meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà công vụ là gì? Những thông tin chính xác về nhà ở công vụ

Thứ ba, 19/01/2021-18:01

Tại Việt Nam, nhà công vụ là một trong những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với một số đối tượng đặc biệt. Không phải ai muốn đều có thể ở nhà công vụ. Vậy nhà công vụ là gì? Những đối tượng thuộc diện nào được đăng ký ở nhà công vụ? Điều kiện và quy trình thuê nhà ở công vụ là gì? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Có thể bạn quan tâm: Ký gửi nhà đất là gì? Nên hay không nên ký gửi nhà đất?

Nhà công vụ là gì?

 1. Tìm hiểu khái niệm nhà ở công vụ
1. Tìm hiểu khái niệm nhà ở công vụ

Khái niệm

Nhà công vụ được xây dựng và mọi chi phí đều được chi trả bởi nguồn tiền từ ngân quỹ nhà nước. Đây là công trình công, nằm trong chính sách bảo trợ và chăm sóc đời sống nhân dân, cán bộ nhà nước của chính phủ. Mục đích sử dụng của nhà công vụ được thể hiện trực tiếp qua tên gọi của chúng, mục đích công.

Nhà công vụ được nhà nước phân dành cho những người, đối tượng có nhiệm vụ công đặc thù, hoặc các cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước. Người ta có thể sử dụng nhà công vụ để ở, sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, đối với một số người có nhiệm vụ công đặc biệt, nhà công vụ còn có thể được sử dụng để tiếp khách, hoặc các mục đích khác hợp lí, phục vụ cho công việc chung của nhà nước.

Nhà ở công vụ có mấy loại?

 2. Những loại nhà ở công vụ hiện nay
2. Những loại nhà ở công vụ hiện nay

Loại nhà ở này cũng được chia ra thành nhiều loại với điều kiện cơ sở vật chất và quy mô khác nhau. Tùy vào chức vụ, cấp bậc trong cơ quan nhà nước cũng như nhiệm vụ công cần thực hiện của đối tượng thuê hoặc được cấp phép ở để công tác mà sẽ có các loại nhà công vụ tương ứng. Cụ thể, nhà công vụ nhìn chung được chia thành 3 loại:

  • Biệt thự
  • Căn hộ chung cư ở trung tâm thành phố, khu vực đô thị
  • Căn nhà ở khu vực ngoại ô thành phố, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa

Thời gian sử dụng nhà ở công vụ

Nhà ở công vụ sẽ được cấp phép ở hoặc cho thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian sử dụng nhà ở công vụ dài hay ngắn phụ thuộc vào thời gian tại chức hoặc, thời gian công tác, thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công nhân viên chức nhà nước đó.

Nhà công vụ dành cho đối tượng nào?

 3. Nhà ở công vụ dành cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nước
3. Nhà ở công vụ dành cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nước

Nhà công vụ chỉ dành cho cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, những người có công hoặc đang thực hiện nhiệm vụ công do nhà nước giao sử dụng. Vậy cụ thể, những đối tượng nào để được cân nhắc cho thuê hoặc ở nhà công vụ? Sau đây là 7 nhóm đối tượng được phép thuê, ở nhà công vụ theo Luật nhà ở 2014 (Điều 32).

  • Những đối tượng cán bộ đang giữ các chức lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trong thời gian tại chức, thuộc trường hợp được cấp phép ở nhà công vụ theo quy định của Pháp luật.
  • Trường hợp cán bộ, công chức nhà nước không thuộc diện được cấp phép ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ như trên, nếu được luân chuyển đến các cơ quan trung ương để công tác từ vị trí Thứ trưởng hoặc đến các địa phương giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện hoặc Giám đốc Sở trở lên, được sử dụng nhà công vụ.
  • Trường hợp cán bộ, công chức không thuộc 2 diện trên vẫn có thể ở nhà công vụ trong trường hợp được điều động, luân chuyển để công tác tại các địa phương, khu vực vùng sâu vùng xa, vùng núi, hải đảo, biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, không bắt buộc phải ở trong doanh trại trong suốt thời gian luân chuyển và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật, Bộ quốc phòng và an ninh.
  • Giáo viên được điều động hoặc tự nguyện đến các khu vực thiếu thốn về điều kiện kinh tế - xã hội như vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo để công tác.
  • Bác sĩ, y tá, điều dưỡng,... được điều động hoặc tự nguyện đến các khu vực thiếu thốn về điều kiện kinh tế - xã hội như vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo để công tác.
  • Trường hợp các nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đặc biệt quan trọng cấp quốc gia được quy định bởi Luật khoa học và công nghệ.

Điều kiện thuê nhà ở công vụ là gì?

 4. Điều kiện thuê nhà ở công vụ là gì?
4. Điều kiện thuê nhà ở công vụ là gì?

Tùy vào những đối tượng khác nhau mà điều kiện thuê nhà ở công vụ cũng không giống nhau.

Cán bộ , viên chức giữ chức vụ lãnh đạo của Đảng , Nhà nước chỉ được bố trí nhà ở công vụ trong thời gian đang đảm nhiệm chức vụ và được thực hiện theo yêu cầu an ninh.

Những trường hợp còn lại được chia theo quy định tại Điều 32, Luật nhà ở 2014, trừ điều a Khoản 1, được xem xét thuê nhà ở công vụ khi chưa có nhà ở thuộc sở hữu cá nhân.

