meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ đầu tư nhận những chính sách bất lợi để “cứu” thị trường văn phòng sau đại dịch Covid - 19

Thứ ba, 08/03/2022-15:03
Đến hiện tại, thị trường văn phòng toàn cầu vẫn đang gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng sau đợt dịch bệnh Covid - 19. Cụ thể là các doanh nghiệp đang chuyển đổi mô hình làm việc trực tiếp sang làm việc từ xa để cắt giảm chi phí. Vì vậy, các chủ đầu tư tại phân khúc này liên tục phải đưa ra những chính sách ưu đãi lớn để thu hút và giữ chân khách thuê. 

Thị trường bất động sản nói chung đã ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực khi các quốc gia đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh Covid - 19. Tuy nhiên, tại thị trường văn phòng toàn cầu vẫn phải gánh chịu những hậu quả "khó nhằn" trong thời gian này. Khó khăn đặt lên cho các lãnh đạo điều hành là phải "vật lộn" để giải thích cho các cổ đông về việc 50 - 60% văn phòng mà họ sở hữu đang bị bỏ trống. Dù đã cố gắng giảm thiểu chi phí, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng các doanh nghiệp vẫn nhận về hiệu suất kinh doanh và giá trị văn phòng đang thấp hơn nhiều so với kế hoạch. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Theo Cushman & Wakefield, tại thị trường Tokyo đang ghi nhận mức tỷ lệ bỏ trống các văn phòng trên 8%, tăng 6% so với năm 2019. Tại các thành phố ở Ấn độ, số lượng hoàn thiện hợp đồng thuê mới giảm 39% trong năm 2021. Với các văn phòng ở khu trung tâm của Toronto, Canada thì con số này là 47%. Diện tích văn phòng tại London đang có xu hướng giảm đi hàng triệu feet vuông trong năm 2021 vì nhiều dự án bị tạm dừng triển khai. 

Tại báo cáo thường niên của CBRE về đầu tư bất động sản ở Châu Á đã nêu rõ vai trò của nhà ở và bất động sản công nghiệp như kho bãi và nhà xưởng. Đối với phân khúc bất động sản văn phòng dường như đang mất dần sức hút đối với các nhà đầu tư. Còn theo báo cáo toàn cầu của Deloitte: “Nhiều chủ đầu tư văn phòng đang nỗ lực đổi mới để tối đa hóa giá trị bất động sản như trang bị thêm nhiều tiện ích và chuyển đổi công năng”.

Trên thị trường Mỹ, sự chênh lệch giữa nguồn cung nhà ở và tỷ lệ trống văn phòng là rất lớn. Công ty dữ liệu bất động sản RentCafe dự báo, trong năm 2022 sẽ diễn ra sự chuyển đổi thành nhà ở của hàng chục nghìn văn phòng tại Mỹ. London cũng mới công bố kế hoạch tạo ra 1.500 nơi ở mới bằng việc chuyển đổi công năng của các văn phòng, nhà hàng, quán cà phê. Còn tại Berlin, Durban, Hong Kong, Sydney hay một vài thành phố khác cũng đang diễn ra tình trạng tương tự. Tuy diện tích chuyển đổi không lớn nhưng xu hướng này nếu tiếp tục sẽ phản ánh những triển vọng xấu cho thị trường văn phòng.

Các cuộc khảo sát mới đây cho thấy, ngay khi Covid - 19 được kiểm soát, một số người rất háo hức tới văn phòng làm việc trực tiếp. Tuy nhiên lại có nhiều người, nhất là nhân sự trẻ lại muốn làm việc linh hoạt về thời gian và vị trí. Trước xu hướng này, nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp nên phân chia hợp lý từng bộ phận theo từng mô hình làm việc cụ thể để cho ra năng suất cao nhất. Tuy nhiên, áp dụng thực tế thì cách làm này có thể tạo ra viễn cảnh xấu hơn cho thị trường và chủ sở hữu văn phòng. 

Trong hai năm qua, hiệu suất hoạt động luôn trong trạng thái kém khiến các chủ sở hữu văn phòng phải chấp nhận đưa thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng bao gồm giảm tiền thuê, miễn phí dịch vụ bãi đậu xe, hỗ trợ cải tạo không gian,... Trong khi đó, việc lãi suất tăng lại dẫn tới chi phí vốn của chủ sở hữu cũng tăng lên nhanh. Họ phải chi trả các chi phí về bảo trì, tiếp thị , bán hàng, lắp đặt thêm các thiết bị và đầu tư công nghệ,... nhằm bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và tính bền vững. 

Các các quỹ đầu tư như tín thác đầu tư bất động sản (REIT) đã hạn chế tối đa rủi ro bằng cách phân bổ vốn vào các văn phòng tại nhiều thành phố trên thuộc những quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, có lẽ thị trường văn phòng toàn cầu vẫn sẽ gặp nhiều trở ngại và khó có thể hồi phục trong thời gian ngắn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước