meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người dân hồi hộp chờ cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội

Thứ sáu, 31/12/2021-15:12

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã thông qua quyết định 5289, đề án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô. Theo đó đặt mục tiêu đến 2054 hoàn tất việc sửa và xây lại các khu nhà tập thể xuống cấp.

Sống mòn chờ cải tạo chung cư xuống cấp ở Hà Nội

Hà Nội có khoảng gần 1600 căn chung cư cũ xây từ năm 1969-1999. Thế nhưng hiện chỉ có khoảng 19 dự án được xây mới. Rất nhiều các nhà tập thể cũ xuống cấp trầm trọng. Hành lang mốc xanh đỏ, sàn nhà các tầng xuất hiện vô số các vết nứt.
Tại chung cư Giảng Võ, Ba Đình nơi được đánh giá là xuống cấp ở mức độ D. Người dân nhiều năm qua sống trong cảnh thấp thỏm lo sợ. Tất cả các căn hộ đều bị thấm dột nghiêm trọng gây lở tường ẩm mốc. Những căn nhà tại đây có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

 Cải tạo chung cư cũ là vấn đề được chính quyền Hà Nội quan tâm
Cải tạo chung cư cũ là vấn đề được chính quyền Hà Nội quan tâm

Phía ngoài tòa nhà gạch bong tróc lộ ra phần khung sắt trơ trụi bên trong. Hành làng cầu thang nối các tầng gạch đá ngổn ngang, bụi vương kín mít. Đây cũng là tình trạng chung tại các chung cư Huỳnh Thúc Kháng, Ngọc Khánh. Người dân tại những khu nhà này đều mong thành phố sớm có kế hoạch sửa chữa nhà cũ. Hoặc phải có chính sách tái định cư mới cho người dân.

Gấp rút rà soát, kiểm tra việc cải tạo chung cư cũ

Tính tới năm 2021, trên địa bàn thành phố có khoảng 1579 căn hộ chung cư cũ. Con số này dẫn đầu cả nước. Hiện thành phố vẫn tiếp tục rà soát các khu vực căn hộ tập thể cũ để có đánh giá chính xác nhất. Chung cư cũ chủ yếu nằm tập trung trong các quận nội đô. Quy mô thường từ 2 cho tới 6 tầng.
Theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, đại đa số các chung cư đều đã hết niên hạn sử dụng. Công trình bị xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ sẽ sụp đổ. Rất nguy hiểm cho tính mạng con người và tài sản. Vì vậy kế hoạch thực hiện sửa chung cư cũ cần phải được gấp rút thực hiện.

 Chung cư cũ xuống cấp khiến người dân lo lắng
Chung cư cũ xuống cấp khiến người dân lo lắng

Nhiệm vụ đầu tiên của thành phố sẽ là khảo sát và kiểm định nhà tập thể cũ. Sau đó thành lập hội đồng thẩm định ban hành kết quả quá trình kiểm định nhà cũ thường xuyên. Hoàn thành việc rà soát xây dựng cải tạo trong thời gian sớm nhất.
Dự kiến việc kiểm định các khu nhà chung cư cũ sẽ được thực hiện thành 4 đợt trong thời gian từ 2021-2025. Quá trình kiểm định tất cả chung cư cũ sẽ hoàn tất vào quý III/2023. Đợt 1 ưu tiên kiểm định chung cư nguy hiểm cấp D ở các khu Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh. Lựa chọn triển khai các dự án chung cư có tính khả thi cao.

Khó khăn trong việc cải tạo chung cư cũ

Vướng mắc lớn nhất trong việc cải tạo nhà cũ là khâu giải phóng mặt bằng. Đa số các hộ dân ở tầng 1 nhà chung cư cũ muốn được đền bù cho cả diện tích lấn chiếm lối đi. Thậm chí có hộ dân diện tích bất hợp pháp còn nhiều hơn diện tích hợp pháp. Có nhà chiếm đất lưu thông đã bán cho 1-2 hộ cùng khu nên khó xác định được nguồn gốc.
Số hộ dân ở thực tế trong các căn chung cư đã tăng 2-3 lần so với số dự kiến. Thế nên chi phí phục vụ giải tỏa đền bù quá lớn. Thêm nữa chủ đầu tư cũng phải lo chỗ ở mới cho người dân nên chi phí đội lên cao. Thu không đủ bù vào các khoản chi nên dự án cải tạo chung cư khó thực hiện.
Các cơ chế chính sách để cải tạo chung cư cũ cũng chưa được thực hiện rõ ràng. Ví dụ không có quy định giải tỏa hộ dân lấn chiếm. Hoặc đền bù với các căn tầng một và tầng cao như thế nào. Điều này khiến chủ đầu tư phải đi thỏa thuận với từng hộ dân rất mất thời gian
Một vấn đề khó khăn nữa là quy định khống chế không được xây nhà chung cư mới cao trên 15 tầng nếu nằm trong vành đai 1. Điều này sẽ khiến chủ đầu tư không có đủ căn hộ để chia cho số hộ dân thực tế. Quá trình an sinh xã hội cho người dân vì thế ngày càng khó khăn.

 chung cư cũ có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào
chung cư cũ có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào

Tháo gỡ nút thắt trong việc cải tạo nhà ở chung cư cũ

GS Đặng Hùng Võ nhận định việc cải tạo chung cư trên địa bàn thành phố phải hài hòa giữa 3 nhóm lợi ích. Đó là doanh nghiệp, người dân và thành phố. Để làm được điều đó chính quyền cần có khung pháp lý cụ thể. Thành phố nếu sớm cải tạo tại các căn nhà cũ thì diện mạo đô thị sẽ khang trang sạch sẽ hơn.
Người dân sẽ được sống trong những căn nhà mới đảm bảo tiện ích, an toàn. Còn doanh nghiệp có thể thu lợi sau khi dự án kết thúc. Việc điều phối lợi ích giữa đơn vị đầu tư và người dân cần thực hiện một cách minh bạch, công bằng. Như vậy chủ đầu tư phải có phương án cải tạo hợp lý. Chính quyền địa phương cũng cần liên kết chủ đầu tư để tìm cách cải tạo xây mới toàn khu để tính quy hoạch được thống nhất.
Muốn người dân thống nhất đồng tình với thành phố trong việc di dời thì phải đảm bảo cho họ có nơi ở mới thuận tiện sinh hoạt. Bởi lẽ nỗi lo lớn nhất của người dân là “đi dễ khó về”. Nếu giải quyết được vấn đề này, đem đến sự an tâm cho người dân thì chuyện cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội sẽ triển khai nhanh chóng.

Quyết tâm triển khai cải tạo nhà cũ xuống cấp

Hà Nội hiện đặt mục tiêu triển khai xây dựng mới, cải tạo 10 khu chung cư cũ trong giai đoạn 2021-2025. Bao gồm 6 khu tính khả thi cao là : Kim Liên, Trung Tự, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Khương Thượng và Nghĩa Tân. Ngoài ra là 4 khu xuống cấp nặng nề là Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh; Bộ Tư pháp.
UBND thành phố sẽ phân công trách nhiệm chi tiết cho các đơn vị sở, ngành, quận, huyện. Đảm bảo nhiệm vụ thực thi cải tạo chung cư cũ diễn ra theo đúng lộ trình. Chính quyền công bố tiến độ triển khai cụ thể để người dân được nắm rõ. Các dự án sẽ thực hiện dựa trên 3 phương án. Đó là sử dụng vốn ngân sách, vốn ngoài ngân sách và vốn ngoài ngân sách nhưng có hỗ trợ từ thành phố.
Với chính sách quyết liệt từ UBND thành phố Hà Nội, người dân có thể tin tưởng sẽ sớm có được ngôi nhà mới khang trang. Người dân không còn phải sống trong cảnh thấp thỏm khổ sở vì chờ đợi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước