meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều công ty công nghệ tháo chạy khỏi "miền đất hứa" Trung Quốc

Thứ tư, 29/06/2022-21:06
Trong thời gian vừa qua, nhiều công ty công nghệ nước ngoài như Airbnb hay Amazon đã lần lượt tháo chạy khỏi Trung Quốc, báo hiệu một sự khó khăn của thị trường này.

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, với quy mô về dân số, Trung Quốc từ lâu đã trở thành một thị trường mà nhiều doanh nghiệp quốc tế không thể bỏ qua.

Mặc dù vậy, theo South China Morning Post thì một loạt những công ty chẳng hạn như Airbnb và Amazon đang lần lượt tháo chạy khỏi Trung Quốc, cho thấy rằng những doanh nghiệp quốc tế đang ngày càng cẩn trọng hơn đối với thị trường tỷ dân này.

Trong khi nhiều cuộc cải cách kinh tế bắt đầu cách đây gần nửa thế kỷ, một tầng lớp trung lưu mới nổi gần đây đã khiến Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết đối với nhiều công ty toàn cầu. Ngay cả một trong những chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất trên thế giới cũng không đủ sức để có thể răn đe những "gã khổng lồ" internet này.

Nhiều doanh nghiệp internet lần lượt bỏ đi

CEO của công ty mẹ Facebook là Meta - Mark Zuckerberg hiện vẫn được nhiều quan chức Trung Quốc ủng hộ vào năm 2016, khi ông được nhìn thấy đang đi bộ công khai tại Bắc Kinh.


Trong thời gian vừa qua, nhiều công ty công nghệ nước ngoài như Airbnb hay Amazon đã lần lượt tháo chạy khỏi Trung Quốc, báo hiệu một sự khó khăn của thị trường này.
Trong thời gian vừa qua, nhiều công ty công nghệ nước ngoài như Airbnb hay Amazon đã lần lượt tháo chạy khỏi Trung Quốc, báo hiệu một sự khó khăn của thị trường này.

Trong khi Mark Zuckerberg chưa bao giờ thành công trong việc tung ra những dịch vụ truyền thông xã hội của mình tại Trung Quốc, nhiều gã khổng lồ internet khác đã thử tham gia vào thị trường chỉ để bỏ chạy một vài năm sau đó.

Được biết, sự kết hợp của cơ chế quản lý đang ngày càng nghiêm ngặt hơn, sự cạnh tranh gay gắt tới từ những đối thủ trong nước và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc đã khiến nhiều công ty rơi vào thế khó.

Chính từ điều này đã khiến hàng loạt công ty tháo chạy khỏi thị trường tỷ dân, mà điển hình phải kể tới Airbnb, công ty hàng đầu thế giới trong việc cho thuê và đặt phòng khách sạn.

Phó giáo sư tại Đại học Hong Kong, Angela Zhang nhấn mạnh rằng: "Những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại Trung Quốc đã trở thành một phần khiến Airbnb rời đi kể từ khi đại dịch bùng phát, mặc dù vậy thì điều này không phải là lý do chính".


Cách đây một thời gian, Trung Quốc đã từng được coi như là "miền đất hứa" với nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Cách đây một thời gian, Trung Quốc đã từng được coi như là "miền đất hứa" với nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Theo bà, lý do lớn nhất tới từ sự cạnh tranh của những ứng dụng nội địa điển hình như Meituan và Ctrip, những ứng dụng được tích hợp nhiều tính năng khác nhau thay vì chỉ tập trung vào duy nhất mảng cho thuê như Airbnb.

Một tên tuổi lớn khác sau Airbnb là gã khổng lồ ngành thương mại điện tử Amazon. Công ty này cho biết rằng sẽ đóng cửa mảng kinh doanh máy đọc sách Kindle tại Trung Quốc kể từ ngày 30/6. Vào một năm trở lại đây, gã khổng lồ tới từ nước Mỹ đã không còn phân phối máy Kindle cho những đơn vị bán lẻ tại Trung Quốc. 

Trên thực tế, Amazon đã bắt đầu việc rút khỏi thị trường tỷ dân từ năm 2019, thời điểm ông lớn này chính thức đóng những hoạt động thương mại điện tử để tập trung vào việc phân phối hàng xuyên quốc gia.

Trước đó, hàng loạt những công ty hàng đầu trong lĩnh vực như Uber, LinkedIn hay Nike cũng đã lần lượt tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như từ sự cạnh trạnh của những đối thủ trong nước hay quy định mới của chính phủ gây nên sự khó khăn cho hoạt động kinh doanh.

Liệu Trung Quốc còn được xem là "mảnh đất hứa"?


Một tên tuổi lớn khác sau Airbnb là gã khổng lồ ngành thương mại điện tử Amazon. Công ty này cho biết rằng sẽ đóng cửa mảng kinh doanh máy đọc sách Kindle tại Trung Quốc kể từ ngày 30/6.
Một tên tuổi lớn khác sau Airbnb là gã khổng lồ ngành thương mại điện tử Amazon. Công ty này cho biết rằng sẽ đóng cửa mảng kinh doanh máy đọc sách Kindle tại Trung Quốc kể từ ngày 30/6.

Cách đây một thời gian, Trung Quốc đã từng được coi như là "miền đất hứa" với nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Vào thời điểm mới tới Trung Quốc, Airbnb cũng đã đặt ra tham vọng vô cùng lớn khi khẳng định sẽ đầu tư gấp đôi, tăng lực lượng lao động lên gấp 3 lần, nhưng mọi thứ nhanh chóng kết thúc chỉ sau vỏn vẹn 3 năm.

Những đối thủ tại Trung Quốc tăng cường những thương vụ M&A (mua bán và sát nhập) đã khiến Airbnb vấp phải những sự cạnh trạnh vô cùng lớn. Theo nhà phân tích Tang Wenhao của công ty nghiên cứu dữ liệu LeadLeo, tỷ lệ chiết khấu của Airbnb không hấp dẫn như một số ứng dụng khác.

Amazon hay eBay cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự, mảng kinh doanh dịch vụ EachNet của eBay cũng đã đóng cửa từ năm 2006. Trong khi đó, nền tảng mua hàng chung Groupon cũng không thể cạnh tranh được với những công ty nội địa.

Đối với riêng Amazon, công ty được cho là chậm thích nghi với sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Trong khi những đối thủ như Taobao liên tục thu hút những khách hàng Trung Quốc bằng những chiến dịch marketing rầm rộ thì Amazon dường như lại tỏ ra vô cùng thờ ơ.


Vào một năm trở lại đây, gã khổng lồ tới từ nước Mỹ đã không còn phân phối máy Kindle cho những đơn vị bán lẻ tại Trung Quốc. 
Vào một năm trở lại đây, gã khổng lồ tới từ nước Mỹ đã không còn phân phối máy Kindle cho những đơn vị bán lẻ tại Trung Quốc. 

Ngay cả khi kết hợp và cố gắng bản địa hoá nhiều nhất có thể thì một số công ty nước ngoai vẫn gặp nhiều khó khăn, tiêu biểu như Uber, công ty từng thành lập công ty con tại Trung Quốc và hợp tác cùng Baidu nhưng vẫn không thể cạnh tranh với gã khổng lồ Didi.

Được biết, một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn trong thời gian qua chính là việc chính phủ Trung Quốc siết chặt nhiều quy định, tăng cường kiểm duyệt.

Thời điểm mới đóng cửa, người đại diện trang mạng xã hội tìm kiếm việc làm LinkedIn đã nhấn mạnh rằng "môi trường hoạt động tại Trung Quốc có rất nhiều thách thức, luôn đặt ra những yêu cầu cao đối với những doanh nghiệp".


Được biết, một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn trong thời gian qua chính là việc chính phủ Trung Quốc siết chặt nhiều quy định, tăng cường kiểm duyệt.
Được biết, một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn trong thời gian qua chính là việc chính phủ Trung Quốc siết chặt nhiều quy định, tăng cường kiểm duyệt.

Mặc dù vậy, vẫn còn đó một số loại công ty công nghệ tiêu biểu chính là những công ty chuyên sản xuất phần cứng thay vì phần mềm, như Tesla hoặc Apple đều là những hãng smartphone hoặc xe điện có doanh số nằm trong top 3 tại Trung Quốc.

Vào năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục siết chặt nhiều ngành kinh doanh, trong đó bao gồm ngành internet. Nhiều chuyên gia nhận định rằng trong thời gian tới, có thể sẽ còn một số doanh nghiệp internet khác phải rời khỏi quốc gia này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước