Nghị định 65 giúp minh bạch hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Chủ tịch HĐQT công ty AZFIN Đặng Trần Phục: Trách nhiệm là yếu tố quyết định thị trường trái phiếu doanh nghiệpChủ đầu tư Marina Tower Bình Dương huy động thành công 500 tỷ đồng trái phiếuÁp lực đáo hạn trái phiếu với doanh nghiệp địa ốc ngày càng lớnMinh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam được nhận định có tốc độ tăng trưởng nhanh, dù còn non trẻ nhưng đã đạt đến quy mô hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Theo các chuyên gia, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển và là tương lai của nguồn vốn trung dài hạn của nền kinh tế.
TS Vũ Đình Ánh: Năm yếu tố làm nên sự lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý các nhà đầu tư cũng như "mạch máu" của các doanh nghiệp.Sau 7 tháng liên tiếp bán ròng, Trung Quốc tăng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ
Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ dù bán ròng trái phiếu kho bạc Mỹ.TS Lê Xuân Nghĩa: Trái phiếu doanh nghiệp cần có niên hạn dài hơn
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng trong điều kiện các quy định về mặt thể chế chưa được hoàn thiện, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bộc lộ những bất cập đòi hỏi phải được chỉnh sửa phù hợp và kịp thời. Trong đó, vấn đề về minh bạch hóa thị trường là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải được cải thiện.
Để góp phần giải quyết các vấn đề bất cập của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã được ban hành để bổ sung một số điểm của Nghị định 153/2020/NĐ-CP được ban hành trước đó. Trên cơ sở các quy định của các Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác, Nghị định 65 ra đời nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch hơn, bền vững hơn. Đồng thời, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường và khắc phục những điểm thiếu sót, bất cập của thị trường trong thời gian qua.
Theo đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định rõ hơn về thời hạn và nội dung thông tin mà doanh nghiệp phát hành phải công bố như trước và sau khi phát hành. Điều này nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin cũng như mục đích sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, yêu cầu công bố thông tin trước và sau khi phát hành về vấn đề đảm bảo thanh toán trái phiếu của doanh nghiệp, các báo cáo kiểm toán về tình hình tài chính và sử dụng vốn theo mục đích phát hành trái phiếu đã được doanh nghiệp công bố trước khi phát hành.
Ngoài ra, trên Chuyên trang thông tin về thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại sở Giao dịch chứng khoán cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước và ra thị trường quốc tế. Mặt khác, thông tin về tình hình chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, việc thực hiện quyền của chứng quyền, việc mua lại trái phiếu trước hạn hay hoán đổi trái phiếu (nếu có) cũng được công bố đầy đủ và chính xác.
Thông tin về các trường hợp doanh nghiệp phát hành không thanh toán đầy đủ gốc, lãi trái phiếu, sử dụng vốn trái phiếu không đúng mục đích hoặc không thực hiện được các cam kết với nhà đầu tư … cũng được công bố đầy đủ và chính xác.
Đồng thời, trong trường hợp chào bán trái phiếu doanh nghiệp cho cá nhân các nhà đầu tư chuyên nghiệp, hồ sơ chào bán phải có hợp đồng đã ký kết với người đại diện sở hữu trái phiếu nhằm giám sát việc thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành và biên bản xác nhận về việc mở tài khoản nhận tiền mua trái phiếu của phía ngân hàng thương mại.
Xếp hạng tín nhiệm tạo nền tảng vững chắc cho thị trường
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và Tổ chức tài chính, ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết, Nghị định 65 quy định bổ sung yêu cầu phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo từng trường hợp và lộ trình như đối với trường hợp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng theo các quy định hiện hành bắt đầu từ ngày 01/01/2023.
Quy định bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm và đưa vào hồ sơ phát hành có thể nói là một đột phá của Nghị định 65 so với Nghị định 153 trước đó. Trong thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là phát hành riêng lẻ, theo ước tính có tới 80%. Tuy nhiên, vấn đề xếp hạng tín nhiệm do không được quy định bắt buộc nên bản thân các doanh nghiệp phát hành thường bỏ qua việc này.
Thực trạng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay có trình độ chưa cao, khả năng nắm bắt thông tin và hiểu được tình hình hoạt động của doanh nghiệp còn hạn chế. Do vậy, đánh giá của các đơn vị xếp hạng tín nhiệm được ví như hồ sơ bệnh án của bác sĩ với sức khỏe của bệnh nhân. Qua đó giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân nhìn rõ hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định đầu tư, tránh được tình trạng bị “lùa gà” bởi những doanh nghiệp không uy tín.Ngược lại, các doanh
nghiệp làm ăn tốt, tình hình tài chính mạnh chắc chắn sẽ được xếp hạng tín nhiệm cao. Nhờ đó, những doanh nghiệp này có thể dễ dàng huy động được nguồn vốn với lãi suất thấp hơn giúp giảm chi phí lai vay và tăng hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xếp hạng doanh nghiệp sẽ gây tốn một khoản chi phí không nhỏ cho phía doanh nghiệp phát hành. Nếu không quy định bắt buộc thì chẳng dại gì những doanh nghiệp có hồ sơ không đẹp phải làm cái việc được coi là “cởi áo cho người xem lưng” mà lại tốn tiền này. Ngoài ra, uy tín của đơn vị xếp hạng tín nhiệm cũng là vấn đề khiến nhiều người phải quan tâm.
Do đó, mặc dù đã có quy định bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn cần phải tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu rõ được lợi ích của việc xếp hạng tín nhiệm. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phát hành chủ động thực hiện đánh giá xếp hạng tín nhiệm, giúp thị trường minh bạch hơn, chuyên nghiệp hơn và dễ dàng phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Theo chia sẻ từ đại diện Bộ Tài chính, sẽ có thêm 3 đơn vị xếp hạng tín nhiệm được cấp phép trong thời gian tới giúp tăng cường tính minh bạch cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, với sự có mặt của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín ở Việt Nam sẽ góp phần tạo thêm niềm tin đối với việc phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm một cách hiệu quả trong tương lai.
Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành đã giúp củng cố tinh thần cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn nhưng còn dè dặt không dám phát hành thời gian qua. Các chuyên gia kỳ vọng, sau khi Nghị định 65 được ban hành sẽ tạo cú hích cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động trở lại, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, qua đó phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới.