Giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% vẫn ì ạch
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia nhận định: Thị trường chứng khoán đi xuống, lãi suất tiền gửi đi lên nên nhiều nhà đầu tư đã tìm đến kênh tiền gửi tiết kiệmLãi suất huy động tăng mạnh với tần suất liên tục, có ngân hàng trả lãi lên tới 8,7%Lãi suất dồn bất động sản vào thế khóĐược phần nào hay phần đó
Gói hỗ trợ lãi suất 2% có quy mô 40.000 tỷ đồng được triển khai từ tháng 05/2022 với mục tiêu hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp. Qua đó, góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do thiếu vốn, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp sản xuất.
Tín dụng ngân hàng, trái phiếu gặp khó, quỹ tín thác bất động sản bắt đầu được chú ý
Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng và trái phiếu có xu hướng bị thắt chặt, việc huy động nguồn vốn thông qua các quỹ tín thác bất động sản đang bắt đầu được chú ý.Thị trường BĐS cuối năm: Một vài gam màu sáng, nhưng khó sôi động trở lại
Dự báo về thị trường quý 4/2022, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cho biết cuối năm nay, thị trường chưa thể sôi động trở lại.Lãi suất liên tục tăng khiến người đi vay “thấp thỏm không yên”
Lãi suất liên tục tăng trong thời gian vừa qua không chỉ khiến doanh nghiệp mà nhiều khách hàng cá nhân đi vay vốn ngân hàng cũng tỏ ra lo lắng vì chịu áp lực lớn về mặt tài chính. Số tiền họ phải bỏ ra thêm sẽ khiến chi tiêu trong cuộc sống phần nào bị ảnh hưởng.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hàng loạt vướng mắc khó gỡ đã khiến gói hỗ trợ chỉ giải ngân được chưa tới 1% sau 3 tháng thực hiện với tổng số 13,5 tỷ đồng/16.000 tỷ đồng cho năm 2022.
Hiện nay, mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn đang nỗ lực thúc đẩy để giải ngân gói hỗ trợ này. Nhưng với khoảng thời gian 3 tháng còn lại của năm 2022, 99% kế hoạch giải ngân còn lại quá khó để hoàn thành. Đặc biệt, mức lãi suất ngân hàng hiện nay đã tăng rất cao so với thời điểm Nghị định 31/2022/NĐ-CP được ban hành và chưa có dấu hiệu giảm. Điều này đã làm ý nghĩa và tác dụng của gói hỗ trợ bị giảm đi rất nhiều.
Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, "Trong điều kiện lãi suất ngân hàng còn tương đối thấp hơn thì mức hỗ trợ này sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Tuy nhiên, hiện nay, mức lãi suất đã lên rất cao nhưng nếu doanh nghiệp được hỗ trợ thêm phần nào thì hay phần đó”.
Mặc dù vậy, nguồn cung tín dụng và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp còn rất khó khăn. Nếu doanh nghiệp thuộc nhóm đáp ứng được các điều kiện cần thiết nào đó theo quy định thì mới được tiếp cận gói hỗ trợ này.
Theo các chuyên gia, Nghị định 31/2022/NĐ-CP được ban hành là một chính sách đúng và kịp thời. Song điều kiện để giải ngân thành công lại quá khó khăn và chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Các vấn đề vướng mắc đến cả từ cả 2 phía doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại.
Về phía các doanh nghiệp, nhiều đơn vị hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Như vậy, để được vay gói hỗ trợ, tất cả các ngành đều phải đủ điều kiện vay hay chỉ cần một trong số các ngành là được? Bên cạnh đó, đối với nhóm kinh tế hộ gia đình, nhiều hộ kinh doanh mặc dù chưa đăng ký kinh doanh nhưng lại là khách hàng quen thuộc của các ngân hàng trước đó. Theo quy định, những trường hợp này cũng không đủ điều kiện được vay gói hỗ trợ. Ở các đô thị lớn như Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội, thành phần kinh tế hộ gia đình chiếm một tỷ lệ rất lớn và là một trong những thành phần kinh tế quan trọng.
Ngoài ra, để nhận được hỗ trợ, các doan nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi và có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, vấn đề các tiêu chí đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp cũng là một vướng mắc khó gỡ. Thị trường đang có những diễn biến hết sức phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến các dự án của doanh nghiệp. Mặt khác, các chuyên gia cũng cho rằng có sự khác biệt khi đánh giá, thẩm định của phía các ngân hàng thương mại và phía các cơ quan thanh tra, kiểm toán đối với khả năng phục hồi của các doanh nghiệp.
Về phía các ngân hàng thương mại, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, khi thực hiện những gói hỗ trợ trước đây đã gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình giải ngân và kiểm toán. Do đó, điều này ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của các ngân hàng thương mại khi thực hiện gói hỗ trợ lần này vì gói hỗ trợ lãi suất 2% này cũng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Mặt khác, Nghị định 31 có quy định các ngân hàng thương mại phải tự đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng trước khi cho vay. Tuy nhiên, tính khả thi của phương án kinh doanh, khả năng phục hồi của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm cả chủ quan và khách quan.
Tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp có khả năng phục hồi, nhưng một thời gian sau doanh nghiệp phá sản. Khi đó, trách nhiệm thuộc về các ngân hàng thương mại.
Cần hướng tới sự chuẩn hóa cho các thành phần kinh tế
Doanh nghiệp than thiếu vốn, ngân hàng kêu hết room nhưng nay nguồn vốn vay đã có, hành lang pháp lý cũng đã có. Vậy, làm sao để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo hiệu quả giải ngân của gói hỗ trợ?
Theo TS. Võ Trí Thành cho biết, “Cho đến lúc này, chúng ta đã có Nghị định và những văn bản pháp lý đối với các vấn đề của gói hỗ trợ này rồi. Nếu muốn đẩy nhanh tiến độ giải ngân thì cần phải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang còn tồn đọng”.
Các bộ ngành cũng đang phối hợp cùng nhau để tháo gỡ những vướng mắc này. Nhưng nếu không có giải pháp kịp thời để tháo gỡ những vướng mắc trên thì chắc chắn kế hoạch giải ngân gói hỗ trợ này sẽ không thể đạt được cho cả năm nay và năm 2023.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia vẫn cần đảm bảo giữ vững mục tiêu của gói hỗ trợ lãi suất lần này là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và các hợp tác xã khỏe mạnh, có khả năng phục hồi. Với những kỳ vọng vào những hiệu quả thu được sẽ lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong cả nền kinh tế.
Theo PGS.TS Đỗ Hoài Linh - Phó Trưởng bộ môn Ngân hàng Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ, cần rút kinh nghiệm của gói hỗ trợ năm 2009 để tránh những tiêu cực có thể xảy ra, đặc biệt là vấn đề trục lợi chính sách. Đồng thời, gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng này được lấy từ ngân sách Nhà nước nên về bản chất nó giống như một khoản đầu tư công. Mà đã là đầu tư công sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì bắt buộc phải tuân thủ các quy định về quy trình, thủ tục thanh quyết toán, về kiểm toán, hậu kiểm để đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng, trúng và hiệu quả.
Mặt khác, dòng vốn các ngân hàng thương mại cho các đơn vị này vay là tiền được huy động từ trong dân. Vì vậy, việc hạ chuẩn có thể tiềm ẩn những rủi ro cho hệ thống ngân hàng nếu các khoản vay của các đơn vị này có vấn đề. Hậu quả nếu những rủi ro này xảy ra có thể gây ra những bất ổn còn lớn hơn nhiều so với hiện nay. Do đó, chúng ta cân nhìn vào đại cục, nhìn vào tổng thể của bức tranh để hướng đến giải một bài toán lớn hơn.
Vì vậy, không nên hạ chuẩn mà nên khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã đủ tiêu chuẩn nộp hồ sơ để được hưởng hỗ trợ từ chương trình này. Đồng thời, hướng các đối tượng chưa đạt chuẩn tiến tới chuẩn hóa các quy trình, hóa đơn chứng từ và quen dần với các vấn đề kiểm tra, thanh quyết toán. Nhờ đó, chuyên nghiệp hóa các thành phần kinh tế nhỏ và vừa vốn đã quen với lối kinh doanh truyền thống không phù hợp với thông lệ quốc tế. Có thể dành một gói hỗ trợ khác phù hợp hơn cho nhóm chưa đạt chuẩn.
Bên cạnh đó, cần có những cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại tích cực hơn, quyết liệt hơn đối với việc thực hiện gói hỗ trợ này. Vì đây là một nhiệm vụ chính trị của các ngân hàng thương mại và có rất nhiều việc phải làm, nhiều quy trình thủ tục phải tuân thủ. Nếu không thực hiện đúng, đủ các quy trình thủ tục theo quy định, họ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khi kiểm toán và hậu kiểm. Từ đó dẫn tới tâm lý e ngại không mặn mà triển khai khiến gói hỗ trợ không đảm bảo được mục tiêu đã đề ra.
Những cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại có thể băng khen thưởng, bằng điều phối tăng trưởng tín dụng 4% từ nay đến cuối năm dành cho các đơn vị tích cực thực hiện giải ngân gói hỗ trợ này.