Nhà đầu tư tháo chạy, hàng trăm lô đất bị bỏ cọc
BÀI LIÊN QUAN
Dự báo bức tranh kinh tế, bất động sản 3 tháng cuối năm 2022Bất động sản hậu cần kho bãi với "cuộc chơi" chuyển đổi số sẽ đi đâu về đâu?Thị trường bất động sản cuối năm dự báo vẫn khó khăn, ít nhất một nửa nhà đầu tư đang “mất ăn mất ngủ”Hiện tượng sốt đất dường như không còn xuất hiện. Thị trường bất động sản hạ nhiệt khiến nhiều nhà đầu tư theo kiểu lướt sóng đã không thể trụ vững.
Tại nhiều địa phương, thị trường đất nền đã ghi nhận dấu hiệu lắng xuống rõ rệt, và điều này cũng có nghĩa là những cơn sốt đất ảo cũng không còn.
Thống kê của DKRA cho thấy trong quý III, mức độ thanh khoản trên thị trường đất nền dự án ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận tương đối thấp, với lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 550 nền, bằng khoảng 52% nguồn cung mới, giảm gần 78% so với quý trước. Đó là mức thấp nhất tính từ thời điểm đầu năm.
Trên thị trường, chỉ có 9 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 1.057 nền, giảm 65% so với hồi quý II. Mặt bằng giá thứ cấp chứng kiến mức tăng phổ biến từ 2-4% so với đầu quý trước đó.
Cuộc đua lãi suất tại các ngân hàng: Cú sốc tiếp theo đối với thị trường BĐS?
Sau dịch Covid-19, ngân hàng siết tín dụng , việc lãi suất tăng phi mã trong thời điểm này chẳng khác nào “cú sốc” thứ ba đối với thị trường bất động sản. Cả người đang và sắp sử dụng đòn bẩy tài chính đều đứng ngồi không yên vì áp lực trả nợ ngân hàng.Thị trường BĐS nghỉ dưỡng phía Nam liệu có đột phá trong quý IV/2022?
Đánh giá về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cuối năm 2022 ở TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, các chuyên gia kinh tế nhận định có nhiều tín hiệu lạc quan, nhất là ở phân khúc condotel. Đối với nhà đầu tư, bất động sản nghỉ dưỡng đang là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ những ưu thế về khả năng sinh lời, kỳ vọng tăng giá trị đầu tư.Siết chặt dự án “treo” sẽ tạo ra nguồn cung khổng lồ cho thị trường BĐS
Thời gian qua, Bộ TNMT và UBND các tỉnh, thành phố liên tục đưa ra các biện pháp siết các dự án “treo”, chậm tiến độ. Nhiều chuyên gia cho rằng, với việc vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, khi nguồn đất bao năm bỏ hoang bị thu hồi sẽ tạo ra nguồn cung dồi dào cho thị trường bất động sản những năm tới.Phân khúc đất nền tại Đà Nẵng và vùng phụ cận có khoảng 13 dự án được mở bán trong quý, cung cấp 998 nền ra thị trường, giảm 17,2% so với quý trước.
Trên nguồn cung mới, tỉ lệ tiêu thụ đất nền đạt mức trung bình 59%, tương đương 586 nền. Đó là mức tiêu thụ cao nhất tính hồi đầu năm. So với giai đoạn mở bán trước đó, mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động. Thị trường thứ cấp khá trầm lắng, và mặt bằng giá bán giảm mạnh với mức giảm trung bình 3-5% so với quý trước.
Trong khi đó, theo thống kê từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, hàng chào bán tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc, đa phần là hàng tồn của những dự án đã mở bán từ trước, chiếm hơn 85% tổng nguồn cung. Giá bán dao động trong khoảng 30-40 triệu đồng/ m2.
Bắc Ninh có mức giá thị trường ở quanh mức 30-50 triệu đồng/ m2, gần như không có nguồn cung mới, và chưa thấy hiện tượng bán cắt lỗ.
Có 2 dự án mới được cấp phép tại Bắc Giang quy mô 700 lô, 3 dự án đấu giá quy mô 540 căn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức giá đấu rất thấp chỉ từ 8-22 triệu đồng/ m2, giá trúng chỉ tăng 5-10% thay vì 30-100% như trước đó. Trên thị trường, mức giá dao động trong khoảng 25-30 triệu đồng/m2.
Người mua tháo chạy, bỏ cọc
Trong thời gian gần đây, nhu cầu tìm mua đất nền sụt giảm mạnh. Đây cũng là lúc mà thị trường chứng kiến tình trạng bỏ cọc sau đấu giá tại một số địa phương.
Báo Bắc Giang đã lấy ví dụ tại huyện Lạng Giang (Bắc Giang), tổ chức đấu giá từ đầu năm đến nay khoảng 612 lô đất với tổng giá trúng hơn 1.000 tỷ đồng.
Thông qua rà soát trong số những lô đất trúng đấu giá, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Lạng Giang - Lục Nam, bà Đặng Thị Hưng cho biết đến nay có 59 lô thuộc các xã Đại Lâm, Quang Thịnh, An Hà, Mỹ Hà và thị trấn Vôi đã ghi nhận tình trạng khách hàng bỏ cọc không đến nộp khi đến hạn cuối nộp tiền sử dụng đất.
Các lô đất có tổng giá trúng cao hơn gần gấp đôi với giá khởi điểm khi đạt hơn 119 tỷ đồng. Chẳng hạn, có 23 lô tại xã Quang Thịnh sau khi trúng với tổng số tiền gần 43 tỷ đồng nhưng khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính khi đến hạn chót nộp. Có 17 lô tại thị trấn Vôi bị bỏ cọc với giá trúng đạt gần 47 tỷ đồng. UBND huyện, dựa trên quy định của pháp luật đã ban hành quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đối với những lô đất trên.
Các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa và nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng ghi nhận tình trạng tương tự như trên. Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Việt Yên - Hiệp Hòa, ông Nguyễn Quang Thanh cho biết qua những phiên đấu giá từ đầu năm đến nay, huyện có 355 lô đất trúng đấu giá, trong số đó có 57 lô bị bỏ cọc với số tiền gần 6,8 tỷ đồng.
Tại huyện Việt Yên, có 755 lô đất trúng đấu giá, gồm 104 lô bị bỏ cọc với số tiền 22 tỷ đồng. Những lô đất này đa phần có giá trúng rất cao so với mức giá khởi điểm ban đầu.
Tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất cũng liên tiếp xảy ra.
Mới đây, Uỷ ban nhân dân huyện Hải Lăng đã đưa ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở khu đô thị khóm 6, thuộc thị trấn Diên Sanh vì lý do quá thời hạn mà người trúng thầu bỏ cọc, không nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất vào ngân sách theo quy định.
9 người này trước đó đã tham gia đấu giá 9 lô đất ở khu đô thị khóm 6, Diên Sanh với số tiền trúng đấu giá tổng cộng là hơn 13,4 tỷ đồng. Các cá nhân đã ký quỹ tổng hơn 1,4 tỷ đồng.
Vừa qua, UBND huyện Vĩnh Linh đã đưa ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đối với 12 lô đất ở khu dân cư Mũi Lò Vôi, thuộc xã Kim Thạch vì lý do người trúng đấu giá không thực hiện nộp số tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (HoREA) cho biết tuy thị trường bất động sản hiện nay đã có những dấu hiệu đi xuống, hạ nhiệt và chậm lại với các giao dịch nhà đất giảm trên dưới 50% tùy theo khu vực và dự án, thế nhưng giá nhà đất vẫn còn ở mức giá cao vì cả nhà đầu tư và doanh nghiệp đều có tâm lý rằng thị trường những tháng cuối năm sẽ hồi phục trở lại.
Thế nhưng, sức chịu đựng cũng có hạn đến một thời điểm không thể chịu đựng nổi do sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, thường lên tới 50-70%. Do vậy, nhiều nhà đầu tư có thể sẽ xả hàng, cắt lỗ để bảo toàn phần vốn còn lại.