meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người vui, kẻ buồn trên thị trường bất động sản trong những ngày cận Tết

Thứ tư, 18/01/2023-14:01
Cuối năm luôn là thời điểm nhu cầu mua nhà tăng cao, không ít người mua ở thực hay nhà đầu tư đã tìm được sản phẩm với mức giá “hời”. Tuy nhiên, cũng có nhiều người phải đau đầu vì liên tục bị môi giới gọi điện làm phiền. 

Vui mừng khi “săn” được sản phẩm giá “hời”

Theo Nhịp sống thị trường, tuy thị trường bất động sản cận Tết Nguyên đán vấn đang giữ nhịp trầm, nhưng các chủ nhà cần tiền vẫn gấp liên tục “xuống nước” để tìm người mua. Nhiều người hiện có sẵn tiền mặt lại vui mừng vì đã mua được một căn nhà giá hời. 

Vừa chốt thành công căn nhà liền thổ diện tích 40m2 trong ngõ tại phố Phú Đô (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với giá 3,7 tỷ đồng, anh Văn Thái đang rất vui vì đã mua được nhà giá hợp lý. 

“Khoảng 2 tháng trước, tôi tới xem căn nhà này và rất ưng ý, nhưng khi đó giá bán là 4 tỷ đồng. Cận Tết này, vì chủ nhà cần tiền gấp để tất toán công nợ nên họ chấp nhận giảm thêm 300 triệu đồng nữa theo yêu cầu của tôi. Hết Tết thì tôi sẽ tìm người sửa lại nhà một chút là có thể vào ở được” - Anh Thái chia sẻ. 


Nhiều người hiện có sẵn tiền mặt lại vui mừng vì đã mua được một căn nhà giá hời cận Tết
Nhiều người hiện có sẵn tiền mặt lại vui mừng vì đã mua được một căn nhà giá hời cận Tết

Tương tự, vợ chồng anh Trường (Nam Từ Liêm) sau một thời gian dài tìm nhà thì mới đây đã chốt thành công một căn hộ đã qua sử dụng diện tích 68m2 tại Mỹ Đình, với giá là 2 tỷ đồng. 

“Khoảng 2 tháng nay, vợ chồng tôi ngược xuôi tìm mua nhà. Nhưng với tài chính chỉ 2 tỷ đồng thì rất khó tìm được. Sát kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tôi thấy có các căn chung cư cũ được giảm giá nhưng không nhiều. Căn tôi vừa mua là do chủ cũ họ cần tiền gấp nên chấp nhận giảm thêm 200 triệu đồng. Thấy giá bán phù hợp nên vợ chồng tôi mua luôn. Hiện ngôi nhà đã hoàn thiện sửa sang trong rất sạch đẹp, qua Tết thì nhà tôi sẽ chuyển vào ở” - Anh Trường nói. 

Đau đầu với những cuộc gọi từ môi giới

Nhiều người mua được nhà với giá hời dịp cận Tết, nhưng cũng có những người lại liên tục bị làm phiền bởi những cuộc điện thoại của môi giới bất động sản. Chẳng hạn như chị Thảo hiện vẫn đang tìm nhà quanh khu vực Hoàng Mai (Hà Nội) với mức tài chính 3 tỷ đồng, nhưng môi giới lại dẫn chị đi xem những căn nhà có giá 8 - 9 tỷ đồng. 

“Tài chính của tôi giới hạn, nhưng môi giới lại đưa tôi đi xem những căn nhà có giá bán quá cao rồi chào mời vay tiền ngân hàng để mua nhà” - Chị Thảo nói. Không chỉ mất thời gian đi xem nhà có giá không thể nào mua được, chị Thảo còn liên tục bị các môi giới gọi điện để giới thiệu hết căn này đến căn khác nhưng không phù hợp nhu cầu. 


Thị trường bất động sản trầm lắng thì tần suất gọi điện tư vấn của môi giới càng nhiều hơn
Thị trường bất động sản trầm lắng thì tần suất gọi điện tư vấn của môi giới càng nhiều hơn

“Cuối năm ai cũng đều tất bật với công việc, tuy nhiên tôi vẫn phải nhận tới 20 cuộc gọi mỗi ngày từ bên môi giới. Thậm chí nhiều hôm đang nghỉ trưa hay nửa đêm rồi vẫn có người gọi tới giới thiệu nhiều căn có giá bán khác nhau nhưng không đúng nhu cầu. Thật sự rất phiền phức và tốn thời gian” - Chị Thảo chia sẻ. 

Trên thực tế, thị trường bất động sản trầm lắng thì tần suất gọi điện tư vấn của môi giới càng nhiều hơn. Nhất là trong thời điểm sát Tết Nguyên đán, nhiều môi giới rất “khát” giao dịch, nhưng điều này đã khiến các vị khách vô cùng khó chịu và mất thiện cảm. 

Anh Tuấn - Một môi giới bất động sản tại Hà Nội cho hay, rất khó để thực hiện trọn vẹn một cuộc gọi với khách hàng giữa lúc thị trường gặp nhiều khó khăn như hiện nay. 

“Không chỉ có khách lạ mà kể cả khách đã từng giao dịch hiện giờ cũng chẳng mặn mà gì với các cuộc gọi của môi giới. Thậm chí, nhiều người chỉ cần nghe giới thiệu là môi giới bất động sản đã tắt máy và chặn số điện thoại. Tuy nhiên, môi giới cũng có nỗi khổ riêng, thực sự không muốn làm phiền tới ai nhưng buộc phải vớt vát thêm giao dịch” - Anh Tuấn nói. 

Người này cũng cho biết, có môi giới địa ốc đã nhiều tháng nay không phát sịnh được một giao dịch nào. Song, nắm bắt tâm lý nhiều người muốn mua nhà vào dịp cận Tết nên mới có các “chiến dịch” gọi điện tư vấn mua bất động sản đang ráo riết triển khai. 


Người mua nhà cần tránh tâm lý vội vàng xuống tiền khi chưa tìm hiểu rõ sản phẩm
Người mua nhà cần tránh tâm lý vội vàng xuống tiền khi chưa tìm hiểu rõ sản phẩm

Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội bất động sản Việt Nam - Ông Nguyễn Thế Điệp nhận định, giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhu cầu mua nhà của người dân tăng cao, nhưng thường dẫn tới tâm lý vội vàng, xuống tiền nhanh vì sợ mất cơ hội. 

“Nếu không suy xét kỹ lưỡng sẽ dễ sập bẫy của những người lừa đảo. Không ít người đã mua phải hàng tồn kho, chưa được giá hay đang vướng tranh chấp, pháp lý sản phẩm không rõ ràng. Thậm chí có những trường hợp mua phải căn nhà đã bán cho người khác, nghĩa là cùng một căn nhưng có nhiều sổ đỏ giả” - Ông Điệp cho hay. 

Theo Giám đốc khối Kinh doanh Batdongsan.com Lê Đình Hảo, khi nhìn dưới góc độ đầu tư thì mỗi nhà đầu tư sẽ có một khẩu vị khác nhau. Có những người ưa thích việc đầu tư trung và dài hạn, nhưng có người lại chỉ thích lướt sóng… Ngoài ra, với mỗi khoảng thời gian khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và kỳ vọng khác nhau của mỗi nhà đầu tư. 

“Nhiều người cho rằng, có thể xem xét bối cảnh thị trường để dự đoán về thời điểm bắt đáy. Tuy nhiên, trên thực tế thì cả thị trường bất động sản hay chứng khoán đều không thể biết được đâu là đỉnh, đâu là đáy” - Vị chuyên gia chia sẻ.

Ông Hảo cũng cho biết, chỉ khi nào giá sản phẩm bắt đầu giảm xuống mới biết đâu là vùng đỉnh, và khi nào giá bán đi lên mới biết đâu là vùng đáy. Việc dự đoán trước mức đỉnh và đáy có chăng chỉ là nhận định mang tính chủ quan, cá nhân. Vì vậy, cần nhìn nhận rằng, với mỗi loại hình hay phân khúc bất động sản đều sẽ có tiềm năng nhất định trên thị trường, tùy vào mỗi thời điểm và chính sách đang tác động tới chúng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước