meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Nhà ở riêng lẻ kết hợp cho thuê sẽ áp dụng quy chuẩn an toàn như nhà chung cư

Thứ sáu, 14/06/2024-08:06
00:00/00:00
Nam miền bắc
Tại cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở sửa đổi, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu phải áp dụng quy chuẩn an toàn như nhà chung cư đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp với cho thuê, cho ở nhiều người.

Trước đó, tại dự thảo Nghị định về Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng đã tách riêng nội dung nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp với cho thuê, ở nhiều nhiều thành 1 chương riêng để quản chặt việc bán, cho thuê.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu loại hình này phải áp dụng quy chuẩn an toàn như nhà chung cư. Theo đó, phải đảm bảo các quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy (PCCC), khai thác sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Được biết, nhà ở nhiều tầng, căn hộ được bán, cho thuê thường được biết đến là chung cư mini, nhà trọ, tập trung nhiều tại các thành phố lớn. Trong bối cảnh, nhu cầu nhà ở lúc nào cũng duy trì ở mức độ cao, cùng sự khan hiếm về các phân khúc nhà ở, cho thuê vừa túi tiền thì loại hình này lại càng trở nên “đắt khách”. Thế nhưng, thời gian qua đã có nhiều địa phương buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra và không xử lý kịp thời sai phạm.


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu loại hình nhà ở riêng lẻ kết hợp cho thuê phải áp dụng quy chuẩn an toàn như nhà chung cư
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu loại hình nhà ở riêng lẻ kết hợp cho thuê phải áp dụng quy chuẩn an toàn như nhà chung cư

Công thức chung của các loại hình nhà ở này là nhà riêng của hộ gia đình được đầu tư, tự “nâng cấp” xây dựng thành chung cư mini hay phòng trọ cho thuê. Các tòa chung cư mini, phòng trọ thường được được xây dựng trên diện tích nhỏ, nhiều căn nằm sâu trong ngõ ngách của khu dân cư với quy mô từ 5-10 tầng.

Những công trình này mọc lên ngày càng nhiều, khiến cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Đáng nói, gần như 100% các chủ đầu tư đều cố gắng tận dụng tối đa quỹ đất nên ít làm lối thoát hiểm, thiết bị PCCC chỉ mang tính hình thức, không có ban quản lý, không quy chế vận hành.

Điều này dẫn tới hệ lụy, gây quá tải về hệ thống hạ tầng đô thị, các tiện ích phục vụ sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ gây thiệt hại về cả người và tài sản. Điển hình như vụ hỏa hoạn tại Khương Hạ (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) khiến 56 người thiệt mạng và gần đây nhất là vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính (Hà Nội) khiến 14 người thiệt mạng.

Theo đó, giới chuyên gia cho rằng, việc siết lại điều kiện xây loại nhà ở này sẽ khắc phục những bất cập hiện nay, đảm bảo nguồn cung cho thị trường khi đây là loại hình giải quyết nhu cầu nhà ở cho hàng triệu công nhân, người lao động có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên.

Bên cạnh việc siết quản lý chung cư mini, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng giao bộ xây dựng nghiên cứu, đơn giản quy trình phân hạng chung cư. Việc này sẽ khuyến khích doanh nghiệp làm chung cư xanh, thông minh, thay vì chỉ tập trung vào công năng sử dụng. Các quy định mới cũng cần làm rõ trách nhiệm ban quản lý, cách thức thu, quản lý quỹ bảo trì, vận hành nhà chung cư.


Các chung cư mini "mọc lên như nấm sau mưa" trước nhu cầu nhà ở ngày càng cao tại các thành phồ lớn
Các chung cư mini "mọc lên như nấm sau mưa" trước nhu cầu nhà ở ngày càng cao tại các thành phồ lớn

Đối với nhà ở xã hội, Phó Thủ Tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo thiết kế điều khoản về dành nguồn lực Nhà nước để phát triển phân khúc nhà ở này cho người nghèo, đối tượng chính sách, tương tự nhà công vụ. Đồng thời bổ sung vào dự thảo nghị định quy định về lập quỹ phát triển nhà ở xã hội từ nguồn vốn Nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

Hiện cả nước có 503 dự án nhà xã hội đang triển khai, tăng 4 dự án so với cách đây hai tháng. Trong đó, 75 dự án hoàn thành với gần 40.000 căn, tăng ba dự án với hơn 1.700 căn so với hai tháng trước.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng phát triển nhà ở xã hội tại nhiều địa phương còn hạn chế. Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ triển khai thấp so với mục tiêu đề án có 1 triệu căn nhà ở xã hội đến 2030, như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An. Giới chuyên môn đề xuất chuyển nhà tái định cư bỏ hoang thành nhà ở xã hội. 

Theo số liệu từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tại Hà Nội và TP.HCM hiện có khoảng 14.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người ở. Riêng địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 4.000 căn chung cư bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên đất đai. Trong khi đó, theo số liệu của 1 số đơn vị thống kê, mỗi năm để đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân ở Hà Nội và TP.HCM cần phải có khoảng 50.000 căn hộ/thành phố.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị dự thảo Nghị định cần làm rõ trách nhiệm của Nhà nước, nhà đầu tư đối với quy định cho phép đặt hàng, mua nhà ở thương mại,n nhà ở xã hội phục vụ tái định cư, tránh tình trạng địa phương đặt hàng rồi không mua hoặc doanh nghiệp không làm đúng thời hạn, yêu cầu chất lượng.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hàng chục nghìn lượt truy cập mua vàng online mỗi ngày tại các ngân hàng

TS. Lê Xuân Nghĩa: Kinh tế sẽ phục hồi, nhưng mức tăng trưởng trên 7-8% có thể mãi mãi không trở lại

Hà Nội lý giải về mức đền bù đất nông nghiệp 252.000 đồng/m2 tại quận Hoàng Mai

Hạ tầng giao thông hoàn chỉnh giúp thị trường bất động sản ấm lên

Thách thức chống thất thu thuế từ livestream, thương mại điện tử

Chợ online sôi động, chợ truyền thống ế ẩm

Ghép nhà ở xã hội với phân khúc thương mại vừa túi tiền: Tại sao không?

Liệu có một lượng lớn “hàng giá rẻ” trước khi quy định siết phân lô có hiệu lực?

Tin mới cập nhật

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

1 giờ trước

Hàng chục nghìn lượt truy cập mua vàng online mỗi ngày tại các ngân hàng

1 giờ trước

Giá chip tăng, các smartphone android cao cấp được dự báo sẽ tăng giá mạnh

1 giờ trước

TS. Lê Xuân Nghĩa: Kinh tế sẽ phục hồi, nhưng mức tăng trưởng trên 7-8% có thể mãi mãi không trở lại

13 giờ trước

Hạ tầng giao thông hoàn chỉnh giúp thị trường bất động sản ấm lên

1 ngày trước