Nguồn cung mới khan hiếm, một số dự án căn hộ dự tính tăng giá lên 15% trong đợt mở bán sau?
BÀI LIÊN QUAN
Giá đất nền ven TP.HCM đang tăng tốc trở lại "đường đua"Nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh tại Sài Gòn đầu năm đang diễn ra như thế nào?Thị trường văn phòng cho thuê còn "ngổn ngang" nhiều thách thứcTheo Nhịp Sống Kinh Tế, báo cáo thị trường quý I năm 2022 của Savills cho thấy, quý đầu năm tỷ lệ hấp thụ căn hộ TP.HCM cải thiện rõ rệt. Nếu xét theo quý, tổng lượng giao dịch trong quý I năm 2022 đạt 3.020 căn, giảm 46% theo quý nhưng lại tăng 45% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ toàn thị trường đạt 75%, cao nhất trong 5 quý gần đây và nguồn cung mới đạt tỷ lệ hấp thụ là 83%.
Các dự án tầm trung chiếm 80% lượng giao dịch. Bất động sản cao cấp và hạng sang có tình hình hoạt động kém hơn do giá cao và nguồn cung hạn chế. Các dự án này cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ việc tiêu chuẩn phát triển căn hộ tầm trung ngày càng cao. Theo vị trí, các dự án ngoài trung tâm chiếm 98% lượng giao dịch, nhất là khu vực quận 9 và quận 12, nơi tập trung nguồn cung lớn.
Theo báo cáo của đơn vị này chỉ ra, giá ở tất cả các hạng dự kiến sẽ tiếp tục tăng do các dự án tạm ngưng bán dự kiến sẽ mở bán trở lại vào quý II năm 2022. Có một số dự án mở bán giai đoạn tiếp theo dự đoán sẽ có mức tăng lên tới 15% nhờ sự thành công của các đợt mở bán trước nhờ tiến độ xây dựng tốt.
Trong 3 tháng đầu năm, giá bán trung bình giảm 14% theo quý xuongs còn 2.730 USD/m2 do việc tạm thời ngưng bán của các dự án có giá bán cao. Hầu hết các dự án sơ cấp có giá không đổi hoặc tăng; một số dự án hiện hữu có mức giá tăng lên tới 6%, trong khi các dự án có giai đoạn mới tăng giá tới 10% so với giai đoạn trước đó.
Nguồn cung nếu xét tổng trên thị trường căn hộ TP.HCM tiếp tục hạn chế. Theo đại diện Savills Việt Nam chia sẻ, các chủ đầu tư bất động sản phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp cùng các khoản vay ngân hàng bởi sự tăng cường hạn chế và giám sát nguồn vốn. Một số ngân hàng lớn như Sacombank, Techcombank và Agribank đã trì hoãn hoặc hạn chế cấp tín dụng bất động sản cho khách hàng vay vốn lớn, chỉ hỗ trợ người mua nhà ở thực. Tuy vậy, tổng vốn FDI vào bất động sản trong quý I năm 2022 đạt gần 2,7 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI và đứng thứ hai, chỉ sau lĩnh vực sản xuất, chế tạo. Điều này đã cho thấy sự tích cực trong sự quan tâm từ nước ngoài và dòng vốn quốc tế đối với thị trường bất động sản Việt Nam.
Riêng trong 3 tháng đầu năm, nguồn cung sơ cấp căn hộ tại TP.HCM đạt 4.050 căn, giảm 48% theo quý và giảm 18% theo năm. Tuy không có dự án mới nhưng có 2.150 căn mở bán mới đến từ các giai đoạn tiếp theo của 6 dự án hiện hữu, giảm 62% theo quý và giảm 3% theo năm. Trong quý, có 20 dự án đang tạm dừng bán, trong đó phần lớn các dự án dừng để điều chỉnh giá bán cho các đợt mở bán tiếp theo.
Cũng theo Savills, đến năm 2025, nguồn cung căn hộ dự kiến sẽ triển khai hơn 147.800 căn. Hạng B và C vẫn sẽ tiếp tục dẫn đầu với 52% thị phần, kế tiếp là hạng A 36% thị phần.
Chi phí đất cao và tình trạng thiếu quỹ đất ở khu vực trung tâm cùng với sự cải thiện về mặt cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối ở khu vực ngoài trung tâm sẽ khuyến khích các dự án phát triển ra các quận huyện ngoài trung tâm. Đến cuối năm nay, dự kiến sẽ có 22.700 căn hộ được mở bán. Thành phố Thủ Đức dẫn đầu với 56% thị phần, kế tiếp là quận 7 với 14% thị phần.