meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cuộc đua lãi suất tại các ngân hàng: Cú sốc tiếp theo đối với thị trường BĐS?

Thứ hai, 24/10/2022-07:10
Sau dịch Covid-19, ngân hàng siết tín dụng , việc lãi suất tăng phi mã trong thời điểm này chẳng khác nào “cú sốc” thứ ba đối với thị trường bất động sản. Cả người đang và sắp sử dụng đòn bẩy tài chính đều đứng ngồi không yên vì áp lực trả nợ ngân hàng.

“Cuộc đua” tăng lãi suất của các ngân hàng

Anh Hoàng Văn Châu (34 tuổi, quê Nghệ An) đang làm việc tại một nhà xuất bản tại Hà Nội. Sau nhiều năm dành dụm, vợ chồng anh Châu tích cóp được 500 triệu đồng và định cắm sổ đỏ của bố mẹ ở quê vay thêm ngân hàng để mua một căn hộ chung cư. Đến khi lấy được sổ chung cư thì đưa vào ngân hàng để rút sổ đỏ của bố mẹ ra. Hiện vợ chồng anh Châu đã có 2 cháu nhỏ, ở nhà trọ chật chội nền nhiều lúc cảm thấy bí bách.

Đầu năm, anh Châu hỏi thử bạn bè làm trong ngành ngân hàng thì lãi suất giao động khoảng 8%/năm. Tuy nhiên, đến nay, lãi suất đã ở mức trên 10% và đang có xu hướng tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, việc giải ngân cũng rất lâu nên vợ chồng anh cũng rất bối rối. “Nhà thì tìm được căn ưng ý rồi nhưng khổ nỗi lãi suất cao quá. Tôi tham khảo 3-4 ngân hàng đều có mức lãi suất tầm đó. Giờ nếu mua ngay thì thu nhập không kham nổi lãi và gốc ngân hàng. Nếu không mua, để tiền đó thì sợ sau này giá chung cư tiếp tục tăng, sẽ không đủ tài chính. Vợ chồng tôi đang phân vân nhưng nhiều khả năng sẽ tạm hoãn mua nhà và tìm thuê căn nhà trọ rộng hơn ở tạm”, anh Châu chia sẻ.


 



Việc các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.
  Việc các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

Khác với anh Châu, anh Huỳnh Văn Ngọc (trú quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cuối năm 2021 vừa cầm cố căn chung cư để lấy tiền mua mảnh đất tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tưởng “lướt sóng” vài tháng kiếm được khoản lớn nên anh Châu chọn gói ưu đãi lãi suất cố định trong 9 tháng, sau đó thả nổi theo lãi suất thị trường. Tuy nhiên, thời điểm đó đến nay, thị trường bất động sản ảm đạm, dù đăng bán chênh 2 giá cũng không ai mua. Anh Ngọc than vãn: “Sau 9 tháng, lãi suất thả nổi và giờ đây là trên 10%. Mỗi tháng tôi phải trả hơn 20 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Hôm trước tôi rao bán mảnh đất đó với giá bằng lúc mua, chịu lỗ khoản trả lãi hàng tháng nhưng vẫn không ai ngó ngàng. Không biết đến bao giờ mới thoát được hàng”.

Câu chuyện của anh Châu, anh Ngọc cũng là vấn đề chung của không ít người trong thời điểm này. Người có nhu cầu mua nhà phải tính toán lại phương án tài chính trong khi đó, người sử dụng đòn bẩy tài chính khốn khổ vì tăng lãi suất. Và điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm.

Có lẽ, câu chuyện này bắt đầu tư 22/9, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành 2 Quyết định về điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã nâng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi. Cụ thể, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm (tăng 0,3%/năm so với hiện hành). Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm (tăng 1%/năm so với hiện hành).

Sau khi có quyết định của Ngân hàng Nhà nước, hàng loạt các ngân hàng đã tham gia vào “cuộc đua” tăng lãi suất huy động. Ngân hàng SCB đã đẩy lãi suất gửi tiết kiệm lên 8,9%/năm đối với tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 36 tháng. Mức lãi suất này cao hơn 1,35%/năm so với thời gian trước.

Tương tự, Techcombank cũng đẩy lãi suất tại kỳ hạn 12 tháng dao động từ 7-7,5%/năm; 8%/năm dành cho mức tiền gửi từ 50 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 36 tháng. Trong khi đó, NamABank hiện tăng lên 7,3%/năm đối với lãi suất gửi 6 tháng; kỳ hạn 13 tháng là 7,5%/năm. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã điều chỉnh biểu lãi suất cao nhất lên mức 8%/năm dành cho tiền gửi trực tuyến tại kỳ hạn 24 và 36 tháng.

Việc các ngân hàng tham gia “cuộc đua” về tăng lãi suất huy động đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay sẽ tăng theo. Và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản. Từ doanh nghiệp lớn đến người dân mua nhà cũng đều chật vật khi lãi suất ngân hàng tăng phi mã.

Thị trường bất động sản lâm cảnh khó chồng khó

Đó là nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế. Việc ngân hàng tăng lãi suất huy động là điều dễ hiểu trong thời điểm này. Nó sẽ góp phần giảm nguy lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng sẽ là điều rất nguy hiểm ảnh hưởng đến thanh khoản cũng như dòng tiền của nền kinh tế. Trong đó, bất động sản là một trong những ngành ảnh hưởng nặng nhất. Bởi chúng ta đã biết, rất nhiều năm qua, bất động sản là ngành mà có kênh đầu tư sử dụng tín dụng ngân hàng nhiều nhất.




TS.Nguyễn Trí Hiếu.
TS.Nguyễn Trí Hiếu.

Vị này nói thêm, lãi suất huy động tăng chắc chắn lãi suất cho vay cũng sẽ tăng. Khi lãi suất thả nổi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Hơn hết, việc tăng lãi suất cho vay ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tài chính của những người mua nhà. Khi người mua nhà phải thay đổi kế hoạch chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn cầu. Các doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn trong việc bán nhà.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, việc tăng lãi suất là mối lo lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản. Bởi hầu hết các công ty bất động sản hiện nay đều phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Thị trường bất động sản đang khó khăn do nhiều năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh và siết tín dụng, nay lại tăng lãi suất. Điều này là khó chồng khó cho thị trường địa ốc trong thời gian tới.

Nhiều CEO công ty bất động sản cho rằng, việc tăng lãi suất chẳng khác nào cú sốc thứ 3 liên tiếp cho thị trường bất động sản. Họ đều dự đoán, với “cuộc đua” lãi suất như hiện nay, sự khó khăn của thị trường bất động sản chắc chắn sẽ kéo dài đến quý 2 hoặc quý 3 năm 2023. Đây cũng là một bài học lớn đối với những nhà đầu tư không có kiến thức về thị trường, nhưng nó cũng là cơ hội cho những người đang nắm giữ tiền mặt. Bởi từ nay đến cuối năm, nhiều người sẽ bán tháo bất động sản để thu tiền về do không chịu nổi áp lực từ việc trả nợ ngân hàng.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước