Nhận định thế nào về phương án đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 của TP. HCM?
Theo Dân Trí, báo cáo đánh giá tác động của chính sách của dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP. Hồ Chí Minh có một nội dung đáng chú ý là đề xuất liên quan thuế tài sản.
TP. HCM đã đề xuất 2 phương án liên quan tới thuế tài sản. Trong trường hợp phương án 1 không thực hiện được thì sẽ chuyển phương án 2, cụ thể:
Đánh thuế chung cư trên 50 triệu/m2: Ước mơ sở hữu nhà có thêm xa vời?
Về đề xuất đánh thuế chung cư trên 50 triệu/m2, các chuyên gia lưu ý có thể kéo giá BĐS lên cao, khiến ước mơ sở hữu nhà của nhiều người xa vời hơn. Hơn nữa, cũng có lo ngại tình trạng “thuế chồng thuế” khi người mua nhà vừa phải nộp tiền sử dụng đất vừa phải nộp thuế BĐS.TP.HCM đề xuất thu thuế căn hộ thứ 2: Dễ phát sinh tình trạng lách luật
UBND TP.HCM vừa đề xuất 2 phương án tăng thu thuế đối với người sở hữu từ hai bất động sản trở lên nhằm hạn chế được tình trạng đầu cơ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đề xuất này chỉ làm hạn chế nhu cầu mua nhà của người dân, các nhà đầu tư cũng sẽ chuyển dịch dòng vốn sang các tỉnh khác và đặc biệt dễ phát sinh tình trạng lách luật.Phương án 1: Thí điểm thu thuế với nhà ở và đất ở mà người có quyền sở hữu nhà ở hoặc sử dụng đất không trực tiếp sử dụng để ở cho cá nhân hay gia đình (gọi tắt là nhà, đất thứ 2 trở lên) tại TP. HCM. Theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội về căn cứ tính thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế cùng thời gian áp dụng.
Phương án 2:
- Chấp thuận tăng mức thu liên quan tới nhà đất thứ 2 trở lên tại TP. HCM: Lệ phí trước bạ trong trường hợp mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ 2; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên.
- HĐND TP. HCM áp dụng trên địa bàn thành phố tăng mức thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với đất ở (không quá 5 lần mức thu hiện hành); Tăng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên (không quá 2 lần mức hiện hành); Thuế suất với chuyển nhượng BĐS là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
- HĐND TP. HCM áp dụng tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ trong trường hợp mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên từ 0,5% giá trị chuyển nhượng lên 2%, mức tối đa của 1 hồ sơ chuyển nhượng từ 500 triệu lên 1 tỷ đồng/hồ sơ.
Với phương án 1, sắc thuế mới là thuế nhà đất thứ 2 trở lên, dự kiến sẽ điều tiết đối với những BĐS là nhà ở, đất ở riêng rẽ hay trong những khu đô thị mới, khu chung cư, khu vực chỉnh trang đô thị mà người chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng đất nhưng không dùng để ở cho cá nhân hay gia đình; BĐS đang cho thuê hoặc bỏ hoang, những nền đất đã có quyền sử dụng đất quá 2 năm mà không xây dựng nhà ở theo quy hoạch. Đã có nhiều nước trên thế giới thực hiện thu thuế tài sản thành công.
Nhưng vì nội dung còn mới, việc ban hàng cần có sự đánh giá cụ thể và lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức liên quan. Theo Hiến pháp năm 2013, thẩm quyền ban hành thuộc về Quốc hội trên cơ sở đề xuất của Chính phủ.
Báo cáo cho hay, thực hiện phương án 1 là nội dung lớn có tác động mạnh tới người dân nên phải được tính toán cụ thể. TP. HCM nhận thấy 3 thách thức đối với thuế nhà đất thứ 2 trở lên.
Một là việc đảm bảo điều chỉnh bất cập về vấn đề bất bình đẳng trong hệ thống thuế hiện hành, bởi chưa có quy định đánh giá, phân biệt rõ ràng với tài sản thứ 2 trở lên.
Hai là khả năng bảo đảm nguồn thu so với những sắc thuế hiện hành (như điều chỉnh đúng đối tượng, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước).
Ba là công tác quản lý và thực hiện thu cũng phải rà soát kỹ hơn: Cơ sở dữ liệu về nhà ở, quy định việc định giá nhà đất, thông tin nhà đất trên phạm vi thành phố, sự liên kết thông tin với những địa bàn khác.
Theo TP. HCM, trước tiên có thể xem xét lựa chọn tới phương án 2 để điều chỉnh lại hành vi đầu cơ nhà đất trên địa bàn nhằm tạo cơ sở, tiền đề cho việc ban hành sắc thuế mới.
Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính - TS Nguyễn Thành Hưng cho biết, vẫn chưa nhận được văn bản xin ý kiến về đề xuất liên quan tới thuế tài sản của TP. HCM.
Đánh giá về tính khả thi của đề xuất, ông Hưng cho biết sẽ khó vì cần xem xét cụ thể đánh giá tác động của những giải pháp lên đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và những đối tác có liên quan.
Về đề xuất thuế tài sản đối với nhà đất thứ nêu trên, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO - Ông Trương Thanh Đức cho biết, cách tiếp cận theo số lượng tài sản hoàn toàn sai. Luật sư cho rằng, việc tính thuế thường căn cứ vào giá trị, khối lượng hoặc trọng lượng chứ không phải số lượng.
“Tôi có hai căn nhà với giá trị 1 tỷ đồng, nhưng anh lại có 1 căn nhà có giá 100 tỷ đồng thì tính thuế thế nào?” - Luật sư Đức đưa ra vấn đề.
Ông cũng lấy ví dụ tại TP. HCM và Hà Nội đều có những chung cư bán với giá 1 tỷ đồng/m2 sẽ phải tính khác so với việc nhà đất 3.000m2 nhưng chỉ có giá 500 triệu đồng tại các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai. Cần tính ra số tiền thì mới có thể tính thuế. Chẳng hạn thuế thu nhập cá nhân hay thuế nhập khẩu với ô tô đang được áp dụng như vậy.
Vị chuyên gia cũng lưu ý tới các ưu đãi, khuyến khích với những ai sở hữu nhiều tài sản nhưng xây nhà trọ cho sinh viên, công nhân thuế, hoặc khách sạn, văn phòng tạo ra nguồn thu ngân sách.
Với nhóm đối tượng nhiều đất ở hưởng thụ thì cần đánh thẳng vào nhà giàu như một số nước trên thế giới đang làm bằng lệ phí trước bạ hay thuế sử dụng đất hàng năm. Điều này cũng tương tự thuế lũy tiến đối với thu nhập cá nhân hiện tại.
“Đánh thuế vào nhà đất có giá trị lớn chứ không phải đánh vào nhà đất thứ 2 trở lên” - Ông Đức nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, việc đánh thuế theo cách trên cần phải loại bỏ các chi phí như khám chữa bệnh, học phí, trả nợ lãi vay… bởi nhiều người tuy có thu nhập cao nhưng không đủ chi tiêu.