, tính tại thời điểm 31/12/2022, Samland ghi nhận khoản chứng khoán kinh doanh có giá gốc là gần 56,9 tỷ đồng. Năm 2022, công ty này cũng đã bán hết các cổ phiếu TCB, FPT, MWG; đồng thời bán bớt SSI và mua thêm lượng lớn cổ phiếu HPG (32 tỷ đồng) cùng với SJS (13,6 tỷ đồng). Tính đến thời điểm cuối năm 2022, cả 2 khoản đầu tư này đều lỗ nặng khiến Samland phải dự phòng giảm giá lên đến 21,6 tỷ đồng, tương đương với mức tạm lỗ gần 38% toàn danh mục.

Vào thời điểm cuối năm 2022, Sam Holdings (SAM) - công ty mẹ của Samland cũng đang ôm một lượng lớn 2 cổ phiếu HPG (47,4 tỷ đồng) và SJS (62,9 tỷ đồng). Tính đến thời điểm ngày 31/12/2022, khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh của SAM Holdings đã thu hẹp xuống chỉ còn 208,5 tỷ đồng; nhưng công ty phải trích lập dự phòng 52,9 tỷ đồng, tương đương mức tạm lỗ 25,4% toàn danh mục.

Lũy kế cả năm 2022, Samland lỗ ròng 61,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 6 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2022, số dư tiền và tương đương tiền của Samland chỉ còn vỏn vẹn 1 tỷ đồng (tổng tài sản hiện là 1.156 tỷ đồng) do kinh doanh thu lỗ và dòng tiền âm nặng.

CTCP Sông Đà 1.01

Thời gian gần đây, CTCP Sông Đà 1.01 (SJC) trở thành cái tên gây chú ý khi có ca sĩ Khánh Phương tham gia ban HĐQT và là cổ đông lớn. Năm 2022, công ty này đã thay đổi hoàn toàn HĐQT. Vào ngày 31/12/2022, Đại hội bất thường của SJC đã thông qua việc miễn nhiệm toàn bộ 3 thành viên HĐQT hiện hành; đồng thời bầu thay thế bà Vũ Thị Thúy (sinh năm 1983, Hà Nội), ông Phạm Khánh Phương (sinh năm 1981, TPHCM), ông Trịnh Văn Tôn (sinh năm 1984, Thái Bình) cùng ông Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1982, Hà Nội) và ông Tạ Văn Trung (sinh năm 1956, Hà Nội) vào HĐQT.


Thời điểm hiện tại, dù tổng tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhưng lượng tiền mặt của SJC chỉ vỏn vẹn 3 tỷ
Thời điểm hiện tại, dù tổng tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhưng lượng tiền mặt của SJC chỉ vỏn vẹn 3 tỷ

Thượng tầng biến động diễn ra trong bối cảnh SJC kinh doanh thua lỗ liên tục. Năm 2022, công ty này báo lỗ ròng hơn 5 tỷ đồng và là năm thứ 4 liên tiếp báo lỗ kể từ khi công bố thông tin từ năm 2005 đến nay. Thời điểm hiện tại, dù tổng tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhưng lượng tiền mặt của SJC chỉ vỏn vẹn 3 tỷ. Đến cuối năm  năm 2022, con số này đã tăng lên gần 16 tỷ đồng, nhưng nếu so với quy mô hoạt động vẫn là khá nhỏ. Ngược lại, cán cân nợ phải trả của doanh nghiệp lại ở mức cao với hơn 1.549 tỷ đồng.

CTCP Cơ khí lắp máy Lilama

CTCP Cơ khí lắp máy Lilama (L35) cũng là một trong số các doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt. Doanh nghiệp này chỉ còn 3,8 tỷ tiền mặt tại thời điểm 31/12/2022, trong khi tổng tài sản là gần 188 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, tài sản tập trung của L35 tại khoản mục phải thu với 104 tỷ. 


Nợ của L35 đang ở mức cao với 167 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2022 đã giảm đáng kể, chỉ còn 20 tỷ đồng
Nợ của L35 đang ở mức cao với 167 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2022 đã giảm đáng kể, chỉ còn 20 tỷ đồng

Nợ của L35 đang ở mức cao với 167 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2022 đã giảm đáng kể, chỉ còn 20 tỷ đồng. Cách đây không lâu, L35 đã bị HNX cảnh báo về nguy cơ hủy niêm yết sau khi kinh doanh liên tục thua lỗ. Theo văn bản công bố vào ngày 10/02, HNX cho biết L35 ghi nhận lỗ sau thuế hơn 8.7 tỷ đồng trong năm 2022, theo báo cáo tài chính quý 4/2022. Lãi sau thuế năm trong 2 báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 và 2021 của công ty cũng đều ở mức âm, lần lượt là 9.68 tỷ đồng cùng với 6.62 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

1 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

1 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

1 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước