Ngành xuất khẩu Việt Nam liệu có thực sự hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại?
BÀI LIÊN QUAN
Một năm bứt phá của xuất khẩu trực tuyến: 10 triệu sản phẩm Made in Vietnam được bán trên AmazonXuất khẩu rau quả và thủy sản Việt Nam tới EU vẫn còn khiêm tốnXuất khẩu thủy sản năm 2022 đạt kỷ lục 11 tỷ USDTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê đã phân tích về ảnh hưởng của việc Trung Quốc mở cửa trở lại với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam năm 2023.
Trong năm 2022, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất nước ta với 119 tỷ USD. Đó cũng là thị trường Việt nhập siêu lớn nhất khoảng 61 tỷ USD.
Sản phẩm mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ là loại cơ bản như nông sản, còn lại là nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu.
Xuất khẩu dự báo sẽ hồi phục trong nửa cuối năm 2023 nhờ những tín hiệu tích cực từ Trung Quốc và Mỹ
Theo Mirae Asset, ngành sản xuất của Việt Nam đón tin vui khi Trung Quốc mở cửa trở lại cùng với tâm lý tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính được cải thiện.Xuất khẩu cà phê vừa trải qua một năm bùng nổ, liệu năm 2023 có tiếp tục thuận lợi?
Năm vừa qua là một năm “bùng nổ” của ngành cà phê Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng tới 32% so với năm 2021. Thế nhưng, dự báo doanh số xuất khẩu năm 2023 sẽ chậm lại vì nguồn cung không nhiều như trước. Bên cạnh đó, cung cầu thế giới chuyển sang dư thừa nên giá cà phê có xu hướng giảm.Kim ngạch xuất khẩu gạo dự kiến đạt đỉnh 10 năm, năm 2023 còn tiếp tục thuận lợi?
Trong năm 2022, gạo Việt không chỉ đảm bảo lương thực cho thị trường gần 100 triệu dân mà còn xuất khẩu với số lượng lớn, mang về doanh thu lên đến hàng tỷ USD. Dự báo của VFA cho thấy, năm 2023 xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục thuận lợi. Trong ngắn hạn, những bất ổn về kinh tế và chính trị trên toàn cầu sẽ khiến du cầu dự trữ lương thực tăng lên, giá gạo trong ngắn hạn vì thế vẫn sẽ duy trì ở mức cao.Ông Lâm cho biết nếu chúng ta nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, còn Mỹ và EU không có nhu cầu về hàng may mặc, dệt da, và các mặt hàng khác thì liệu nước ta có xuất khẩu thuận lợi không. Ông đặt ra câu hỏi rằng việc mở cửa trở lại của Trung Quốc có thực sự đem tới làn gió mới cho kinh tế Việt Nam không?
Bên cạnh đó, ông Lâm cũng đưa ra cảnh báo về chất lượng vốn FDI. Giải ngân vốn FDI trong năm 2022 đạt 22,4 tỷ USD dù vốn đăng ký sụt giảm tuy nhiên giải ngân cao nhất trong nửa thập kỷ qua. Trên thực tế, đó là câu chuyện giải ngân của những thời kỳ trước.
Vốn đăng ký từ năm nay trở đi có thể sẽ giảm theo xu hướng chung. Giải ngân của FDI trong giai đoạn 2024-2025 cũng sụt giảm, không tăng mạnh như năm 2023.
Ông Lâm cảnh báo rằng FDI dù quan trọng với nền kinh tế Việt Nam nhưng mặt trái lại là một số nước, vùng lãnh thổ tận dụng FTA của nước ta ký với những quốc gia khác để đầu tư xuất khẩu.
Ông cho biết Trung Quốc muốn biến Việt Nam trở thành vùng đệm để xuất khẩu nhằm né được câu chuyện cạnh tranh với Mỹ. Bởi vậy, cần thận trọng với câu chuyện FDI. Ngoài ra, cũng cần để tâm xuất siêu hoặc tối thiểu là giữ cân bằng.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa cũng sẽ ảnh hưởng tới lạm phát toàn cầu. Trung Quốc theo đó mở cửa hoàn toàn từ năm nay nên tăng trưởng toàn cầu cũng sẽ gia tăng. Tuy nhiên do Trung Quốc dùng nhiều nguyên vật liệu nên lạm phát cũng sẽ tăng theo. Dựa trên tính toán của Bloomberg, nếu Trung Quốc hoàn toàn mở cửa thì giá dầu thô sẽ tăng trên 20%.
Ông Lâm cho biết tăng 20% giá dầu thô hiện tại thì không phải là ít. Bên cạnh đó, giá của nhiều nguyên vật liệu khác cũng tăng, tác động tới lạm phát của nhiều quốc gia.
Dự kiến lạm phát của Mỹ vào giữa năm là 3,9%, thì sẽ đạt khoảng 5,7% vào cuối năm. Điều này chỉ ra rằng làn gió mới mà Trung Quốc đem đến có tác động tích cực, tuy nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến lạm phát.
Ông Lâm cho rằng xuất khẩu vẫn sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm nay. Trong đó, hàng nông sản không bị ảnh hưởng nhiều bởi suy thoái kinh tế nhờ chất lượng tốt nên vẫn có nhiều cơ hội. Những hàng như dệt may hay linh kiện điện tử vẫn sẽ chịu tác động lớn.