Người mua nhà dùng đòn bẩy tài chính đang méo mặt vì lãi suất thả nổi
Trong tháng 11, hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm lên gần 10%/năm, chẳng hạn MSB: 9,9%/năm, VIB: 9,8%/năm, GPBank: 9,6%/năm, SCB: 9,75%,... Thực tế là nếu lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo lãi suất vay tăng lên. Hầu hết các ngân hàng sẽ áp dụng lãi vay cao hơn lãi suất huy động từ 2,7 - 3%/năm cho cùng thời hạn. Hay có những ngân hàng áp dụng mức chênh lệch lên tới 3,5 - 4%/năm.
Điều này khiến người vay mua nhà, vay trả góp hiện tại như “ngồi trên đống lửa”. Bởi khi sử dụng đòn bẩy tài chính, sau khoảng 1 - 2 năm đầu được hỗ trợ thì người mua phải tính toán, siết lại chi tiêu, thậm chí phải bán nhà vì lãi suất thả nổi cao kinh khủng.
Lãi suất tiết kiệm 10% quay lại thị trường
Sau một vài ngày vắng bóng, mức lãi suất huy động 10%/năm đã quay trở lại thị trường. Dự báo trong những tháng còn lại của năm 2022, áp lực tăng lãi suất huy động vẫn rất cao khi ngân hàng còn dấu hiệu căng thẳng thanh khoản.Lãi suất liên ngân hàng có dấu hiệu “nóng” lên
Trong phiên giao dịch đầu tuần (21/11), lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm bật tăng lên mức 5,6%, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước quay trở lại bơm ròng với số lượng thấp.PGS.TS Phạm Thế Anh: Lãi suất cao là cách nhanh nhất khiến doanh nghiệp suy yếu và kiến tạo nợ xấu
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, không thể bơm tiền ra được nếu như không mua vào trái phiếu Chính phủ. Và trong bối cảnh giai đoạn cuối năm, nhu cầu của người dân, doanh nghiệp đã tăng cao và thanh khoản của toàn bộ nền kinh tế có khi chỉ tính bằng từng ngày.Mua được nhà sau 10 năm đi làm tại Hà Nội, ở tuổi 29 anh Kiên (quê Kiên Giang) chính là hình mẫu của nhiều người trẻ hiện tại. Tuy nhiên, thực tế là anh Kiên đang “nín thở” theo dõi từng biến động của lãi suất ngân hàng, vì khoảng 2 tháng nữa là gói vay mua nhà sẽ hết ưu đãi, khi đó anh phải trả theo lãi suất thả nổi.
“Từ cuối năm 2020 tôi mua nhà, đây là thời kỳ ưu đãi, mỗi tháng chỉ cần trả ngân hàng khoảng 25 triệu đồng/tháng, chiếm 50% thu nhập của hai vợ chồng. Nhưng sang năm sau, với lãi suất thả nổi khoảng 11,5%/năm thì con số phải trả hàng tháng sẽ là 30 triệu đồng, có khi còn nhiều hơn thế” - Anh Kiên căng thẳng nói.
Tương tự như vậy, với khoản vay 1 tỷ đồng thanh toán trong 5 năm, lãi suất cố định là 7,6%/năm thì anh Tiến (Hà Nội) mỗi tháng phải trả 23 triệu đồng cả gốc lẫn lãi ngân hàng, chiếm tới 60% thu nhập của hai vợ chồng. Tuy đang phải gồng mình trả nợ, anh Tiến vẫn lạc quan vì cho rằng “may là vay sớm”.
Cũng cùng ngân hàng đang vay, anh Tiến cho biết lãi suất hiện đã tăng hơn 10%/năm. Lãi suất vay cố định trong 12 tháng đang là 9,5%/năm, tuy nhiên chỉ áp dụng với 60% vốn vay, 40% còn lại chịu lãi suất thông thường là 11,6 - 12%/năm. Anh Tiến cho biết, một số người bạn của mình còn phải chịu lãi suất 12 - 13%/năm.
Đã hơn 1 tháng nay, liên tục nhắn tin nhờ bạn bè, người thân bán hộ miếng đất, Chị Yến (Kiên Giang) còn đăng thông tin bán đất lên khắp các hội nhóm những vẫn không có người hỏi mua. Mảnh đất của chị hơn 800m2, trong đó 100m2 được đăng ký lên thổ cư, cách sân vận động huyện Giồng Riềng chưa tới 1km.
Cuối năm ngoái, chị Yến mua thửa đất này với giá 1 tỷ đồng, theo dự tính sau khoảng 6 tháng đến 1 năm thì bán lại cho người dân địa phương có nhu cầu xây biệt thự hay mở quán kinh doanh.
“Tôi rao bán lỗ vốn mà chả ai mua. Sáng nào cũng ngóng điện thoại, xem lãi suất vay ngân hàng cứ tăng liên tục mà người như lửa đốt. Thời buổi kinh tế khó khăn, thu nhập của chồng tôi từ 15 triệu đồng/tháng xuống còn 5 triệu đồng/tháng. Chồng lại mới ngã xe chưa khỏi nhưng vẫn ráng đi làm để có tiền mà trả lãi ngân hàng. Lúc trước vay 600 triệu đồng để mua đất, mỗi tháng phải trả hơn 7 triệu cả gốc lẫn lãi” - Chị Yến nói.
Nhiều người cho biết, lãi suất cho vay tăng cao gây áp lực lớn tới thị trường BĐS. Khoảng 1 năm trước, lãi suất cho vay mua BĐS chỉ khoảng 7,5%/năm, hiện đã lên tới 10 - 12%/năm. Điều này khiến không ít nhà đầu tư đang “mắc kẹt” vì đòn bẩy tài chính, nếu tiếp tục vay thì chi phí vốn cao, muốn bán cũng không bán được.
Chị Thu (TP. Rạch Giá, Kiên Giang) với khoản tiết kiệm 2 tỷ đồng quyết định đầu tư đất với hy vọng sinh lời. “Hai năm trước tôi vay ngân hàng 2 tỷ đồng mua đất. Cứ nghe khu nào tiềm năng là tôi mua luôn. Giờ thị trường BĐS thì trầm lắng, muốn bán cũng không được, trong khi lãi suất hết ưu đãi nên phải cố bán tháo, được mảnh nào hay mảnh đó để giảm bớt số tiền phải trả lãi mỗi tháng lên tới mấy chục triệu đồng” - Chị Thu chia sẻ.
Vốn là người thận trọng nhưng chị Thu phải thừa nhận là đã chủ quan khi chạy theo “cơn sốt” đất năm ngoái. Vì không đủ hiểu biết về đất vườn, đất nông nghiệp nhưng thấy bạn bè kiếm lời cao nên chị cũng muốn thử.
Thế nhưng lúc đưa đất vào sử dụng thì chị đã tốn không ít thời gian, tiền bạc. Giai đoạn đầu, chị Thu thuê người trồng cây, tới khi hết vốn thì tạm ngưng để dành tiền cho những khoản chi khác.
Một số nhà đầu tư BĐS có kinh nghiệm cho biết, từ khoảng tháng 5/2022, thị trường mua bán đất nền Kiên Giang đã có dấu hiệu chững, phân khúc này hiện nay vẫn chưa có sự khởi sắc mới. Nhiều chủ đầu tư buộc phải rao bán cắt lỗ nhưng cũng chưa thanh khoản được.
Trong các hội nhóm về mua bán bất động sản trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các tin đăng rao bán nhà đất với giá “ngộp” hoặc kèm những thông tin khuyến mãi như mua nhà tặng nội thất, mua đất tặng bản thiết kế nhà… nhưng cũng không có người hỏi mua thực.
Có thể thấy, lãi suất tiền gửi ở ngân hàng thương mại hiện đang khá cao. Đối với kỳ hạn từ 6 - 12 tháng đã phổ biến ở mức 10 - 10,5%/năm khiến nhiều nhà đầu tư có tiền mặt thay đổi chiến lược, từ đầu tư BĐS sang gửi tiết kiệm.
“Tôi thấy lúc này gửi tiết kiệm với lãi suất cao sẽ an toàn hơn là đầu tư vào BĐS. Chẳng hạn gửi 1 tỷ với kỳ hạn 6 tháng là có thể nhận lãi suất ít nhất là 50 triệu đồng. Vừa nhàn lại vừa an toàn, không lo lỗ vốn” - Một nhà đầu tư cho hay.