Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, thị trường BĐS bán lẻ gặp khó
Những nỗ lực thắt chặt ví tiền của người tiêu dùng
Theo Báo cáo triển vọng tiêu dùng của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cho thấy xu hướng tiêu dùng bị dồn nén trong đại dịch đang có dấu hiệu giảm sút trong bối cảnh lãi suất tăng và đồng VNĐ yếu đi khiến người tiêu dùng bắt đầu động thái “thắt lưng buộc bụng” trong quản lý chi tiêu.
Bên cạnh đó, báo cáo cho rằng sự giảm dần của “Hiệu ứng tài sản” (Wealth effect), hình thành từ giai đoạn trước khi toàn bộ kênh đầu tư như: Thị trường trái phiếu, chứng khoán, BĐS hay tài sản kỹ thuật số đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh vào năm ngoái. Hiện tượng tâm lý này đã khiến cách thức chi tiêu của người tiêu dùng sau dịch bệnh tăng lên khi họ nhận thấy bản thân có nhiều tài sản hơn.
Và ngược lại, giữa thời điểm tất cả các thị trường này đã bước vào một đợt điều chỉnh mạnh trong năm nay, tài sản chưa thực hiện giảm sút đồng nghĩa với việc sức tiêu dùng của người dân giảm dần. Diễn biến này đang xảy ra với hầu hết các ngành thâm dụng lao động khi phải đối mặt với những “cơn gió ngược”.
Tăng trưởng xuất khẩu của cả nước dự kiến sẽ giảm tốc trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu khiến nhiều lĩnh vực như: dệt may, da giày, nuôi trồng thủy sản và chế biến gỗ,... phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm nhân công.
Tâm lý người tiêu dùng thay đổi: Thị trường BĐS bán lẻ chuyển dịch xu hướng “trải nghiệm”
Thị trường bán lẻ phục hồi, người tiêu dùng dần quay trở lại mua sắm tại các cửa hàng kéo theo một xu hướng đã “nhen nhóm” từ trước đại dịch. Đó chính là biến cửa hàng bán lẻ truyền thống trở thành không gian trải nghiệm mua sắm. Điều này phản ánh tâm lý người mua đã thay đổi khi cửa hàng bán lẻ không chỉ để phục vụ nhu cầu “mua” mà còn là nhu cầu “nhìn, ngắm và trải nghiệm”.Tiềm năng nào cho thị trường BĐS bán lẻ trong năm 2022?
Các chuyên gia khẳng định, khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế vĩ mô phục hồi, bất động sản bán lẻ và giá cho thuê trung tâm thương mại sẽ có bước nhảy vọt trong năm 2022.Cụ thể, dẫn chứng từ Báo cáo, cuối tháng 11, hơn 50.000 công nhân của Nhà sản xuất giày dép Đài Loan, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam đã phải đối mặt với quyết định nghỉ việc luân phiên trong 3 tháng tới do đơn hàng bị cắt giảm. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều công nhân sẽ mất đi khoản thu nhập chính dù cái Tết đang cận kề.
Tương tự tại Bình Dương, một trong những trung tâm công nghiệp phía Nam, trong tháng 10 có khoảng 28.000 công nhân phải tạm hoãn hợp đồng lao động và 240.000 người bị giảm giờ làm, tương đương với khoảng 20% lực lượng lao động ở Bình Dương bị ảnh hưởng bởi suy thoái.
Theo công bố kết quả kinh doanh tháng 10 từ Công ty CP Đầu tư Thế giới di động (MWG), bất chấp những nỗ lực thúc đẩy nguồn cầu, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm điện thoại di động và điện tử tiêu dùng vẫn sụt giảm đáng kể, trong khi hàng tạp hóa vẫn duy trì giai đoạn phục.
Tín hiệu ảm đạm từ thị trường đã tác động lên quyết định của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ giảm tốc chậm lại hoặc hoãn các hoạt động mở rộng địa bàn kinh doanh bởi những quan ngại về suy thoái kinh tế ngày càng gia tăng.
Báo cáo cho thấy việc mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang của MWG và Long Châu của FPT Retail đã bị tạm hoãn kể từ quý III/2022. Diễn biến tương tự, số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh, Circle K cũng ghi nhận mức giảm sút rõ rệt so với thời điểm đầu năm.
Điều này cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hấp thụ các BĐS bán lẻ trong năm 2022 vừa qua bởi sự thận trọng của các nhà bán lẻ khi đối mặt với diễn biến thị trường thời điểm hiện tại.
Cuộc đua tiến tới phục hồi thị trường bán lẻ năm 2023
Song, vẫn có những chuyển biến tích cực được kỳ vọng vào năm tới, theo VNDirect dự báo tiêu dùng của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong nửa đầu năm 2023 và dần phục hồi đà tăng trưởng từ quý III/2023 khi lãi suất tăng chậm lại và lãi suất điều hành Fed dần hạ nhiệt.
Khi bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam từng bước ổn định, góp phần nâng cao niềm tin tiêu dùng của người dân và sự phục hồi tiêu dùng tại khu vực EU và Hoa Kỳ các đơn hàng sẽ từng bước trở lại với các khu công nghiệp Việt Nam.
Không chỉ vậy, Quốc hội đã phê duyệt Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 vào ngày 11/11/2022, thông tin về mức lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2023 sẽ tăng 20,8% so với mức hiện hành lên con số 1,8 triệu đồng/tháng, có thể gia tăng thu nhập của công chức và cán bộ Việt Nam hứa hẹn tăng sức tiêu dùng của các hộ gia đình tại nước ta.
Trước những động thái trên, VNDirect cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay nhìn chung vẫn có xu hướng tích cực. Tổng cục Thống kê cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, tính riêng tháng 10 tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng như doanh thu dịch vụ tăng trưởng tốt ở mức 25,3%.
Không xét yếu tố về giá, doanh số bán lẻ hàng hóa tăng trưởng 16,8% so với cùng kỳ, cao hơn so với mức trước đại dịch. Kể từ quý I/2022, Việt Nam đã nối lại các chuyến bay quốc tế, theo đó doanh thu từ mảng du lịch đã gia tăng gấp đôi so với năm ngoái, hồi phục tới 78% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19.
Dữ liệu của Google cũng cho thấy, xu hướng di chuyển tới cửa hàng bán lẻ và giải trí của Việt Nam đã vượt 4,6% so với mức trước dịch. Ngoài ra, xu hướng di chuyển tới hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa đã tăng 27,5% so với trước đại dịch.
Đánh giá từ VnDirect, dù mới ở giai đoạn khởi đầu nhưng thị trường bán lẻ hướng tới mặt hàng xa xỉ tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng nhờ tầng lớp tiêu dùng có thu nhập cao ngày càng lớn về nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ (như du lịch cao cấp, trang sức, xe hơi, sản phẩm kỹ thuật số cao cấp…).
Dẫn chứng từ trang dữ liệu Statista, thị trường hàng hóa cao cấp cá nhân của Việt Nam đạt 976 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng 6,7% mỗi năm lên mức 1 tỷ USD vào năm 2025. Một báo cáo khác của Knight Frank cho biết, có khoảng 72.135 cá nhân tại Việt Nam có quy mô tài sản hơn 1 triệu USD vào năm 2021.
Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng mong muốn được mua sắm các sản phẩm đắt tiền từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới mà không cần chờ đợi đặt hàng quốc tế và gặp bất tiện trong đổi trả mặt hàng, các nhà bán lẻ quốc tế dần đẩy mạnh xu hướng du nhập vào Việt Nam.
Mặc dù người tiêu dùng giàu có sẽ trở nên kén chọn hơn trong bối cảnh khó khăn hiện tại, nhưng VnDirect tin rằng các thương hiệu có kinh doanh trong ngành hàng xa xỉ có thể đối mặt với rủi ro thấp hơn từ đợt suy giảm tiêu dùng này.
Những tác động đến thị trường BĐS bán lẻ năm 2023
Giới phân tích cho rằng, thị trường bán lẻ đang bước vào thời kỳ “cộng sinh” đôi bên cùng có lợi. Các doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập thị trường Việt Nam thường tìm đối tác địa phương.
Đối tác trong nước được “chọn mặt gửi vàng” là những doanh nghiệp am hiểu thị trường, văn hóa, môi trường kinh doanh để tìm hiểu và chọn lựa mặt bằng, đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, góp phần tạo nên thành công cho nhà đầu tư.
Các chuyên gia cho rằng, về dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam còn được dẫn dắt bởi các yếu tố khác, trong đó sức mạnh của thị trường nội địa với 100 triệu dân và tầng lớp trung lưu đang phát triển là những yếu tố thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại. Khi doanh nghiệp ngoại nhận thấy thị trường bán lẻ đầy tiềm năng thì doanh nghiệp nội cũng đang nỗ lực tận dụng thế mạnh sân nhà để bứt phá.
Có thể thấy, bức tranh ngành bán lẻ đang sáng sủa với sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội và ngoại. Một trong những xu hướng nổi bật là các nhà bán lẻ quốc tế từ các thương hiệu xa xỉ và cao cấp mới như Berluti, Cartier, Victoria’s Secret, Urban Revivo,... thể hiện niềm tin rất lớn vào thị trường Việt Nam. Động thái này cũng được chứng kiến từ các chuỗi bán lẻ lớn như Uniqlo, Muji, Haidilao, Emart, Central Group… cũng đẩy mạnh quá trình mở rộng tại nước ta.
Điều này giúp lĩnh vực BĐS với phân khúc bán lẻ được hưởng lợi, đặc biệt là theo đánh giá của các chuyên gia, đây là động lực thúc đẩy các thương vụ M&A vào thị trường BĐS Việt. Bên cạnh những thương vụ M&A giữa nhà đầu tư nội, nhiều giao dịch quan trọng diễn ra giữa các nhà đầu tư ngoại quốc. Đặt trong bối cảnh tín dụng hạn chế và thiếu vốn trên thị trường, kỳ vọng sự quan tâm của các nhà đầu tư và nguồn vốn ngoại sẽ trở thành động lực để thị trường BĐS bán lẻ trong năm 2023 khởi sắc.