Nhân viên Amazon kiệt quệ trước lễ Giáng Sinh: Lương thưởng không phải là tất cả
Theo Nhịp sống thị trường, người này yêu cầu được giữ bí mật về danh tính, công việc của anh ta là kiểm soát hàng tồn kho của Amazon. Anh ta sẽ kiểm tra xem có bao nhiêu mặt hàng ở trong thùng hoặc theo nhóm, quét mã vạch trên thùng hàng, rồi ghi lại số lượng sản phẩm giống nhau có trong mỗi thùng.
Cả ba nhiệm vụ này có vẻ như chỉ là đếm số. Người này cũng phải ghi lại những món bị hỏng khi đi xung quanh kho hàng và để chúng vào một chiếc xe đẩy, nhập vào một hệ thống rồi tiếp tục phân loại.
Một vài mặt hàng sẽ gửi tới nơi để sản phẩm lỗi, hỏng một chút nhưng vẫn có thể bán với giá thấp hơn, đây gọi là “damage land” (Tạm dịch: Vùng đất cho món đồ bị hư hại). Việc kiểm soát hàng tồn kho nằm trong bộ phận chất lượng nên anh ta cũng phải kiểm tra về sai sót, chẳng hạn những mặt hàng để sai vị trí.
Nguy cơ Amazon bị các nền tảng TMĐT Trung Quốc "lấn lướt" ngay tại sân nhà
Trong khi nhiều nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc như TikTok, Pinduoduo hay Shein đang được nhiều người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng thì gã khổng lồ Amazon lại đang đối diện với nhiều khó khăn và phải sa thải hàng chục nghìn nhân sự.Amazon đang tham vọng gì khi sử dụng robot xử lý hàng triệu đơn hàng?
Trong thời gian tới, Amazon sẽ bổ sung thêm rất nhiều cánh tay robot, từ đó sẽ tăng tính cạnh tranh với các đối thủ của mình. Hơn nữa, họ đang kỳ vọng vào một dây chuyền tự động hóa hoàn toàn.Alexa - “hố đen” nuốt tiền của Amazon không khác gì metaverse
Trợ lý ảo bằng giọng nói Alexa của Amazon hiện là mục tiêu chính của đợt sa thải lớn nhất lịch sử tập đoàn này vì hoạt động kém hiệu quả. Được ra mắt vào tháng 11/2014, Alexa từng được ví như “máy tính của tương lai” hay được các tờ báo gọi là “tương lai của mọi nhà”.Thu nhập lại các món đồ vật hư hại cũng có nghĩa là nhân viên cần đi bộ cả đêm quanh một nhà kho khổng lồ. Công việc này cần tới sức khỏe thể chất bởi có những món đồ rất nặng.
Sắp tới lễ Giáng sinh nên mọi thứ lại càng khiến người này mệt mỏi, mọi nhân viên tại đây đều vô cùng căng thẳng. Tất nhiên, họ cũng được trả thêm tiền, nhưng việc làm thêm giờ là bắt buộc ở đây.
“Vào những lúc không phải cao điểm, tôi đã làm việc 40h/tuần liên tục trong 4 ngày. Trong hợp đồng lao động ký với Amazon thì công ty có quyền thay đổi lịch trình của chúng tôi. Vì thế mà vào mùa cao điểm bắt đầu từ tháng 11, quản lý sẽ thông báo trong một cuộc họp giao ban khi bắt đầu mỗi ca làm việc về sự thay đổi lịch trình.
Trong một cuộc họp giao ban gần đây, tôi được thông báo phải làm việc 5 ca mỗi tuần vào mùa cao điểm thay vì chỉ 4 ca thông thường. Các nhân viên cũng có thể chọn ca làm thứ 6” - Người này cho hay.
Mùa cao điểm năm ngoái làm việc kiệt sức
Anh ta cho biết đã tình nguyện tăng ca lên 5 ngày mỗi tuần vì muốn có thêm nhiều tiền hơn. “Lúc đó vợ tôi không đi làm nên tôi đã chọn tăng ca trong vòng 10 tuần, sau thời gian đó thì tôi bị ốm và không thể làm nổi nữa” - Người này nói.
Người nhân viên kho này cho biết tình trạng bị đau cơ và nhức mỏi sau mỗi ca làm việc kéo dài 10 tiếng. Anh ta phải di chuyển những thùng hàng và khoang chứa lớn lên, xuống cầu thang liên tục. Do đó, các nhân viên đều kiệt quệ cả về tinh thần và sức khỏe, sự chán nản đổ dồn tới những ngày sát kỳ nghỉ lễ.
“Vào ngày nghỉ, tôi chỉ có đi ngủ và không làm gì. Tôi gần như không gặp con trai mình mà chỉ thỉnh thoảng nói chuyện với thằng bé sau giờ học. Tôi hy vọng sẽ có một cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Nếu mỗi ngày chỉ có làm việc rồi đi ngủ thì cuộc sống chẳng còn gì thú vị nữa. Tôi đang cảm thấy chán nản lắm rồi” - Người này chia sẻ.
Gánh nặng đè lên vai người duy nhất trong gia đình có việc làm
Đây quả là thời gian tồi tệ đối với người nhân viên kho của Amazon. Anh ta chia sẻ về việc không còn đủ sức để làm bất kỳ điều gì sau mỗi ca làm. Tất cả những gì có thể nghĩ tới là việc đi ngủ. Người này cũng không gặp bạn bè cho tới khi kỳ Giáng sinh kết thúc. “Khi hết quãng thời gian tăng ca, quay trở lại làm việc 4 ca/tuần mà tôi vẫn thấy kiệt sức. Thực sự là mọi người cần có thời gian để phục hồi sau khoảng thời gian cắm mặt vào làm việc”.
“Tôi thức dậy vào khoảng 4 giờ chiều, khi con trai đã đi học về. Chúng tôi ăn uống rồi nghỉ ngơi một lúc, tôi ra khỏi nhà lúc 5h15’ chiều để chuẩn bị cho ca đêm của mình bắt đầu vào lúc 7 giờ tối. Công việc của tôi sẽ kết thúc vào lúc 5h30’ sáng hôm sau” - Anh ta nói.
Mọi thứ dường như bận rộn hơn vào mùa mua sắm cuối năm, nhất là dịp Black Friday, Cyber Monday và tới Giáng sinh lại càng khủng khiếp hơn. Những khoang chứa hàng chuẩn bị được di chuyển đi luôn trong tình trạng đầy ắp. Nhân viên sẽ không có khoảng hở nào để nghỉ ngơi và ai cũng gánh áp lực nặng nề.
Thách thức lớn nhất cho những người này là việc nhân viên tạm thời vào hỗ trợ mùa cao điểm - những người không biết gì về các quy tắc đang hiện hữu. Họ làm việc nhưng lại ảnh hưởng tới người khác khi nhân viên cũ phải sửa chữa những lỗi lầm của người mới.
Vì nhóm người này chỉ xác định sẽ làm việc thời vụ nên họ chỉ làm mỗi công việc của mình mà không chú tâm tới các mặt hàng. Bởi họ luôn có tâm lý là sẽ rời đi. Cứ vào mùa cao điểm, căng tin của công ty luôn quá tải vì có khoảng 200 người xếp hàng dài chờ sử dụng lò vi sóng, mua đồ ăn hoặc sử dụng máy bán hàng tự động.
“Đồ ăn trong căng tin siêu dở nên tôi đã tự mang đồ của mình đi. Khi nhìn căng tin đông như vậy, bạn có thể mất khoảng 10 phút xếp hàng mới được sử dụng lò vi sóng. Hiện mỗi tuần tôi làm việc 5 ngày, đây là bắt buộc theo hợp đồng. Tuy cuộc sống không quá dư giả nhưng tôi cũng không lựa chọn làm thêm ngày thứ” - Người nhân viên nói.
Đáp lại câu chuyện của nhân viên khi này, một đại diện của Amazon đã nói với Insider rằng: “Không phải ai cũng có thể được làm nhân viên kho. Nhưng đối với những người không muốn ngồi bàn giấy cả ngày thì đây là một công việc tiềm năng”.
“Thực tế, nếu bạn muốn có một công việc trong kho chứa hàng thì bạn sẽ muốn làm việc cho Amazon. Bên cạnh mức lương và phúc lợi trong hợp đồng, chúng tôi đảm bảo tất cả mọi người sẽ được hỗ trợ thêm, được đối xử công bằng và tôn trọng cũng như nhận lương đúng ngày” - Họ nói thêm.