Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ cảnh báo tình trạng sức khỏe thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Cảm niệm lời Phật dạy về "nghiệp lành" mang phúc đức bền lâu: Ai hiểu sẽ sống vui vẻ, an nhàn!Tinh thần trách nhiệm là gì? Để bạn nâng cao tinh thần trách nhiệmIncentive là gì? Những cách khích lệ tinh thần người khác hiệu quảNguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Hiện tượng thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, đôi khi kèm theo chóng mặt mặc dù bạn đã ngủ đủ giấc và làm việc khoa học là một tình trạng rất đáng báo động đang cảnh báo về sức khỏe của bạn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do máu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy cho não. Bên cạnh đó, vẫn còn một số lý do khác liên quan đến việc ngủ đủ giấc mà vẫn buồn ngủ.
1. Buồn ngủ do cơ thể báo động thiếu nước
Đây là nguyên nhân khá phổ biến khi cơ thể mất nước nhẹ cũng có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt và xuống tinh thần. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngay khi cơ thể thiếu từ 1 – 2% nước cũng đã bắt đầu báo động. Do đó, nếu như vạn chờ đến khi khát nước mới uống nước thì đã quá muộn. Do đó, cần phải bổ sung nước cho cơ thể một cách thường xuyên và cả ngày. Ngoài nước lọc bạn có thể sử dụng các loại nước khác như trái cây, rau củ, sữa chua…
2. Thiếu sắt, rối loạn đường huyết
Sắt là một chất để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Nếu như oxy muốn được vận chuyển trong máu thì bắt buộc phải có Hemoglobin. Do đó khi cơ thể thiếu sắt, các cơ quan không được cung cấp đủ oxy sẽ làm cho mọi bộ phận trở nên mệt mỏi nhất là não bộ nên mới dẫn đến hiện tượng thường xuyên buồn ngủ.
3. Suy tuyến giáp gây buồn ngủ
Luôn buồn ngủ (có thể ngủ từ 14 – 16 tiếng mỗi ngày) còn là một dấu hiệu đáng báo động có thể cho thấy bạn đang bị suy tuyến giáp. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa… Nếu như tuyến giáp bị suy giảm chức năng ssex khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, uể oải và không cảm thấy hứng thú với bất cứ việc gì đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự buồn ngủ.
4. Thoái hóa thần kinh vận động cột sống
Nhiều người sẽ không thể ngờ việc buồn ngủ thường xuyên cũng có thể đến từ việc thoái hóa đốt sống ở cổ. Nếu thoái hóa ở đoạn cổ bốn sẽ liên quan đến vận động cơ hoành dẫn đến hiện tượng thường xuyên ngáp, chóng mặt, nấc cụt. Một nguyên nhân nữa cũng có thể khiến bạn buồn ngủ thường xuyên là do bệnh Parkinson là một loại bệnh chuyên gây rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trug ương. Nếu như mắc phải bệnh này thì giấc ngủ sẽ bị rối loạn cực kì nghiêm trọng, ngay cả khi gặp những áp lực cũng khiến cho chúng ta thường xuyên ngáp và không thể nào tỉnh táo.
5. Quá áp lực và stress
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể đến từ nguyên nhân áp lực và stress. Hiện nay, khi cuộc sống đang ngày càng trở nên vội vã đã khiến chúng ta thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng và stress kéo dài, đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng buồn ngủ dù ngủ đủ giấc. Mặc dù ngủ đủ giấc nhưng chúng ta không ngủ sâu giấc nên luôn cảm thấy muốn ngủ tiếp.
6. Đau cơ mãn tính
Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng khiến bạn vô cùng mệt mỏi và không thể làm chủ được các hoạt động của mình thì có thể bạn đã mắc đau cơ mãn tính. Vấn đề này có thể khiến bạn mệt mỏi, trầm cảm, giấc ngủ không sâu và dễ bị thức giấc bởi những tiếng động nhẹ.
7. Mắc bệnh về mạch máu não
Nếu xảy ra tình trạng xơ vữa, hoặc máu lên não không đủ, thậm chí hình thành huyết khối dễ dẫn đến tình trạng nhồi máu dẫn tới việc thiếu oxy để truyền đến những bộ phận khác của cơ thể. Nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới việc phát huy các chức năng bình thường của não và thường có biểu hiện ngủ gật. Thậm chí, nhiều người sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và có thể gục ngã bất cứ lúc nào.
Những cách khắc phục cơn buồn ngủ cực tốt
Để có thể cải thiện tình trạng buồn ngủ thì cách tốt nhất là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chưa kịp bổ sung thì bạn cũng nên sử dụng một số mẹo sau để tạm thời đẩy lùi cơn buồn ngủ.
Đứng dậy và đi bộ xung quanh
Theo các nhà nghiên cứu khi bản thân đang rơi vào trạng thái buồn ngủ thì sử dụng một thanh kẹo hoặc đi bộ khoảng 10 phút sẽ giúp cơ thể lấy lại sự tỉnh táo và tiếp tục tập trung vào công việc. Nếu như một viên kẹo có thể làm bạn tỉnh táo trong một giờ thì việc đi bộ sẽ giúp bạn tỉnh táo trong khoảng hai giờ và còn có thể giúp cho máu được tuần hoàn lưu thông cung cấp oxy cho máu để truyền đi toàn cơ thể.
Nếu như buồn ngủ trong giờ làm việc hãy thường xuyên đứng dậy vận động thay vì ngồi im một chỗ không làm gì thì sẽ vô cùng mệt mỏi và không thể nào lấy lại sự tỉnh táo cần thiết. Đây cũng là một hoạt động rất có ích cho sức khỏe.
Cho đôi mắt nghỉ ngơi
Việc nhìn tập trung hoặc làm việc quá tập trung có thể khiến đôi mắt trở nên mệt mỏi và buồn ngủ. Chính vì thế, thi thoảng hãy dừng lại để nhìn xung quanh cho đôi mắt được nghỉ ngơi, thư giãn tránh sự mệt mỏi kéo dài. Có những bài luyện tập mắt mà bạn cũng nên học theo để giúp cho mắt khỏe mạnh hơn.
Nói chuyện với đồng nghiệp
Nếu bạn đang cảm thấy buồn ngủ thì cách tốt nhất là hãy quay sang đồng nghiệp bên cạnh để nói chuyện vì như vậy sẽ giúp cho não bộ có thể hoạt động nhanh hơn. Đây là cách kích thích mạnh mẽ đến não bộ giúp bạn có thể tránh được tình trạng buồn ngủ và tỉnh táo. Đồng thời, có thể rủ những người đồng nghiệp cùng ăn uống để giải tỏa được tâm trạng uể oải.
Hít thở sâu và thở ra từ từ
Chu kỳ ngủ và nhịp sinh học bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tự nhiên của mặt trời, vì thế khi cảm giác buồn ngủ hãy ra ngoài để hít thở và tận hưởng không khí trong lành cũng như hấp thụ ánh sáng mặt trời. Như vậy có thể thúc đẩy các giác quan hoạt động nhanh nhạy và mạnh mẽ hơn.
Tập thể dục khi cảm thấy buồn ngủ
Đây là một cách mà bạn cũng nên vận dụng vì khi tập thể dục sẽ giãn các nhóm cơ và giúp cho chân tay được hoạt động giải phóng năng lượng khi chúng ta ngồi một chỗ quá lâu. Do đó, hãy tập một vài động tác thể dục đơn giản để đánh thức cơ thể đang buồn ngủ.
Bí quyết có giấc ngủ ngon và sâu
Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với mỗi người để phục hồi sức khỏe sau những giờ làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể chìm nhanh vào giấc ngủ mà nhiều người lại thường ngủ chập chờn khiến cho ngày hôm sau cảm giác như chưa ngủ nên ảnh hưởng đến mọi hoạt động và công việc. Hãy áp dụng một số biện pháp để giúp cho chúng ta có một giấc ngủ ngon:
Dọn sạch giường ngủ: Được nằm trên một chiếc giường êm ái và sạch sẽ là bí quyết để chúng ta có được giấc ngủ ngon và sâu. Thông thường ga giường có rất nhiều bụi bẩn cho nên trước khi đi ngủ hãy phủ sạch ga giường, gối, chăn màn để có thể chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng, thoải mái. Nếu như tinh thần của bạn cảm thấy thích thú với chiếc giường của mình thì bạn sẽ rất nhanh chóng đi vào giấc ngủ thôi.
Không ăn thực phẩm có đường và protein vào tối khuya: Tốt nhất là không nên ăn quá no vào buổi tối và không được ăn những thực phẩm có đường và nhiều protein nếu như bạn không muốn giấc ngủ của mình bị trằn trọc, khó chịu do thức ăn không thể chuyển hóa và tiêu hóa.
Uống trà nóng hoặc tắm nước nóng: Đây là một cách hữu hiệu để giúp cơ thể thư giãn và giãn các nhóm cơ sau một ngày làm việc mệt mỏi, thông thường khi cơ thể đã sạch sẽ và ấm áp thì việc nằm lên chiếc giường và chìm vào giấc ngủ nhanh chóng là điều rất đơn giản.
Ngủ trưa 20 phút: Ban ngày không nên ngủ nhiều vì như vậy sẽ khiến giấc ngủ ban đêm trằn trọc, đảo lộn giờ giấc sinh hoạt. Do đó mỗi buổi trưa chỉ nên ngủ từ 20 – 30 phút là hợp lý nhất.
Tắt đèn: Nếu như có ánh sáng le lói sẽ khiến cho não bộ không được thoải mái mà vẫn băn khoăn về ánh sáng đó. Vì thế, hãy tắt đèn trước khi đi ngủ để tránh tình trạng giấc ngủ chập chờn không thật sự tốt.
Như vậy việc buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc một dấu hiệu cảnh báo đến sức khỏe mà chúng ta cần phải tìm cách để khắc phục thay vì để tình trạng này kéo dài. Do đó, cần phải hết có một chế độ sinh hoạt điều độ để giúp cho đời sống của chúng ta khoa học hơn.