  • Trong trường hợp được luân chuyển đến làm việc tại nơi khác, những đối tượng này phải đảm bảo chưa mua, thuê nhà tại nơi công tác.
  • Trường hợp có nhà ở tại nơi công tác phải đảm bảo diện tích bình quân đầu người của các thành viên trong gia đình phải nhỏ hơn mức quy định tối thiểu mà Nhà nước đưa ra.

Quy định chế độ nhà công vụ

 5. Quy định về chế độ khu nhà ở công vụ
5. Quy định về chế độ khu nhà ở công vụ

Chế độ nhà ở công vụ được quy định theo Điều 32, Luật nhà ở 2014, như sau:

  • Biệt thự loại A: dành cho Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
  • Biệt thự loại B: dành cho các đối tượng có chức danh với lương khởi điểm 10,4 triệu trở lên, ngoài trì những chức vụ quy định tại Khoản 1.
  • Căn hộ chung cư loại 1: dành cho đối tượng có chức vụ với lương khởi điểm từ 9,7 đến dưới 10,4 triệu.
  • Căn hộ chung cư loại 2: dành cho đối tượng giữ chức vụ được phụ cấp lương từ 1,3tr trở lên, Thiếu tướng, Nhà khoa học theo quy định của pháp luật nhà nước ta.
  • Căn hộ chung cư loại 3 (Khu vực đô thị), căn nhà loại 1 (Khu vực nông thôn): dành cho đối tượng giữ chức vụ được phụ cấp từ 0,7 - dưới 1,3tr, Chuyên viên cao cấp, giáo viên, bác sĩ công tác tại nơi có điều kiện kinh tế xã hội thấp, Đại tá, Thượng Tá, TRung Tá, nhà khoa học,...theo quy định.
  • Căn hộ chung cư loại 4 (Khu vực đô thị), căn nhà loại 2 (Khu vực nông thôn): đối tượng giữ chức vụ được phụ cấp từ 0,2 - dưới 7, chuyên viên cao cấp, bác sĩ, giáo viên, Thiếu Tá, Đại Úy,.. theo quy định.
  • Căn hộ chung cư loại 5 (Khu vực đô thị), căn nhà loại 3 (Khu vực nông thôn): chuyên viên, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (cấp xã), giáo viên, bác sĩ, Thiếu Úy, Thượng Úy,...theo quy định.
  • Căn nhà loại 4 (Khu vực nông thôn): công chức loại B, c, chuyên viên, giá viên, bác sĩ,.. theo quy định.

Quy định thiết kế nhà ở công vụ

 6. Quy định thiết kế nhà ở công vụ
6. Quy định thiết kế nhà ở công vụ

Quy trình thuê nhà ở công vụ

 7. Thủ tục thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật
7. Thủ tục thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật

Hồ sơ thuê nhà công vụ

Hồ sơ đề nghị thuê nhà công vụ bao gồm:

  • Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ theo mẫu được quy định, có xác nhận của cơ quan tổ chức trực tiếp quản lý
  • Bản sao quyết định của cơ qua trực tiếp quản lý đối tượng cán bộ công chức có nhu cầu thuê nhà ở công vụ về việc nhậm chức, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác, có xác nhận.

Thủ tục thuê nhà ở công vụ

  • Nộp hồ sơ: Đối tượng có nhu cầu thuê nhà ở công vụ sẽ nhận được kết quả quyết định có được thuê hay không sau 10 ngày kể từ khi nộp hồ sơ đề nghị lên cơ quan trực tiếp quản lý và được xem xét. Nhà ở công vụ của Chính phủ: đăng ký nhà ở công vụ trực tiếp với Bộ xây dựng. Nhà ở công vụ của các Bộ, Ngành: đăng ký nhà ở công vụ tại các cơ quan trực tiếp quản lý đối tượng có nhu cầu thuê nhà của các Bộ, Ngành người đó công tác. Nhà ở công vụ của địa phương: đăng ký nhà ở công vụ trực tiếp với Sở Xây dựng tại địa phương đó.
  • Xem xét hồ sơ để giải quyết và đưa ra quyết định trong vòng 20 ngày
  • Hoàn thành thủ tục ký kết hợp đồng cho thuê được thực hiện trong vòng 10 ngày

Thanh toán tiền thuê nhà công vụ

Tiền thuê nhà ở công vụ sẽ được thực hiện theo đúng những điều đã quy định trong hợp đồng thuê nhà. Đối tượng không thực hiện trả tiền thuê nhà trong vòng 03 tháng, đơn vị cho thuê có thể yêu cầu trực tiếp khấu trừ vào tiền lương bởi cơ quan quản lý người này.

Quy trình thu hồi và cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ

Thủ tục thu hồi nhà công vụ

Trước khi thực hiện thu hồi nhà ở công vụ, ban quản lý phải thông báo cho người thuê nhà và thực hiện kiểm tra cơ sở vật chất, và thực hiện ký biên bản bàn giao. Người thuê nhà giao lại nhà trong vòng 7 ngày trong trường hợp mọi thủ tục đã được hoàn tất. Thời hạn tối đa thi hành thu hồi nhà ở công vụ không quá 30 ngày.

Thủ tục cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ

Quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ được đưa ra và bắt buộc thực hiện trong vòng 30 ngày.

Có thể bạn quan tâm: Tìm Hiểu Pháp Lý Dự Án Là Gì? Và Một Số Câu Hỏi Liên Quan

Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn đọc đã có một hiểu biết chung nhất về một số thông tin tổng quát của nhà ở công vụ. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo Điều 2, Luật nhà ở 2014. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết với thông tin hữu ích tại chuyên mục tư vấn luật của chúng tôi nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

12 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

12 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

12 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

12 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

12 giờ trước