meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sân vườn Nhật Bản – Nghệ thuật thiết kế đến từ ngoại thất nhà ở

Thứ sáu, 18/06/2021-17:06

Sân vườn Nhật Bản là một loại nghệ thuật đến từ việc trang trí nhà ở. Lối sống xanh, đơn giản của người Nhật được nhiều nước trên thế giới quan tâm và học hỏi trong đó có Việt Nam. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về loại hình trang trí ngoại thất này của người Nhật. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Tầm quan trọng của tiểu cảnh sân vườn

Tiểu cảnh sân vườn được xem là một mô hình thu nhỏ của thiên nhiên. Người chơi tiểu cảnh hoặc các kiến trúc sư tạo nên chúng từ các yếu tố: đất, nước, đá, cây và không gian để tạo nên một cảnh vật thu nhỏ tồn tại sự sống.

 Ảnh 1: Tiểu cảnh sân vườn làm không gian nhà ở thêm sinh động
Ảnh 1: Tiểu cảnh sân vườn làm không gian nhà ở thêm sinh động

Các yếu tố này khi kết hợp với nhau một cách hài hòa sẽ tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mang tính tự nhiên, gần gũi. Ngoài ra chúng có thể mang những thông điệp, nội dung rõ ràng. Tầm quan trọng của tiểu cảnh sân vườn được thể hiện trong các nội dung sau:

Tăng tính thẩm mỹ

Tiểu cảnh bày trí trong một khuôn viên nhất định sẽ tăng tính nghệ thuật cho sân vườn, cho ngôi nhà đó. Tiểu cảnh sân vườn giúp tạo thêm những màu sắc tươi mát, những hình ảnh đẹp để tạo điểm nhấn cho không gian sống. Khách đến thăm nhà thường bị thu hút bởi sự mới lạ và đặc biệt của nghệ thuật này

Tạo không gian thư giãn thoải mái

Tiểu cảnh sân vườn giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn. Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, chúng ta quá bận rộn với công việc hàng ngày, hàng ngày phải đối mặt với các công trình bê tông hóa, xu hướng tìm về với thiên nhiên ngày càng tăng cao.

Với các tiểu cảnh sân vườn con người muốn được hòa mình với thiên nhiên để tìm cảm giác bình yên trong cuộc sống, quên những mệt mỏi hàng ngày. Đôi khi việc thưởng ngoạn những cảnh đẹp còn giúp kích thích não bộ sáng tạo, đầu óc được thư giãn và minh mẫn hơn.

Thu hút nguồn năng lượng tốt cho gia chủ

Đối với quan niệm về phong thủy của người Việt Nam, tiểu cảnh còn mang ý nghĩa riêng gia chủ bày tỏ mong muốn của mình về tài lộc, sức khỏe, may mắn. Yếu tố nước được xem là tượng trưng cho tiền tài, thu hút nguồn năng lượng tốt. Các núi đá hội tụ tinh khí của đất trời. Khi những yếu tố này được bố trí hợp lý chúng sẽ giúp hỗ trợ gia đình phát tài phát lộc.

Tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản thường bao gồm các yếu tố tiểu cảnh như: hồ nước, đá, cây, cát, tre, hoa lá… Ngoài ra bạn thấy những vật trang trí phổ biến như cây cầu đỏ, bàn uống trà, đèn đá. Kiến trúc sân vườn Nhật Bản giúp tạo nên khung cảnh tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên từ đó mang đến sự tinh tế trong không gian nhà ở.

Có thể bạn quan tâm: Kinh Ngạc 8 Đại Kỵ Thiết Kế Ban Công Khiến Sát Khí Đầy Nhà

Phong cách thiết kế sân vườn kiểu Nhật Bản

Với phong cách thiết kế đậm chất Á cùng đường nét kiến trúc đơn giản, hài hòa, thiết kế sân vườn kiểu Nhật là một trong những phong cách kiến trúc  đặc trưng sự ấn tượng. Một số kiểu sân vườn đặc trưng nhất trong nghệ thuật sân vườn Nhật Bản:

Sân vườn Karesansui

  • Thời kỳ xuất hiện: Tiểu cảnh sân vườn Karesansui xuất hiện từ thời Muromachi (1392-1568)
  • Nguồn gốc: Mẫu sân vườn Karesansui là loại sân vườn đá, sân vườn khô, hay còn gọi là sân vườn thiền định (Zen garden). Sân vườn chịu ảnh hưởng của Phật giáo thiền phái, và được sử dụng trong các ngôi đền Nhật Bản. Là phong cách duy nhất chỉ có ở Nhật, nên cũng có nơi gọi là vườn Thiền.
  • Đặc trưng nổi bật:

Trong kiểu thiết kế này, vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả theo quan niệm trừu tượng bằng cách sử dụng đá, cát, sỏi và những miếng rêu. Rất ít cây cỏ, thậm chí có nơi không hề có. Khu vườn được thiết kế trông như những hòn đảo hay ngọn núi và hoàn toàn không có nước.

 Ảnh 2: Mẫu sân vườn Karesansui
Ảnh 2: Mẫu sân vườn Karesansui

Cát trắng trong tiểu cảnh được cào thành những vòng tròn gợn sóng xung quanh những hòn đá – tượng trưng cho những hòn đảo và núi non của Nhật Bản. Tiểu cảnh khu vườn này luôn được thay đổi theo một thời gian nhất định theo ý của chủ nhân ngôi nhà.. Trong thiết kế sân vườn Karesansui, việc sắp đặt đá (stone) là quan trọng.

Karesansui tập trung nhấn mạnh vào một không gian trống trải, tạo ra một vẻ đẹp tĩnh tại mà huyền bí, nên các chùa chiền, miếu mạo theo Thiền phái mới sử dụng nó. Theo kiểu thiết kế của Karesansui thì cách tốt nhất để ngắm khu vườn chính là khi bạn ngồi một mình, và theo đúng tư thế trang trọng nhất của Thiền phái.

Sân vườn Chaniwa

  • Thời kỳ xuất hiện: Chaniwa là khu vườn được thiết kế để dành cho những nơi có tổ chức Chanoyu. Xuất hiện từ thế kỷ 14
  • Nguồn gốc: Chaniwa (茶庭), được ghép từ chữ Trà (Cha – ) và chữ Viên (Niwa – ), dịch nghĩa ra sẽ là Vườn Trà. Khu vườn có liên hệ mật thiết với Trà Đạo. Khi tham gia vào nghi lễ thưởng trà (Chanoyu) của người Nhật, bạn sẽ phải vào Trà thất (Chashitsu), và Trà thất thì lại nằm trong Chaniwa
  • Đặc trưng nổi bật:

Khu vườn đơn thuần chỉ là những bụi hoa hoặc cây nhỏ xanh mướt. Khu vườn cũng bao gồm những lối đi hẹp được lát những bậc đá để đến khu vực Trà thất. Con đường này gọi là nobedan, và những bậc đá đó được gọi là tobi-ishi, hoặc nori-no-ishi.

 Ảnh 3: Mẫu sân vườn Chaniwa
Ảnh 3: Mẫu sân vườn Chaniwa

Một nghi thức bắt buộc dành cho khách thưởng trà trước khi bước vào Trà thất, đó chính là phải thanh tẩy cơ thể. Nơi để thanh tẩy chính là bể nước bằng đá tsukubai. Tất nhiên không phải ra tsukubai đứng dội nước xối xả lên người, đây là bể nước lộ thiên, mà chỉ rửa tay thôi (nếu ko đi tất đi giày mà đi dép thì cũng phải rửa cả chân).

Vì tsukubai là một bể nước thấp, nên khách phải cúi người thậm chí là quỳ xuống để rửa tay. Như thế để chứng tỏ sự khiêm tốn và nhún nhường của mình khi thưởng trà. Còn có một loại bể khác cao hơn, gọi là chozubachi, những loại này chỉ có ở ngoài đền thờ miếu mạo mà thôi.

Sân vườn Tsukiyama

  • Thời kỳ xuất hiện: Không rõ
  • Nguồn gốc: nghĩa là “hòn non bộ”, được dựng lên với yếu tố chủ đạo là những ngọn núi nhân tạo, do đó nó còn được gọi là Vườn Đồi.
  • Đặc trưng nổi bật:

Vườn Đồi được thiết kế để tạo ấn tượng về một vùng đất rộng lớn. Tuy nhiên tiểu cảnh khu vườn như thế này thực sự không lớn lắm, thậm chí là nhỏ. Đặc trưng của khu vườn kiểu này là những ngọn đồi, dòng suối, con thác nhỏ, những ao hồ trong veo, bên cạnh là cây cầu bắc ngang, điểm xuyết vào đó những bụi cây xanh tươi hay những bông hoa khoe sắc.

 Ảnh 4: Ảnh mẫu sân vườn Tsukiyama
Ảnh 4: Ảnh mẫu sân vườn Tsukiyama

Có một cây đặc biệt được trồng ở trên trước mặt ngọn đồi, đóng vai trò trung tâm của khu vườn – gọi là Shuboku (cây chủ), và cây đó có thể là cây thông (matsu) hoặc cây sồi. Với những hòn đá xếp dưới chân cầu với ý nghĩa tương trợ và tượng trưng cho sức mạnh.

Không chỉ có cây cỏ, non nước, một số Vườn Đồi còn có cả rùa và hạc, được xếp ở 2 hòn đảo riêng biệt. Theo thần thoại Trung Hoa và Nhật Bản, rùa và hạc là 2 linh vật biểu trưng cho sự trường thọ và cuộc sống hạnh phúc. Nếu 2 linh vật ấy đứng cùng nhau trong khu vườn thiên nhiên ấy, thì chúng sẽ mang lại hạnh phúc và sự trường sinh cho gia chủ.

Nghệ thuật tạo nên sân vườn phong cách Nhật Bản

Với giá trị truyền thống lâu đời, đến nay phong cách sân vườn Nhật Bản được ưa chuộng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chính bởi sự giản dị nhưng đầy tỉ mỉ của của khu vườn. Để sở hữu một khu vườn mang phong cách Nhật Bản đó không phải là một điều đơn giản. Nó không dừng lại là một tiểu cảnh đơn thuần mà mang trong mình giá trị nghệ thuật to lớn.

Đá

Đá là nhân tố không thể thiếu trong việc xây dựng tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản. Đá có nhiều loại và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong tiểu cảnh Nhât, đá giúp phân chia khu vực thành nhiều không gian riêng tư. Đá trong tiểu cảnh càng tự nhiên thì càng tạo cảm giác gần gũi và mang lại giá trị cho khu vườn Nhật Bản.

 Ảnh 5 : Đá đóng vai trò quan trọng trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản
Ảnh 5 : Đá đóng vai trò quan trọng trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản

Phổ biến nhất thường thấy là sử dụng các loại đá để lát tạo lối đi và phủ xung quanh hồ cá. Một số loại đá cỡ nhỏ, sỏi trắng được dùng trong các tiểu cảnh khô (Karesansui) mang ý nghĩa tượng trưng cho sông nước.

Cây

Đối với sân vườn, tiểu cảnh mang phong cách Nhật Bản cây trồng được chọn lựa khá kỹ. Việc lựa chọn cây còn nhằm mục đích định dạng kích thước, hình dáng và ý nghĩa của từng loại cây. Khu vườn càng nhỏ thì yêu cầu về các chi tiết càng chặt chẽ. Tiểu cảnh Nhật thường sử dụng những loại cây xanh quanh năm và mang hàm ý cầu mong sự tốt lành.

 Ảnh 6: Cây tạo cảnh quan xanh trong lành cho tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản đẹp
Ảnh 6: Cây tạo cảnh quan xanh trong lành cho tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản đẹp
  • Pines (Pinus)- Cây thông

Cây thông là loài cây tượng trưng cho tuổi thọ kéo dài và sự trường tồn. Trong bố trí tiểu cảnh sân vườn đây là loại cây không thể thiếu. Hai loài cây phổ biến sử dụng để trang trí cho tiểu cảnh Nhật Bản:

Pinus Thunbergii (Thông đen): Có nguồn gốc từ các vùng ven biển.

Pinus Densiflora (Thông đỏ): Có nguồn gốc ở vùng núi.  

Để phân biệt 2 loại thông này chỉ cần nhìn vào màu sắc của vỏ cây, tính phân nhánh của cành và bản lá. Chọn được đúng loại cây phù hợp với sân vườn sẽ là điều tuyệt vời để không gian có sức hút mãnh liệt.

  • Prunus – Cây rụng lá 

Cây rụng lá theo mùa thường thấy trong những thiết kế sân vườn Nhật Bản là: anh đào, mận, mơ. Các loại cây này nở hoa vào mùa xuân, mùa thu thay lá, 4 mùa đều tạo cảnh quan đẹp mắt. Ở Việt Nam thì cũng có giống cây hoa đào gần giống với cây hoa anh đào ở Nhật. Vì vậy, nhiều gia chủ cũng ưa dùng trang trí và trồng cây đào trong sân vườn.

  •  Acer palmatum – Cây phong

Cũng là một loại cây rụng lá rất được ưa chuộng và nhận được một sự tôn kính từ người Nhật. Lá của loại cây này rất đặc biệt, chúng có thể thay đổi màu sắc theo mùa. Chúng được sử dụng trong các khu vườn kiểu Nhật tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Và cây phong Nhật Bản có khả năng phát triển tốt trong môi trường khí hậu Tây Bắc Thái Bình Dương.

Đất

Đất là nền tảng tạo nên tiểu cảnh tuy nhiên trong tiểu cảnh đất thường bị che phủ bởi các thảm thực vật, sỏi hay đá. Ngoài ra trong tiểu cảnh người Nhật, đất có thể sử dụng để tạo nên các ngọn đồi cao hoặc thoải, làm biểu tượng của núi non sau đó che phủ bằng các loại vật chất khác.

 Ảnh 7: Đất trong tiểu cảnh Nhật thường bị che phủ bởi sỏi và thảm thực vật
Ảnh 7: Đất trong tiểu cảnh Nhật thường bị che phủ bởi sỏi và thảm thực vật

Lối đi

Những hình ảnh về lối đi bằng đá giữa thảm cỏ là một nét đặc trưng khá dễ nhận ra ở phong cách sân vườn Nhật Bản. Những lối đi uốn lượn bước trên từng hòn đá dẫn lối đến một không gian khác yên tĩnh và thư thái hơn.

 Ảnh 8: Lối đi thiết kế tỉ mỉ trong kiến trúc sân vườn
Ảnh 8: Lối đi thiết kế tỉ mỉ trong kiến trúc sân vườn

Hàng rào 

Hàng rào tre là loại hàng rào phổ biến trong xây dựng tiểu cảnh Nhật Bản. Hàng rào còn có tên gọi Yotsume-gaki phổ biến vì đơn giản dễ thi công cũng như giá cả rất thấp.

Hàng rào tre ở Nhật nhìn chung được phân làm 2 loại chính: các hàng rào cao, dùng để phân chia khu vực rõ ràng, mang tính riêng tư cao, các hàng rào thấp chủ yếu dùng để phân chia không gian và dẫn lối người đi.

 Ảnh 9: Hàng rào tre không thể thiếu trong trang trí tiểu cảnh
Ảnh 9: Hàng rào tre không thể thiếu trong trang trí tiểu cảnh

Cây tre và cây họ tre có thể tồn tại trong nhiều năm ở ngoài trời với việc bảo dưỡng thích hợp. Hàng rào tre cũng có tuổi như gỗ, nó cuối cùng sẽ trở nên nhẹ hơn và biến màu xám. Hàng rào bao quanh hoặc phân chia khu vườn, lối đi hoặc tường thành mang tính trang trí, hoặc để xác định không gian. 

Trang trí 

Trong thiết kế và xây dựng tiểu cảnh Nhật Bản không thể bỏ qua các các vật dụng trang trí đầy ý nghĩa như đèn đá, bồn rửa tay hay các bức tượng có kích thước nhỏ to khác nhau. Chúng làm cho cảnh quan tiểu cảnh thêm phần sinh động và đẹp mắt hơn.

 Ảnh 10: Bồn rửa tay, đèn đá là các vật trang trí không thể thiếu trong tiểu cảnh Nhật Bản
Ảnh 10: Bồn rửa tay, đèn đá là các vật trang trí không thể thiếu trong tiểu cảnh Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm: Top 16 mẫu tiểu cảnh sân vườn đẹp, độc đáo nhất 2021

Những lưu ý khi thiết kế sân vườn Nhật Bản

Bất kỳ khi thiết kế một cảnh quan nào cũng cần chú ý đến những nguyên tắc riêng. Thiết kế sân vườn Nhật Bả có khá nhiều nguyên tắc, tuy nhiên dưới đây là các đặc điểm quan trọng như sau:

Tỉ lệ thu nhỏ

Căn cứ vào diện tích của khu vườn để chúng ra có thể đưa các vật trang trí có kích thước phù hợp vào. Tỉ lệ xây dựng tiểu cảnh cần cân đối và hợp lý để người quan sát có thể dễ dàng hình dung và tưởng tượng cảnh vật. Ví dụ như với cảnh đồi núi, sông hồ, sẽ được thu nhỏ bằng cách sử dụng các yếu tố đá, cát và sỏi, cây xanh và hồ nước.

 Ảnh 11: Các chi tiết đưa vào tiểu cảnh cần đảm bảo theo tỷ lện nhất định
Ảnh 11: Các chi tiết đưa vào tiểu cảnh cần đảm bảo theo tỷ lện nhất định

Sự bất đối xứng

Không có bất kỳ một quy luật hay số liệu chung dành cho tiểu cảnh. Tất cả các thành phần và yếu tố trong sân vườn đều được sắp xếp bất đối xứng, đôi khi là ngẫu nhiên có chủ đích. Đặc biệt, không có yếu tố đơn lẻ nào chiếm ưu thế hoặc quá nổi bật trong tổng thể.

Thông điệp biểu tượng

Mỗi thông điệp mà người nghệ nhân thiết kế tiểu cảnh muốn truyền tải sẽ dựa vào các chi tiết đưa vào khuôn viên. Từ những vật liệu sử dụng đơn giản là cát, đá, sỏi và nước nhưng khi được biến đổi tạo hình, nhưng thực tế chúng mang hình ảnh của những điều to lớn hơn. Chẳng hạn, hình ảnh của cát, sỏi trắng khi được cào lên có thể liên tưởng đến những con sông. Hay những tảng đá, khối đá có thể tượng trưng cho một quả núi hay một hòn đảo.

Yếu tố khác

  • Yếu tố tương phản: tạo sự khác biệt rõ nét giữa các yếu tố
  • Đường thẳng: Tạo nên sự yên bình
  • Đường cong: làm mềm các hiệu ứng
  • Yếu tố mở: cho thấy sự tương tác giữa các yếu tố

Mẫu tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản được ưa chuộng

Thiết kế sân vườn tiểu cảnh Nhật Bản đang là một trong những xu hướng thịnh hành được nhiều gia chủ lựa chọn. Với những đặc trưng về lối thiết kế, nét văn hóa, ý nghĩa phong thủy... những không gian tiểu cảnh kiểu nhật thật sự là điểm nhấn độc đáo cho căn nhà thêm cuốn hút.

Dưới đây là một số mẫu tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản được yêu thích nhất hiện nay:

 Ảnh 12 : Thác nước theo phong cách Tsukiyama tái hiện lại tự nhiên một cách chận thật nhất dành cho các khuôn viên lớn.
Ảnh 12 : Thác nước theo phong cách Tsukiyama tái hiện lại tự nhiên một cách chận thật nhất dành cho các khuôn viên lớn.
 Ảnh 13: Tiểu cảnh chú trọng xây dựng vườn cây và thảm thực vật xanh, dù đứng ở đâu vẫn có thể bao quát cả khu vườn.
Ảnh 13: Tiểu cảnh chú trọng xây dựng vườn cây và thảm thực vật xanh, dù đứng ở đâu vẫn có thể bao quát cả khu vườn.
 Ảnh 14: Tiểu cảnh này là sự kết hợp hài hòa giữa cây xanh, đá và nước mang lại cảnh quan yên bình
Ảnh 14: Tiểu cảnh này là sự kết hợp hài hòa giữa cây xanh, đá và nước mang lại cảnh quan yên bình
 Ảnh 15: Một góc tiểu cảnh vườn trà, nơi có lỗi đi lát bằng loại đá to vừa phải
Ảnh 15: Một góc tiểu cảnh vườn trà, nơi có lỗi đi lát bằng loại đá to vừa phải
 Ảnh 16: Đây là tiểu cảnh kết hợp khéo lép giữa đất, dòng suối cùng những bụi cây.
Ảnh 16: Đây là tiểu cảnh kết hợp khéo lép giữa đất, dòng suối cùng những bụi cây.
 Ảnh 17: Tiểu cảnh này thể hiện một góc sân của vườn Karesansui yên tĩnh
Ảnh 17: Tiểu cảnh này thể hiện một góc sân của vườn Karesansui yên tĩnh
 Ảnh 18: Đây là tiểu cảnh gây ấn tượng bởi đường đi được lát sỏi và những bậc gỗ kết hợp cùng thảm thực vật xanh đa dạng
Ảnh 18: Đây là tiểu cảnh gây ấn tượng bởi đường đi được lát sỏi và những bậc gỗ kết hợp cùng thảm thực vật xanh đa dạng
 Ảnh 19: Sân vườn Nhật Bản rộng lớn như một bức tranh thủy mặc kết hợp giữa hồ nước, nhà thủy tạ, cây xanh và đá.
Ảnh 19: Sân vườn Nhật Bản rộng lớn như một bức tranh thủy mặc kết hợp giữa hồ nước, nhà thủy tạ, cây xanh và đá.
 Ảnh 20: Một góc sân vườn phong cách Nhật Bản với các vật trang trí từ đá đơn giản nhưng độc đáo
Ảnh 20: Một góc sân vườn phong cách Nhật Bản với các vật trang trí từ đá đơn giản nhưng độc đáo
 Ảnh 21: Tiểu cảnh không chỉ thích hợp với những ngôi nhà có diện tích rộng mà hiện nay còn được trang trí cho những văn phòng có không gian mở. Đây là một dạng sân vườn Nhật Bản hiện đại.
Ảnh 21: Tiểu cảnh không chỉ thích hợp với những ngôi nhà có diện tích rộng mà hiện nay còn được trang trí cho những văn phòng có không gian mở. Đây là một dạng sân vườn Nhật Bản hiện đại.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản đang được quan tâm nhất hiện nay. Với những người nghệ nhân thiết kế tiểu cảnh, khu vườn là sự mô tả thiên nhiên một cách chính xác nhất và cũng thể hiện được lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ chọn được tiểu cảnh sân vườn ưng ý và phù hợp nhất cho ngôi nhà mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước