Sau 43 năm, món ăn vặt nổi tiếng nhất Nhật Bản lần đầu tăng giá
BÀI LIÊN QUAN
Bỏ túi triết lý đầu tư thành công của tỷ phú quản lý ngân hàng lớn nhất nước Mỹ: Không kiếm tiền bằng cảm tínhChủ đầu tư nhận những chính sách bất lợi để “cứu” thị trường văn phòng sau đại dịch Covid - 19Nhà đầu tư cần tỉnh táo với những chiêu trò "treo đầu dê bán thịt chó" của môi giới bất động sảnTheo thông tin cho biết công ty Yaoki Corp sẽ tăng giá bán phồng ngô Umaibo thêm 2 yen/gói (0,02 USD/gói) với mức giá cuối cùng là 12 yen/gói kể từ tháng sau do chi phí sản xuất tăng cao. Được biết đây là lần đầu tiên món ăn vặt quốc dân này tăng giá kể từ khi xuất hiện trên thị trường từ năm 1979.
Đây được xem là một lời nhắc nhở với Nhật Bản rằng, ngay sau nhiều thập niên giảm phát nền kinh tế vẫn không tránh khỏi tình trạng chi phí hàng hoá và vận tải tăng mạnh. Trước tình hình giá cả đang có xu hướng leo thang ở các quốc gia phương Tây, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn khá e dè trong việc tăng giá thành sản phẩm với tâm lý sợ mất đi nguồn khách trung thành.
Bà Noriko Eda - 59 tuổi với công việc nội trợ, cho biết việc món ăn vặt Umaibo tăng giá thêm 2 yen cho một gói là một điều vô cùng lạ khi món ăn này vẫn giữ nguyên giá thành trong suốt hơn 40 năm nay.
Giống món bánh phồng phô mai, nhưng Umaibo - phồng ngô có hình dạng hình trụ với 15 hương vị tất cả, từ phô mai tới trứng cá tuyết tẩm gia vị, trong đó loại truyền thống là súp ngô kem được bán chạy và được nhiều lứa tuổi yêu thích nhất.
Ước tính đã có tới 700 triệu que giòn Umaibo được bán ra mỗi năm, tính cả bịch lớn lẫn nhỏ. Với mức giá rẻ này đã khiến những que snack Umaibo này trở thành món ăn vặt được ưa chuộng nhất của trẻ em Nhật Bản và cả những người lớn vì được coi như biểu tượng của tuổi thơ, gợi lại trong họ ký ức về những cửa hàng bán bánh kẹo nhỏ trong những con phố.
Bên cạnh việc chi phí sản xuất bị tăng cao, các doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn và sức ép tới từ đồng yen khiến chi phí nhập khẩu cũng bị kéo lên theo. Ngày trước, các công ty và nhà sản xuất thực phẩm trường tránh việc tăng giá do chi phí nguyên liệu tăng, thay vào đó họ chọn cách giảm gói hàng - xu hướng này có tên gọi là "shrinkflation" (các mặt hàng bị thu nhỏ lại về kích thước hoặc trọng lượng, hoặc thay đổi công thức và giảm chất lượng nhưng giá thành vẫn được giữ nguyên hoặc tăng nhẹ). Biện pháp này đã được hãng Yaokin thực hiện trên sản phẩm snack Umaibo của mình lần cuối cùng vào năm 2007.
Người phụ trách mua đồ ăn nhẹ tại cửa hàng đồ ăn nhanh Kawahara Shoten tại Tokyo - Takeshi Nemoto cho biết rằng các doanh nghiệp và nhà sản xuất khác có thể sẽ có động thái tương tự khi giá chi phí tăng cao hơn.
Umaibo dịch nghĩa tiếng Việt là bánh que ngon. Món ăn này vô cùng nổi tiếng tại xứ sở hoa anh đào, nhất là với trẻ em. Theo tờ Mainichi cho biết, hàng năm có tới 700 triệu que Umaibo đã được bán ra. Được biết, loại bánh này có nguồn gốc được lấy ý tưởng theo món bánh quy tôm mà ông bà của Masahiko Sumiya - người kế thừa công ty Yaokin đã từng làm ra để buôn bán cùng với rau và trái cây. Trải qua 43 kinh doanh, hiện hãng Yaokin đã tạo ra tới 19 loại hương vị của Umaibo, trong đó mỗi khu vực lại có những phiên bản giới hạn riêng.