meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nghề "độc lạ" tại Nhật Bản: Nhồi khách lên tàu điện ngầm

Thứ tư, 27/04/2022-17:04
Tàu điện ngầm vào giờ cao điểm tại Nhật Bản vẫn luôn đông đến nghẹt thở. Khi những chuyến tàu tưởng chừng như không còn đủ sức chứa thêm bất cứ một ai khác, các oshiya (nhân viên nhồi khách) tại nhà ga sẽ giúp những hành khách vẫn muốn lên tàu có thể tìm được chỗ trống

Theo Trí thức trẻ, ở Nhật Bản vào giờ cao điểm, những người phục vụ nhà ga được gọi là "người đẩy khách" hoặc là "oshiya" họ làm những việc kỳ lạ nhất trên thế giới. Họ sẽ cố đẩy số lượng lớn những hành khách không muốn bị muộn làm có thể lách vừa người và lên được những chuyến tàu mà họ mong muốn.

Những người thực hiện việc "đẩy khách" mang tên oshiya

Trên mỗi chuyến tàu đông đúc tại Nhật Bản vào giờ tan tầm đều cần sự hỗ trợ của các nhân viên nhà ga. Những nhân viên này được gọi là "oshiya" hay "pusher". Họ sẽ mặc đồng phục, đội mũ và đeo găng tay trắng. Nhiệm vụ chính là đẩy hành khách lên tàu sao cho khách không bị nguy hiểm và vẫn đảm bảo được lịch trình của đoàn tàu.

Hãy nhìn vào ga Shinjuku để hình dung, ga Shinjuku nằm ở Shinjuku và Shibuya ở Tokyo, Nhật Bản. Với trung bình mỗi ngày có khoảng 3,6 triệu người sử dụng nhà ga, Shinjuku hiện đã trở thành một trong những nhà ga bận rộn và đông đúc hành khách nhất trên thế giới. Số lượng này thậm chí sẽ còn tăng thêm nữa vào những ngày lễ khi các hoạt động giải trí và mua sắm thu hút thêm đông đảo những người tới từ các vùng ngoại ô và cả nước.

Nghề "độc lạ" tại Nhật Bản: Nhồi khách lên tàu điện ngầm - ảnh 1

Được biết, ga Shinjuku gồm có 5 nhà ga, mỗi ngày trong tuần có tới 1.595 chuyến tàu của tuyến đường sắt quốc gia đi qua. Shinjuku sử dụng tới 80 người đẩy khách mỗi ngày, 20 trong số nhân viên này là sinh viên đại học. Trên số đăng ký chính thức, họ được gọi là "rasshu awa kyaku atsukai yoin" hoặc "nhân viên phục vụ khách hàng giờ cao điểm".

Việc phân luồng giao thông vô cùng trật tự đến khó tin, đội người đẩy khách đã bao gồm cả nhân viên nhà ga và sinh viên đại học đã được thuê đặc biệt - sẽ sử dụng trọng lượng của cơ thể mình để "nhồi nhét" thêm hành khách vào những toa tàu đông đúc.

Mặc dù vậy, khi mỗi chuyến tàu đã trở nên quá chật chội và không còn đủ sức chứa nữa, những "oshiya" này sẽ chuyển sang chế độ "người kéo" và chỉ giữ lại những người hiện đang gây quá tải đối với chuyến tàu đó.

Nghề "độc lạ" tại Nhật Bản: Nhồi khách lên tàu điện ngầm - ảnh 2

Giám đốc nhà ga - Atsuji Baku đã giải thích rằng "người kéo" vô cùng quan trọng đối với những đám đông vì một vài hành khách cứng đầu có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tàu khi không chịu buông tay và để chuyến tàu được khởi hành.

Đám đông ở Shinjuku sẽ được hướng dẫn bằng loa phóng thanh. Họ xếp thành hàng đôi và chờ hành khách từ trên tàu bước xuống ga. Sau đó, họ sẽ di chuyển lên tàu và sẽ được hỗ trợ bằng những cú thúc đẩy từ những oshiya nếu cần.

Mặt trái của những chuyến tàu điện ngầm

Trong hoàn cảnh số lượng hành khách rất lớn bị chèn ép quá lâu, việc họ phải chịu đựng đau đớn là điều không thể tránh khỏi.

Những cơ thể bị ép chặt vào nhau tới mức hầu hết mọi người không thể cử động hay di chuyển nổi. Những người thấp bé có nguy cơ sẽ bị ngộp thở bởi lớp áo khoác của những hành khách khác. Vì quá đông, việc có thể xuống đúng ga cũng đòi hỏi sức mạnh lớn và sự quyết tâm của từng người. Nguy cơ hoả hoạn và kịp thời sơ tán trở thành những vấn đề đáng lo và nghiêm trọng.

Nghề "độc lạ" tại Nhật Bản: Nhồi khách lên tàu điện ngầm - ảnh 3

Vào năm 2012, nhiếp ảnh gia người Hong Kong - Michael Wolf đã tạo ra một bộ ảnh có tên là Tokyo Compression. Trong đó, anh đã chụp được những biểu hiện bực bội và đau đớn của những hành khách trên tàu khi khuôn mặt của họ bị đè lên cửa sổ. Những bức ảnh này cho thấy tình cảnh bên trong tàu điện ngầm khủng khiếp và gây xấu hổ như thế nào.

Nghề "độc lạ" tại Nhật Bản: Nhồi khách lên tàu điện ngầm - ảnh 4

Mặc dù hiện tại "oshiya" là một hiện tượng của Nhật Bản, nhưng người đẩy khách ở ga tàu điện ngầm là một phát minh của người Mỹ và bắt nguồn từ thành phố New York vào gần một thế kỷ trước.

Họ không được người đi tàu yêu thích cho lắm vì nổi tiếng hay xô đẩy hành khách với thái độ thù địch và mạnh bạo. Sự thô bạo mà những người này thường làm khi thực hiện công việc này đã khiến họ mang biệt danh là "những người đóng gói cá mòi".

Vấn đề thường xuyên xảy ra trên tàu đó là sau một quá trình vật lộn chen chúc nhau để lên xuống tàu, nhiều người sẽ gặp tình trạng để quên đồ cá nhân.

Nghề "độc lạ" tại Nhật Bản: Nhồi khách lên tàu điện ngầm - ảnh 5

Hàng đống giày dép, đồng hồ, ví, túi xách, ghim cà vạt sách đã được tìm thấy trong nhà ga Shinjuku, cho thấy hậu quả khốc liệt sau những lần chen lấn đầy vất vả của mọi người trên tàu.

Đôi khi chủ sở hữu vội vàng quay lại để tìm đồ, nhưng phần lớn giày phụ nữ không bao giờ có cơ hội tìm lại được. Một người ở nhà ga chia sẻ rằng: "Tôi thực sự tự hỏi có bao nhiêu cô gái trong số đó xoay xở để đi làm khi chỉ có một chiếc giày".

Những nguyên tắc đặc biệt của nghề "oshiya"

Cũng như nhiều nghề khác, oshiya cũng có những kỹ năng và nguyên tắc rõ ràng. Điều thứ nhất chính là buộc phải đeo găng tay trắng để hành khách có thể nhìn thấy và phân biệt được.

Nghề "độc lạ" tại Nhật Bản: Nhồi khách lên tàu điện ngầm - ảnh 6

Nguyên tắc tiếp theo đó là khi nhân viên này thực hiện việc đẩy người luôn được yêu cầu phải đẩy bằng cả hai tay để lực đẩy được cân bằng hơn.

Nguyên tắc luật bất thành văn thứ ba, chính là oshiya cần phải tránh việc động chạm hành khách, chỉ được chạm vào vai hoặc lưng của khách.

Cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất đó chính là các oshiya phải luôn hết sức cẩn trọng việc bị đẩy lên tàu do quá trình chen lấn bị các hành khách khác xô đẩy. Ngoài ra, nếu như trong quá trình đẩy vẫn còn sót hành khách chưa lên tàu, các oshiya phải ra hiệu rằng mình chưa xong và tàu sẽ đợi thêm cho tới khi ổn định thì mới lăn bánh.

Hiện nay, nhiều cảnh tượng chỉ còn thấy trong giờ cao điểm, số lượng hệ thống tàu đã được tăng lên khiến tình trạng nhồi nhét không còn xảy ra nhiều nữa.

Theo: Trí thức trẻ
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

12 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

12 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

12 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

12 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước